Điều Kiện Được Tài Trợ Vốn Để Thực Hiện Hoạt Động Xuất Khẩu.


thứ hai để thu nợ nên NHNT yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi

cần thiết.

2.2.1.2. Đối tượng tài trợ.

Tài trợ bằng ngoại tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợ cho nhà xuất khẩu để:

- Thanh toán tiền hàng, tạm tái xuất hoặc thanh toán với nước ngoài.

- Thanh toán bảo lãnh và thanh toán trả nợ nước ngoài do NHNT bảo

lãnh.

- Góp vốn bổ sung, liên doanh, chi trả chi phí vận tải, bảo hiểm.

Tài trợ bằng đồng nội tệ: trong trường hợp tài trợ xuất khẩu NHNT tài trợ cho nhà xuất khẩu để:

- Thu gom hàng hoá để xuất khẩu hoặc sản xuất để xuất khẩu.

- Tài trợ bắt buộc để thanh toán bảo lãnh của NHNT bảo lãnh.

- Mua ngoại tệ để nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu.

- Nộp thuế xuất khẩu.

2.2.1.3. Điều kiện được tài trợ vốn để thực hiện hoạt động xuất khẩu.

Để được NHNT tài trợ xuất khẩu, các doanh nghiệp phải thoả mãn các

điều kiện sau:

- Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp

luật Việt Nam.

- Thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,có giấy phép hành nghề của cơ quan quản lý chuyên môn.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có đủ vốn pháp định.

- Doanh nghiệp Nhà Nước phải có đủ vốn do Nhà Nước giao.

- Được phép kinh doanh xuất khẩu, hoặc có hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.

- Dự án theo tính toán có hiệu quả kinh tế,có tính khả thi, xác định được

nguồn trả nợ.

- Chấp nhận thực hiện đúng các quy định về tài trợ của NHNT.

- Có đầy đủ các chứng từ cần thiết ( hợp đồng xuất khẩu, hoá đơn, B/L,


L/C,…)

2.2.1.4. Phương thức cho vay tài trợ xuất khẩu.

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và NHNT làm thủ tục vay vốn cần thiết, áp dụng cho khách hàng không vay vốn thường xuyên và chưa đủ độ tin cậy để cho vay theo hạn mức.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHNT và khách hàng thoả thuận một mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và được áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên có tín nhiệm đối với ngân hàng. Đây là phương thức cho vay được áp dụng phổ biến ở NHNT.

- Cho vay theo dự án đầu tư.

- Cho vay hợp vốn.

- Cho vay trả góp.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.

2.2.2. Các chính sách về TDTTXK tại NHNTVN.

2.2.2.1. Chính sách khách hàng.

Do đặc điểm nổi bật của hoạt đông TDTTXK là có các doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh trên phạm vi quốc tế và vay vốn để hỗ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Do có yếu tố nước ngoài nên việc kinh doanh trên thị trường quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với kinh doanh trên thị trường nội địa, do đó nhiệm vụ phân tích khách hàng, thẩm định hồ sơ, thông tin mà khách hàng cung cấp rất quan trọng, nếu bước thẩm định này làm tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro cho ngân hàng và mang lại hiệu quả cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đầu tiên, cán bộ tín dụng nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng, sau đó tiến hành thẩm tra lại các thông tin về khách hàng ( về tính pháp lý của hồ sơ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi và hiệu quả của dự án ) dựa trên các cuộc phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp, qua hồ sơ. Hồ sơ vay vốn bao gồm: đơn xin vay (trong đó ghi rõ số tiền, mục đích và thời hạn xin vay ), phương án sử dụng vốn vay và trả nợ, báo cáo tình hình tài chính đến ngày ggần nhất, danh mục tài sản thế chấp, cầm cố, giấy phép hoặc hạn ngạch xuất khẩu,


hợp đòng mua bán ngoại thương, bộ chứng từ thanh toán, các giáy tờ liên quan khác . Khi thẩm định xong hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình theo mẫu, ghi ý kiến của mình để trình trưởng phòng, trưởng phòng sẽ là người duyệt hoặc từ chối cho vay. Đối với các trường hợp cần thiết như vốn vay vượt mức phán quyết của chi nhánh thì phải trình ra hội đồng tín dụng trung ương để xin ý kiến.

2.2.2.2. Chính sách thời hạn tín dụng.

Thời hạn tín dụng được tính từ ngày ngân hàng cho phép doanh nghiệp rút vốn trực tiếp từ ngân hàng hoặc chuyển tiền vào tài khoản đi vay, tài khoản giao dịch của doanh nghiệp đến ngày doanh nghiệp trả cả vốn và lãi cho ngân hàng. Các khoản tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHNT được chia theo thời hạn là tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn. Thời hạn tín dụng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn tài trợ của

NHNT. Đối với TDTTXK ngắn hạn thì thời hạn tài trợ còn phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp đồng xuất khẩu, thời hạn thanh toán của L/C, loại L/C và đa số thời hạn này tối đa không quá 12 tháng. Đối với các khoản tín dụng tài trợ xuất khẩu dài hạn thì thời hạn tín dụng không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

2.2.2.3. Chính sách hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng là quan hệ giữa ngân hàng với các đơn vị vay vốn. Cơ sở xác định hạn mức tín dụng cho mỗi đơn vị phụ thuộc tổng hạn mứcc tín dụng mà NHNT được phép cho vay và nhu cầu tổng vốn vay của các đơn vị. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng của NHNT không được vượt quá 15% vốn tự có của NHNT, tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của NHNT, tổng dư nợ cho vay của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên tục không được viết quá 50% vốn tự có của NHNT, tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của NHNT. Nhu cầu


vốn tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu thường đa dạng, thay đổi liên tục, vì vậy hạn mức tín dụng ấn định không được xem là điều bắt buộc, mang tính pháp lý đối với ngân hàng. NHNT chia hạn mức tín dụng theo nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp như sau:

- Hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn đều đặn hàng tháng, theo mùa vụ thường bao gồm các doanh nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu có hợp đồng ổn định thì NHNT sẽ ra hạn mức cho vay từng quý hoặc mùa vụ.

- Hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn thất thường, tín dụng cấp cho loại hình này chủ yếu là tín dụng ngắn hạn phục vụ nhu cầu chi trả, thanh toán trong quan hệ kinh doanh buôn bán của khách hàng

- Hạn mức tín dụng trung và dài hạn cấp cho các khách hàng bằng tổng mức vốn đầu tư trừ đi nguồn vốn tự có của doanh nghiệp có thể huy động được, tối đa không vượt quá 70% tổng mức đầu tư ( không bao gồm vốn lưu động ).

2.2.2.4. Chính sách lãi suất tín dụng.

NHNT và khách hàng sẽ thoả thuận áp dụng lã suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNNVN và NHNT. Hiện nay, NHNT cũng như các NHTM khác ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ đối với khách hàng là cá nhân hay pháp nhân, trong nước hay nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thông thường, tuỳ thuộc vào nhu cầu vay là ngoại tệ hay đồng Việt Nam mà NHNT có mức lãi suất cụ thể:

- Nếu khách hàng muốn vay ngoại tệ, thông thường là USD thì lãi suất ngắn hạn là 9%/năm.

- Đối với vay bằng đồng Việt Nam tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có mức lãi suất tương ứng:

+ Cho vay ngắn hạn thu mua hàng xuất khẩu lãi suất là 1%/ tháng.

+ Cho vay ngắn hạn đối với lô hàng đã được mở L/C qua NHNT lãi suất là 0.95%/tháng.


+ Cho vay ngắn hạn đối với lô hàng xuất khẩu có bộ chứng từ hoàn hảo xuất trình tại NHNT lãi suất là 0.9%.

2.2.2.5. Chính sách tỷ giá hối đoái.

Trong quá trình hoạt động, NHNT đặc biệt chú trọng đến điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước và góp phần vào làm ổn định, cân đối nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng, tránh những rủi ro về hối đoái, đảm bảo đủ nguồn vốn ngoại tệ cung ứng cho nền kinh tế. Hiện nay nước ta áp dụngchính sách tỷ giá hối đoái ổn định có điều chỉnh. Nhà nước quy định một mức tỷ giá chính thức và NHNT cùng với các NHTM khác thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ xungquanh mức tỷ giá này theo một biên độ được Nhà Nước cho phép. NHNT áp dụng ba loại tỷ giá là: tỷ giá mua vào trên thị trường, tỷ giá bán ra và tỷ giá chuyển khoản.

2.2.2.6. Chính sách bảo đảm tín dụng.

Việc thế chấp, cầm cố tài sản ở NHNT hiện nay được thực hiện theo quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Tại NHNT, bảo đảm tín dụng bằng tín chấp chiếm tới 60% dư nợ tín dụng, hình thức này giảm được thủ tục phiền hà giữa ngân hàng và khách hàng. Trong thời gian vừa qua, NHNT dã chủ trươngmở rộng quy mô TDTTXK thông qua việc tìm kiếm, khai thác nguồn hàng tin cậy không chỉ đối với các doanh nghiệp quốc doanh mà cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy định đảm bảo tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh trong việc nghiên cứu, đánh giá khách hàng để tăng tỷ trọng đảm bảo tín dụng bằng tín chấp. Tuy nhiên trong hoạt động TDTTXK , không phải tài sản nào NHNT cũng nhận cầm cố. Tài sản thế chấp cầm cố phải thoả mãn một số điều kiện như: thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thế chấp, bên cầm cố hay bên bảo lãnh, không bị ràng buộc vào các khoản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng khác, dễ dàng mua bán chuyển nhượng trên thị trường theo giá đảm bảo thu hồi được nợ vay, chứng từ có giá phải còn hiệu lực thanh toán và được phép giao dịch,…

2.2.2.7. Chính sách kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.


Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay được tiến hàng từ khi phát tiền vay đến khi ngân hàng thu hồi được toàn bộ nợ, chấm dứt hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra chu chuyển vốn vay. Khi vốn vay tách ra khỏi vật tư hàng hoá đảm bảo thì cũng lag lúc kết thúc chu kỳ. Nếu cho vay thu mua hàng xuất khẩu thì hàng hoá được giao cho cán bộ tín dụng phải giám sát cẩn thận. Cán bộ tín dụng phải đốc thúc khách hàng đẩy manh xuất khẩu, đẩy mạnh bán ra để thu hồi vốn.

2.2.3. Thực trạng hoạt động TDTTXK tại NHNTVN trong những năm gần đây (2003 – 2006 ).

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vvụ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các NHTM đã không ngừng hoàn thiện các mặt công tác nhằm đảm bảo yêu cầu đặt ra cho ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các nghiệp vụ tín dụng, hoạt động TDTTXK tại các NHTM cũng diễn ra rất sôi động.

Là ngân hàng đứng đầu trong lĩnh vực TDTTXK nhiều năm qua NHNTVN đã giúp cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu được thuận lợi. Ngân hàng còn xác định nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bằng việc đầu tư cho nền kinh tế qua các doanh nghiệp.

2.2.3.1. Quy mô vốn tài trợ xuất khẩu tại NHNTVN.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tiến hành nhiều hoạt động cải tiến và đa dạng hoá các hình thức tài trợ, NHNT cũng mở rộng quy mô vốn tài trợ xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày càng tăng của các doanh nghiệp.


Bảng 2.4. Quy mô TDTTXNK tại NHNTVN từ năm 2003 – 2006

Đơn vị: tỷ đồng; %


Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Dsố

Tỉtrọng

Dsố

Tỉtrọng

Dsố

Tỉtrọng

Dsố

Tỉtrọng

Dsố cho vay

8,674

100

12,436

100

14,532

100

16,67

100

* Ngắn hạn

4,521

52.12

7,527

58.35

7,658

52.73

8,581

51.47

XNK

3,928

45.28

4,721

37.96

4,530

31,19

5,712

34.26

Chovay khác

593

6.84

2,536

20.39

3,128

21.54

2,869

17.21

* Trung-dài

hạn

4,153

47.88

5,179

41.65

6,865

47.27

8,021

48.53

XNK

3,456

39.84

3,507

28.2

4,670

32.16

5,585

33.5

Chovay khác

697

8.04

1.672

13.45

2,195

15.11

2,506

15.03

Dsố thu nợ

5,427

100

6,357

100

6,892

100

7,492

100

* Ngắn hạn

3,670

67.62

4,113

64.7

5,021

72.85

5,349

71.4

XNK

2,528

46.58

2,634

41.43

3,472

50.38

3,853

51.43

Chovay khác

1,142

21.04

1.479

23.27

1,549

22.47

1,496

19.97

* Trung-dài

hạn

1,757

32.38

2,244

35.3

1,871

27.15

2,143

28.6

XNK

1,265

23.31

1,546

24,32

1,326

19.24

1,525

20.36

Chovay khác

492

9.07

698

10.98

545

7.91

618

8,24

Dư nợ

7,392

100

9,720

100

10,412

100

11,33

100

* Ngắn hạn

3,572

48.32

5,423

55.79

7,578

72.78

8,273

73.04

XNK

2,647

35.81

4,134

42.53

6,179

59,34

7,291

64.36

Chovay khác

925

12.51

1,289

13.26

1,399

13.44

982

8.68

* Trung-dài

hạn

3,820

51.68

4,297

44.81

2,834

27.22

3055

26.96

XNK

2,043

27.64

2,239

23.03

1,972

18.94

2,282

20.14

Chovay khác

1,777

24.04

2,058

21.78

862

8.28

773

6.82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 6

Nguồn: Phòng Quản lý nợ.

Nhìn bảng 2.4 ta có thể thấy chi tiết nhất, cụ thể nhất quy mô tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHNT từ năm 2003 đến năm 2006. Quy mô này được thể hiện qua ba chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo thời hạn tài trợ ( ngắn hạn, trung – dài hạn ). Trong cả ba chỉ tiêu ấy đều thể hiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất đều trên 60% hoạt động


tín dụng của NHNT. Như vậy hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản, có tính chiến lược của NHNT trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Doanh số cho vay không ngừng tăng qua các năm: năm 2006 đạt mức 16,672 tỷ đồng tăng 14.8% so với năm 2004 là mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây ( năm 2004 tăng 43.37%, năm 2005 tăng 16.78% ). Tốc độ tăng trưởng cho vay của NHNT có sự giảm sút đi so với các năm trước là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay với sự thành lập và quá trình cổ phần hoá mạnh mẽ hệ thống ngân hàng thì vị thế vốn của các ngân hàng đều có sự thay đổi. Sự cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước đã gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và của NHNT nói riêng. Ở các NHTM đều sử dụng nguồn vốn từ huy động trên thị trường để tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp, nên khi việc huy động vốn khó khăn thì nguồn vốn tài trợ xuất khẩu sẽ giảm sút. Nhưng dù sao, NHNT vẫn duy trì được mức tăng doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước – đó là tín hiệu tốt cho hoạt động TDTTXK của ngân hàng.

Hình 2.6. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu theo kỳ hạn tại NHNT


5721 5585

4721

3928

3456

45304670

3507

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006



Ngắn hạn Trung – dài hạn

Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta thấy, trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, qua các năm gần đây ta thấy tỷ trọng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong ngắn hạn và trung – dài hạn vẫn có sự chênh lệch nhưng đã có sự cân đối, đồng đều giữa chúng: năm 2006 tỷ trọng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu ( trong tổng

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí