Tài Trợ Trong Khuôn Khổ Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ ( L/c).


pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được các hợp đồng (đặc biệt là các hợp đồng

có giá trị lớn với các doanh nghiệp nhập khẩu có uy tín).

Ngoài ra, TDTTXK còn làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông qua nguồn vốn tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp có thể mua hàng đúng thời vụ, gia công, chế biến, sản xuất và giao hàng đúng thời điểm, thương vụ được thực hiện trôi chảy, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới.

1.3.2.3. Đối với ngân hàng thương mại.

TDTTXK của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác. Gía trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng trong lĩnh vực xuất khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh,bởi vì: Đồng vốn ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu gắn liền với thương vụ. Trong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba, mà không qua bên xin tài trợ, như: thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho người xuất khẩu…Rõ ràng việc làm này tránh được tình trạng người xin tài trợ sử dụng vốn sai mục

đích, hạn chế được rủi ro tín dụng.

Đối với TDTTXK ngắn hạn, thi thời gian tài trợ gắ liên với thời gian thực hiện thương vụ. Thời gian thực hiện thương vụ đối với người xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom hàng xuất đi cho đến lúc nhận được tiền thanh toán của người mua. Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM thường là dưới một năm. Điều này giúp ngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản.

TDTTXK nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoại đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng. Do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

vậy nguồn thu để tra các khoản tài trợ dược ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thơi gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy rủi ro.

Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất khẩu thể hiện thông qua lãi suất. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc ( bằng mức lãi quá hạn)…Tiền lãi thu cao thì thường giá trị tài trợ ở mức vừa và lớn. Ngoài ra, thông qua tài trợ xuất khẩu, ngân hàng còn mở rộng được quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trường quốc tế, đây cũng là hiệu quả.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 3

1.3.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế thì TDTTXK cũng ngày càng đa dạng và phong phú với sự ra đời của nhiều hình thức nhằm phục vụ tích cực và có hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu. Mỗi loại hình thức tài trợ có các hình thức thực hiện khác nhau, phương tiện sử dụng khác nhau, nguồn tài trợ khác nhau và mức giá khác nhau nên người yêu cầu cần cân nhắc kỹ để tránh bị nhầm lẫn.

Căn cứ vào thời hạn tài trợ thì hoạt động TDTTXK có thể được chia thành TDTTXK ngắn hạn và TDTTXK trung – dài hạn. Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng thì có thể chia thành TDTTXK có bảo đảm và TDTTXK không có bảo đảm.

Trong chuyên đề này, TDTTXK sẽ được phân chia dựa trên căn cứ vào phương thức thanh toán.

1.3.3.1. Tài trợ trong khuôn khổ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C).

Tín dụng chứng từ là một thoả thuận được một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người yêu cầu ( người mua / người nhập khẩu ), theo đó, ngân hàng cam kết sẽ thay mặt khách hàng của mình thực hiện thanh toán cho người hưởng ( người bán / người xuất khẩu ) thông qua một ngân hàng thứ hai một số tiền nhất định trong mộ khoảng thời gian nhất định trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ theo yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.


Như vậy, L/C không những là công cụ thanh toán, công cụ bảo đảm thanh toán mà còn là công cụ tín dụng. Đây là công cụ được các ngân hàng sử dụng phổ biến hiện này để thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu. Đối với việc tài trợ xuất khẩu theo L/C thí được thể hiện qua các hình thức sau:

Cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở.

Khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu có thể dựa vào đó để để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo L/C quy định. Trên cơ sở L/C đã được chấp nhận ngân hàng có thể cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu để tiếp tục sản xuất , nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiết khấu các hối phiếu của L/C này.

Đối với L/C trả chậm cũng được sử dụng như một phương tiện đ vay. Nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền dưới dạng tín dụng chuyển nhượng toàn bộ quyền thụ hưởng L/C cho ngân hàng cấp phát tín dụng, đặc biệt thuận lợi hơn khi đó là L/C trả chậm có xác nhận.

Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu: để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng có thể thương lượng với ngân hàng, thực hiện chiết khấu toàn bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh toán.

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức ngân hàng tài trợ nhà nhập khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu trình. Có hai hình thức chiết khấu:

+ Chiết khấu miễn truy đòi ( chiết khấu đóng ): ngân hàng mua lại bộ chứng từ xuất khẩu hoàn hảo của nhà xuất khẩu. Gía mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ, do ngân hàng tính trừ lại phí chiết khấu và thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài.Nhà xuất khẩu sau khi bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc ngân hàng. Ở Việt Nam, các ngân hàng ít sử dụng hình thức chiết khấu này vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.


+ Chiết khấu được phép truy đòi ( chiết khấu mở ): ngân hàng thực hiện cho vay trên cơ sở người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Thời gian cho vay được tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài. Khi đó, trách nhiệm người xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ nhà nhập khẩu. Khi chiết khấu được tính dưới hình thức lãi chiết khấu, tính theo ngàyvà mức phí dĩ nhiên thấp hơn trong trường hợp chiết khấu miễn truy đòi vì rủi ro ngân hàng phải chịu thấp hơn.

Tác dụng hoạt động chiết khấu của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu động cho người xuất khẩu để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng. Phạm vi chiết khấu bộ chứng từ thường chỉ được áp dụng trong phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ, do phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ việc giao hàng của nhà xuất khẩu và trách nhiệm thanh toán của nhà nhập khẩu thông qua các ngân hàng phục vụ các bên, rủi ro thấp hơn các phương thức thanh toán quốc tế khác.

- Tín dụng ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán: đó là việc tạm ứng cho quyền thừa hưởng thanh toán trong khuôn khổ thanh toán tín dụng chứng từ. Thời gian cho thanh toán là một quá trình khá dài, nên nhà xuất khẩu cũng cần một khoản tài trợ của ngân hàng, đó là khoản tín dụng ứng trước. Đối với tín dụng ứng trước loại này , những giấy tờ có giá theo lệnh hoặc những giấy tờ chính như vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng bao hiểm… đều là những vật thế chấp cho ngân hàng. Do đó, tất cả giấy tờ có giá theo lệnh đều phải có mệnh giá chuyển nhượng khống hoặc chuyển nhượng cho ngân hàng cấp tín dụng ứng trước. Một khi những giấy tờ có giá trị trên không cho phép chuyển nhượng thì người vay vốn phải sử dụng những hình thức thế chấp khác. Mức độ cấp vốn ứng trước phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.

+ Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và giá trị của hàng hoá dự kiến.

+ Chính sách kinh tế và chính sách chính trị của nước nhập khẩu đối với


ngân hàng nhà xuất khẩu.

+ Những rủi ro về tỉ giá hối đoái.

- Tín dụng ứng trước dưới hình thức mua lại bộ chứng từ thanh toán: Sau khi hoàn tất nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá cho người mua, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán, lúc này nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu bộ chứng từ thanh toán này. Đồng thời ở họ xuất hiện nhu cầu bù đắp vốn để tiếp tục quá trình kinh doanh trong khoảng thời gian xuất chuyển hàng đến khi nhà nhạp khẩu chấp nhận bộ chứng từ và đồng ý trả tiền. Trong trường hợp như vậy, nhà xuất khẩu có thể đem bán bộ chứng từ thanh toán này cho ngân hàng. Việc ngân hàng mua lại bộ chứng từ thanh toán này tức là đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho nhà xuất khẩu. Trị giá khoản tín dụng ứng trước này phụ thuộc vào trị giá bộ chứng từ, loại hàng hoá mua bán thể hiện trên chứng từ,…Thông thường các ngân hàng mua với giá khoảng 70 – 80% trị giá bộ chứng từ. Ngân hàng vẫn có quyền truy đòi đối với nhà xuất khẩu khi bộ chứng từ gửi đi không thu được tiền.

1.3.3.2. Tài trợ trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

So với tín dụng chứng từ, nhờ thu ít được sử dụng hơn trong thanh toán vì đây là phương thức thanh toán có lợi cho bên mua. Từ lúc gửi các chứng từ tới ngân hàng

( ngân hàng bên nhà xuất khẩu ) cho tới khi xuất trình với người thanh toán có thể mất một khoảng thời gian nhất định. Đối với các doanhnghiệp xuất khẩu, thông thường buôn bán hàng hoá từ dầu tới cuối có thể cần đến một khoản tín dụng tạm thời vì lý do thời gian vận chuyển và các điều kiện thanh toán khác nhau ở phía người mua cũng như ở phía người bán.Trong cả hai trường hợp, ngân hàng của nhà xuất khẩu đều có thể tạm ứng trước tương tự như phương thức tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu có thể chuyển nhượng quyền lợi từ sự uỷ nhiệm cho ngân hàng thu chứng từ. Nhưng giá trị của sự chuyển nhượng này phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh toán của người vay tín dụng vì không có sự bảo đảm chắc chắn rằng các chứng từ của người phải thanh toán được chấp nhận và vào giá trị hàng hoá được thanh toán.Nếu nhà nhập khẩu được giao các chứng từ khi chấp nhận một hối phiếu đòi nợ, thì có thể kèm theo việc chiết


kháu hối phiếu ở ngân hàng nhà xuất khẩu cũng như ngân hàng nhà nhập khẩu.

1.3.3.3 Tài trợ trên cơ sở hối phiếu.

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của nhà xuất khẩu ký phát cho nhà nhập khẩu, yêu cầu nhà nhập khẩu khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hối phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

Tài trợ trên cơ sở hối phiếu có hai hình thức phổ biến sau:

Chiết khấu hối phiếu ( Bill discounting ).

Tín dụng chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng nhận về một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Thực chất của hình thức này là ngân hàng tiến hành mua lại các hối phiếu thương mại đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán. Nét đặc trưng của nghiệp vụ này là ngân hàng sẽ chiết khấu trừ đi tiền lãi ngay khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra ( giá trị chiết khấu ) căn cứ vào mệnh giá của hối phiếu được áp dụng làm đối tượng chiết khấu trừ đi lợi tức chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu hưởng. Công thức xác định như sau:

TCK

L

= M

CK

1

3600

t P

Trong đó: TCK: giá trị chiết khấu.

M : mệnh giá hối phiếu.

LCK: lãi suất chiết khấu ( theo năm ). T : thời gian chiết khấu ( theo ngày ). P : lệ phí.

Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm

vụ trả tiền hối phiếu.

Chấp nhận hối phiếu ( Bankers acceptance ).


Chấp nhận hối phiếu là một nghiệp vụ thông thường trong quá trình lưu thông hối phiếu. Trong thời hạn quy định, bên bán phái xuất trình cho bên mua để họ ký chấp nhận trả tiền hối phiếu. Tuy nhiên, nghiệp vụ ngân hàng chấp nhận hối phiếu ở đây lại bàn ở một khía cạnh khác: khía cạnh tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua, họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán ký phát. Nếu ngân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho bên mua để họ thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Đây là một sự đảm bảo về tài chính cho bên bán, đương nhiên nếu đến thời hạn thanh toán bên mua có đủ tiền, thì ngân hàng thực sự không phải ứng tiền ra, khoản tín dụng này chỉ là hình thức. Với sự chấp nhận của ngân hàng, nhà xuất khẩu trên cơ sở đó có được sự bảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán và họ có thể đem hối phiếu chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào. Khả năng thương mại của hối phiếu lúc này rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu được hưởng một tỷ lệ chiết ưu đãi.

1.3.3.4. Bảo lãnh.

Trong mua bán quốc tế, đôi khi do không nắm rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là cam kết của ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng bảo lãnh, nếu người được hưởng bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với người hưởng bảo lãnh được quy định cụ thể trong thư bảo lãnh của ngân hàng.

Hình thức tài trợ, khi ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, tức là ngân hàng đã cấp cho khách hàng một sự tín nhiệm tài chính trong việc ngân hàng cam kết bồi thường cho khách hàng khi có tổn thất xảy ra. Sự tín nhiệm tài chính này lớn hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị, uy tín và độ tín nhiệm của ngân hàng


như thế nào. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chỉ cho vay trừu tượng, nghĩa là ngân hàng không bỏ ra một khoản vốn nào cả, mà chỉ lấy uy tín, danh dự của ngân hàng ra cho vay, làm cơ sở cho vay và thu phí bảo lãnh. Khi nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đủ, không đúng, vi phạm hợp đồng thì nhà nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng thanh toán bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong các dịch vụ mua bán không thường xuyên, đồng thời bù đắp những thiệt hại về mặt tài chính cho người thụ hưởng một cách nhanh chống và chắc chắn.

1.3.3.5. Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu khác.

Tín dụng bao thanh toán ( Factoring ).

Đây là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho nhà xuất khẩu, ngân hàng sẽ mua lại các chứng từ thanh toán, các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Hiện nay trên thế giới nghiệp vụ bao thanh toán được thực hiện tại các ngân hàng hoặc thành lập ra các công ty riêng gọi là công ty Factoring chuyên mua lại các khoản nợ. Thông thường người mua lại các khoản phải thu phát sinh từ những hợp đồng xuất khẩu gọi là người bao thanh toán (nhà Factor ), và người bán là người nhượng. Như vậy, nhà Factor sẽ giữ trọn bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, họ sẽ phụ trách toàn bộ việc quản lý và theo dõi tiến độ thu nợ, xử lý các hoá đơn và theo dõi việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu khi đến hạn. Ngay sau khi nhận được hoá đơn của nhà xuất khẩu, nhà Factor sẽ thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu một tỷ lệ % trị giá hoá đơn ( thường từ 75% - 85% ), phần còn lại sẽ được cam kết thanh toán sau một thời hạn nhất định ( sau khi trừ đi các chi phí, lãi suất và hoa hồng ). Tuỳ theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu mà ngân hành quyết định tỷ lệ mua nợ cao hay thấp đối với nhà xuất khẩu. Có hai loại:

- Factoring tương đối: là nhà Factor sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu, nhưng với thoả tuận là nhà xuất khẩu vẫn chịu trách nhiệm rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí