1.6. Một số kinh nghiệm thu hút vốn cho phát triển du lịch địa phương ở một số quốc gia Châu Á
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy để huy động nguồn lực phát triển du lịch của địa phương thì cần tập trung vào các giải pháp như:
- Một chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn
Nhật Bản ngày 18/06/2010, công bố “Chiến lược tăng trưởng mới”, đặt ra các mục tiêu và giải pháp trung và dài hạn đến năm 2020. Trong đó đặt ra nội dung “Du lịch hướng nội và tạo sức sống mới cho các địa phương”, việc sử dụng các di sản văn hoá và thiên nhiên đẹp của Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sinh đất nước. Nhật Bản thu hút khách du lịch từ Đài Loan và các nước châu Á thông qua những phong tục mang tính truyền thống và hiện đại. Các hình thức du lịch thường là du lịch sinh thái, du lịch xanh, các tour du lịch và một số hình thức khác. Thực tế cho thấy Nhật Bản không những thu hút khách du lịch nước ngoài mà còn thu hút cả khách du lịch trong nước.
- Tăng cường phân cấp và trao quyền tự chủ cho địa phương
Ngoài một chiến lược phát triển du lịch toàn diện trên cả nước thì việc phát triển du lịch trong một địa phương, một vùng cần phải có sự chủ động của bản thân chính quyền địa phương đó nên việc trao quyền tự chủ cho địa phương là một giải pháp cần thiết. Điều này cũng được nhiều nước áp dụng.
Trong “Mô hình kinh tế mới - NEM” của Malaysia cũng nhấn mạnh đến việc “thực hiện phân cấp mạnh hơn” trao cho địa phương nhiều quyền tự chủ hơn. Đưa ra quyết định theo cơ chế từ dưới lên, thay vì từ trên xuống như trước đây.
- Thu hút FDI vào ngành du lịch địa phương
Vốn FDI là một trong nguồn vốn quan trọng giúp đầu tư các dự án du lịch phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua các địa phương thu hút FDI vẫn còn ở con số khiêm tốn. Do đó, việc xúc tiến đầu tư thu hút FDI vào các tỉnh, địa phương là một trong những giải pháp huy động vốn đầu tư các dự án du lịch.
- Sử dụng mô hình PPP để đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương
Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương, có những dự án tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng xây dựng những công trình chất lượng tốt mà chi phí thấp hơn nhiều so với dự án do Nhà nước đầu tư.
Trong đó, PPP là một trong những giải pháp chính có thể tháo gỡ nút thắt huy động vốn trong bối cảnh các nước đều có xu hướng cắt giảm đầu tư công.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương là nòng cốt để phát triển nền kinh tế địa phương do đó cần khuyến khích phát triển thành phần kinh tế này bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có thể coi chỉ số PCI là “Giấy chứng nhận” công tác điều hành kinh tế của chính quyền địa phương dưới góc nhìn của khu vực tư nhân. PCI là công cụ phản ánh mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đối thoại giúp doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về các trăn trở trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nhận thức đầy đủ thông tin và thông điệp do chỉ số PCI cung cấp giúp chính quyền địa phương điều chỉnh công tác quản lý và các hệ thống pháp lý liên quan, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương.
- Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm tạo ra sức mạnh tập thể
Đơn cử như tại một số nước "láng giềng" như Thái Lan, để hút khách theo tour đến các điểm du lịch nhà vườn miền Đông, khi du khách mua vé trọn gói sẽ được giảm giá hay ở Singapore, các địa điểm du lịch vườn chim dù nằm ở các quận khác nhau nhưng khi du khách mua vé cùng lúc ở 3 điểm sẽ được giảm giá 30%... Sự liên kết cần những nỗ lực chung và quyết tâm từ các địa phương, sự vào cuộc của doanh nghiệp cùng làm du lịch để lợi ích sẽ tăng và được chia đều cho các bên, góp phần cho nền du lịch địa phương phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về Du lịch, các điều kiện để phát triển du lịch từ đó làm cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và các điều kiện còn thiếu để thúc đẩy ngành du lịch của một quốc gia hoặc một địa phương phát triển; tìm hiểu về đầu tư, cách phân loại đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn phục vụ đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về du lịch và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút các nguồn vốn để phát triển du lịch, cũng như tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào ngành du lịch. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch cho địa phương từ các quốc gia Châu Á, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn cũng như thu hút khách du lịch để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bình Định.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bình Định
Gia nhập WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tỉnh Bình Định nói riêng những hy vọng mới về sự tăng trưởng, trong đó có ảnh hưởng sâu sắc đối với ngành dịch vụ nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, nhưng đồng thời cũng đưa lại không ít những thách thức đối với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh du lịch của Tỉnh.
- Xét về chỉ tiêu số lượng du khách: Nếu như năm 2007 lượng khách du lịch đến Bình Định là 560.000 lượt khách thì đến cuối năm 2011, lượt khách đến Bình Định là 1.176.500 lượt khách, cao gấp 2,1 lần so với năm 2007 và trong giai đoạn 2006 – 2011 tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch đến Bình Định tăng 23% /năm.
Trong cơ cấu khách du lịch của Bình Định, tỷ trọng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%) cho thấy Bình Định còn thiếu những yếu tố hấp dẫn khách du lịch quốc tế như các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các điểm tham quan hấp dẫn. Tình hình du khách sẽ được thể hiện cụ thể:
Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch Bình Định 2006 - 2011
Đơn vị | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1. Lượng khách du lịch | LK | 450.000 | 560.000 | 712.000 | 776.000 | 971.116 | 1.176.500 |
- Khách quốc tế | “ | 35.000 | 42.000 | 57.018 | 64.000 | 70.000 | 94.138 |
- Khách nội địa | “ | 415.000 | 518.000 | 655.782 | 712.000 | 901.116 | 1.082.362 |
2. Ngày khách | NK | 765.000 | 1.008.000 | 1.283.039 | 1.419.500 | 1.768.000 | 1.980.160 |
- Quốc tế | “ | 59.500 | 75.600 | 102.632 | 108.800 | 130.560 | 147.533 |
- Nội địa | “ | 705.500 | 932.400 | 1.180.407 | 1.310.700 | 1.637.440 | 1.832.627 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 2
- Tổng Quan Về Nguồn Vốn Đầu Tư Phát Triển Du Lịch
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Vốn Đầu Tư Và Lựa Chọn Địa Điểm Đầu Tư Vào Ngành Du Lịch
- Các Điều Kiện Về Khả Năng Sẵn Sàng Đón Tiếp Khách Du Lịch Của Tỉnh Bình Định
- Đánh Giá Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Của Bình Định
- Phân Tích Hoạt Động Quảng Bá Và Xúc Tiến Đầu Tư
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
( Nguồn: Sở Văn hóa –Thể thao- Du lịch Bình Định)
Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế tại vùng duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn 2006 – 2011
Đvt: Lượt khách
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | Tăng TB | |
Đà Nẵng | 227.826 | 258.000 | 299.593 | 353.696 | 538.000 | 753.988 | 27,94% |
Quảng Nam | 712.529 | 797.899 | 815.756 | 857.322 | 756.559 | 893.651 | 8,02% |
Quảng Ngãi | 11.400 | 12.500 | 16.500 | 18.000 | 20.000 | 23.000 | 15,37% |
Bình Định | 35.000 | 42.000 | 57.018 | 64.000 | 70.000 | 94.138 | 22,37% |
Phú Yên | 2.700 | 2.600 | 2.600 | 5.400 | 10.000 | 12.000 | 41,83% |
Khánh Hòa | 248.578 | 255.287 | 315.585 | 488.766 | 603.982 | 811.891 | 27,84% |
Ninh Thuận | 14.067 | 23.833 | 33.000 | 38.000 | 51.480 | 59.500 | 34,82% |
Bình Thuận | 128.029 | 150.707 | 178.251 | 195.156 | 222.000 | 245.230 | 13,94% |
Tổng | 1.373.502 | 1.535.826 | 1.859.732 | 2.147.882 | 2.083.680 | 2.339.730 | 11,54% |
( Nguồn: Viện NCPT du lịch )
Qua các bảng số liệu trên cho thấy tình hình thu hút khách du lịch quốc tế ở tỉnh Bình Định cũng như các trong vùng đều tăng nhưng với các tốc độ khác nhau. Dẫn đầu vùng về thu hút khách du lịch là tỉnh Quảng Nam với 1.179.000 lượt khách vào năm 2011 chiếm 50% tổng lượng khách quốc tế đến du lịch trong toàn vùng, nhưng Bình định thì chỉ xấp xỉ 3% so với toàn vùng. Con số này đã cho thấy sự yếu kém về khả năng hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh vẫn chưa được khai thác hết.
Nhìn chung toàn khu vực có tốc độ tăng doanh thu bình quân ước đạt 24,92% , và trong năm 2011 doanh thu du lịch toàn vùng đạt trên 6,8 ngàn tỷ đồng trong đó tập trung chủ yếu ở 3 cổng thu hút khách đường không và đường bộ (Đà Nẵng-Quảng Nam, Khánh hòa, Bình Thuận). Như vậy, so với các tỉnh lân cận thì ngành du lịch Bình Định phát triển ở mức trung bình với doanh thu năm 2011 đạt 363 tỷ đồng, đứng đầu vẫn là tỉnh Bình Thuận vơi doanh thu hơn
2.00 tỷ đồng trong năm 2011 và sau là Khánh Hòa với thu nhập hơn 1.700 tỷ đồng…Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao cùng nằm trong cùng vùng duyên hải Nam Trung bộ, điều kiện tự nhiên và thiên nhiên gần như tương đồng nhưng các tỉnh trên lại có tốc độ phát triển cao như vậy? Có lẻ câu trả lời sẽ là bài học kinh nghiệm giúp cho tỉnh Bình Định phát triển xa hơn nữa trong ngành du lịch và dần đưa nó vào ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để trả lời câu hỏi này ta sẽ đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển du lịch Bình Định.
2.2. Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bình Định
2.2.1. Các điều kiện chung
2.2.1.1. Điều kiện về chế độ chính trị - xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế nói chung và về ngành du lịch nói riêng thì vấn đề an ninh – chính trị lại đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi quốc gia. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định, là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế.
Vì vậy mà trong những năm qua số lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh liên tục tăng. Du khách đến tham quan luôn có tâm lý thoải mái và an tâm. Do đó, tỉnh cần phát huy hơn nữa những thế mạnh này để đưa ngành du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhà.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế của tỉnh Bình Định
Trước những khó khăn về suy thoái kinh tế và lạm phát thì nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế tỉnh Bình Định gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá tốt, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng 11,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm. Nhìn chung, công nghiệp có bước phát triển khá, nhiều khu, cụm công nghiệp được hình thành, khu kinh tế Nhơn Hội đang được xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút đầu tư.
Tóm lại: trong những năm vừa qua nền kinh tế Bình Định có những bước tiến khá rõ rệt, cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực. Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững. Vì vậy đây chính là những điều kiện căn bản để ngành du lịch tỉnh phát triển theo quan điểm “Phát triển DL trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương”.
2.2.2. Các điều kiện đặc trưng
2.2.2.1. Các điều kiện tự nhiên
a/ Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên tổng quát:
Vị trí địa lý: Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: trải dài từ 108osang 109okinh Đông và từ 13o đến 14o vĩ Bắc với tổng diện tích tự nhiên 6.039 km2, dân số tỉnh Bình Định (năm 2007) là 1.578.900 người. Lãnh thổ Bình Định có chiều dài theo hướng Bắc Nam là 110 km, chiều ngang Đông Tây hẹp 50-60 km. Phía Bắc giáp với tỉnh Quãng Ngãi, phía Nam giáp với tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp với tỉnh Gia Lai, phía Đông của tỉnh là biển Đông với đường bờ biển dài 134 km. Bình Ðịnh là điểm nút giao thông nối Quốc lộ 19 với đường mòn Hồ Chí Minh và ngã ba biên giới 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.
Hải đảo: Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ.
Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm đảo lớn gồm 3 đảo nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất, Hòn Rớ; cụm Đảo Hòn Khô còn gọi là cù lao Hòn Khô gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo); cụm Đảo Hòn Cân gồm 5 đảo nhỏ trong đó có Hòn ông Căn là điểm A9 trong 12 điểm để xác định đường cơ sở của Việt Nam; Đảo đơn Hòn Ông Cơ.
Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu Nằm gồm 4 đảo nhỏ; Đảo Hòn Khô còn gọi là Hòn Rùa. Ven biển xã Mỹ
Thọ có 3 đảo nhỏ gồm: Đảo Hòn Đụn còn gọi là Hòn Nước hay Đảo Đồn; Đảo Hòn Tranh còn gọi là Đảo Quy vì có hình dáng giống như con rùa, đảo này nằm rất gần bờ có thể đi bộ ra đảo khi thủy triều xuống; Đảo Hòn Nhàn nằm cạnh Hòn Đụn.
Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo còn không có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định còn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên mạng bắc của núi Gò Dưa thuộc thôn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn.
Sông ngòi
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn.
Khí hậu: khí hậu của vùng mang đậm nét khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 26 - 280C, nhiệt độ tối thấp từ 20 - 210C, nhiệt độ tối cao từ 31 - 320C, biên độ nhiệt hằng năm nhỏ hơn 90C, ánh sáng dồi dào. Khí hậu có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, lượng mưa biến động từ 1.700 – 1.800 mm, độ ẩm không khí bình quân 70 - 80%. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm. Khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, mùa hè không bị oi bức mùa đông không quá lạnh. Thêm vào đó ở huyện có những vùng núi cao, bãi biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch núi và biển.
Nhận xét: ta thấy Bình Định có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Chính từ những điều kiện trên đã tạo ra cho Bình định những