Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 2

3.3. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Định 76

3.3.1. Giải pháp huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng 77

3.3.2. Nhóm giải pháp cải thiện chỉ số PCI 80

3.3.3. Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch 82

Kết luận chương 3 84

Kết luận 85

Tài liệu tham khảo 87

Phụ lục 89

Phụ lục 1: Trích dẫn nguồn số liệu trong báo cáo 89

Phụ lục 2: Chỉ số PCI của 63 tỉnh thành 89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Phụ lục 3: Bảng phỏng vấn doanh nghiệp du lịch 93

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 - 2


BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Hiện trạng khách du lịch Bình Định 2006 – 2011 25

Bảng 2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế tại vùng duyên hải Nam Trung bộ giai đoạn 2006 – 2011 26

Bảng 2.3: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Bình Định giai đoạn 2006 – 2011 35

Bảng 2.4: Trích chỉ số PCI của các Tỉnh thành giai đoạn 2006 – 2011 41

Bảng 2.5: Chi phí xúc tiến đầu tư du lịch giai đoạn 2006-2011 49

Bảng 2.6: Khối lượng vốn đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định 51

Bảng 2.7: Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực Du lịch 3 Tỉnh 52

Bảng 2.8: Vốn bình quân 1 dự án qua các năm của Du lịch Bình Định 53

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư vào Du lịch Bình Định giai đoạn 2006 – 2011 54

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn trong nước đầu tư cho Du lịch Bình Định 55

Bảng 2.11: Cơ cấu vốn ngân sách NN đầu tư vào cơ sở hạ tầng Du lịch 57

Bảng 2.12: Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Du lịch Bình Định 59

Bảng 2.13: Vốn Doanh nghiệp trong nước đầu tư cho ngành Du lịch 60

Bảng 2.14: FDI đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định 61

Bảng 2.15: Vốn FDI đầu tư vào Du lịch 2006-2011 62

Bảng 2.16: Tầm quan trọng của các nhân tố khi lựa chọn điểm đầu tư 65

Bảng 3.1: Dự báo GDP du lịch Bình Định đến 2020 và định hướng đến 2025 ..74 Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào du lịch Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến 2025 75

Bảng 3.3: Dự báo các nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến 2025 76

HÌNH VẼ

Hình 2.1 : Chỉ số PCI của Bình Định giai đoạn 2006 – 2011 42

Hình 2.2: Lượng vốn đầu tư vào ngành Du lịch 3 Tỉnh 53

Hình 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào Du lịch Bình Định 55

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn trong nước đầu tư cho Du lịch Bình Định 56

Hình 2.5: Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đầu tư DL 64

Hình 2.6: Tỷ trọng đóng góp GDP du lịch vào GDP tỉnh Bình Định 102

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Bình Định là một tỉnh địa đầu của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là miền đất giàu đẹp về thiên nhiên và phong phú về lịch sử văn hoá. Nhận thức rõ được những lợi thế này ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 tỉnh đã xác định "Phát triển du lịch dần dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương" và năm 2011 UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định thời kỳ 2012- 2020; định hướng đến 2025. Bản quy hoạch này là cơ sở pháp lý quan trọng giúp UBND tỉnh Bình Định xác định phương hướng phát triển du lịch Bình Định thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Để phát triển ngành du lịch Bình Định một cách bền vững đòi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư nhằm khai thác một cách bền vững tiềm năng mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Bình Định là vấn đề quan trọng có tính chiến lược. Với những lý do trên cùng với sự ham thích và mong muốn đóng góp vào công tác quy hoạch cho đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định - ngành kinh tế mũi nhọn - tôi chọn đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Bình Định đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu của đề tài:

Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2005 -2011, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du dịch lịch tỉnh Bình Định đến 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động thu hút vốn đầu tư, Các nguồn vốn thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong nước, kể cả nguồn vốn đầu tư từ


nước ngoài cho đầu tư phát triển ngành du lịch tại tỉnh Bình Định.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, các phương pháp thu hút vốn giai đoạn 2011-2020, các nguồn vốn đã được sử dụng để đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2006 – 2011, và định hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020.

Chỉ nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trong nước. (Do khó khăn trong việc thu thập số liệu về nguồn đầu tư gián tiếp và nguồn vốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư vào Du lịch Bình Định).

4. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp chính là phương pháp phân tích, phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng thu hút các nguồn vốn đầu tư, và phương pháp chuyên gia để đánh giá điều kiện phát triển du lịch, đánh giá môi trường đầu tư. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra thống kê được áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch.

5. Ý nghĩa đề tài:

Đề tài chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của môi trường đầu tư, chỉ ra được các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch tại một địa phương. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá được những ưu điểm và khuyết điểm của hoạt động thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Bình Định. Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa năng lực và khai thác tốt các tài nguyên, cảnh quan du lịch Bình Định; góp phần phát triển du lịch Bình Định một cách bền vững.

6. Các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu định tính các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào du lịch tại một địa phương, chưa chỉ ra được các điều kiện phát triển du lịch.


Do vậy, trong luận văn nghiên cứu của tôi có những điểm mới so với các nghiên cứu trước đây:

- Tác giả đã chỉ ra được các điều kiện để phát triển du lịch tại một địa phương.

- Tác giả đã chỉ ra được việc phát triển du lịch Bình Định thì việc huy động vốn đầu tư là quan trọng và tất yếu.

- Tác giả đã điều tra, khảo sát để tìm ra các nhân tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn điểm đầu tư vào ngành du lịch của nhà đầu tư

- Tác giả đã đưa ra mô hình hợp tác công tư PPP để góp phần thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương một cách nhanh chóng và hiệu quả.

7. Kết cấu luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan điều kiện phát triển du lịch và nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch.

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 -2011.

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020.

Đây là lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng và cũng là lĩnh vực mà tỉnh Bình Định rất quan tâm đầu tư phát triển. Đồng thời với năng lực về thực tiễn và thời gian còn ít nhiều hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1.1. Tổng quan về Du lịch và các điều kiện phát triển Du lịch‌

1.1.1. Khái niệm

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh, song cho đến nay khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ nhiều góc độ khác nhau.

Theo giáo sư tiến sĩ Hunziker Và Krapf được coi là những người đã đặt nền móng cho lý thuết về cung du lịch và được hiệp hội các chuyên gia du lịch thừa nhận đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không liên quan đến mục đích kiếm lời”

Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên, các chuyến đi định kỳ có tổ chức giữa nơi ở và nơi làm việc), trong một khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Theo pháp lệnh du lịch việt nam tại điều 10 chương 1 quy định: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời nhất định”.

Trên thực tế hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội… ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế


mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.

1.1.2. Các điều kiện phát triển Du lịch

Sự phát triển du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Một số điều kiện là cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả mọi vùng, mọi quốc gia muốn phát triển du lịch. Đó là hệ thống các điều kiện chung, cần thiết để phát sinh ra nhu cầu đi du lịch và để đảm bảo cho việc thực hiện thành công một chuyến hành trình du lịch. Còn một số điều kiện khác là cần thiết, mang tính đặc thù để phát triển du lịch ở từng điểm, từng vùng du lịch nhất định.

1.1.2.1. Điều kiện chung

Để phân tích các điều kiện chung một cách cụ thể chúng ta có thể chia một cách tương đối các điều kiện chung để phát triển du lịch thành hai nhóm:

- Nhóm các điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động du

lịch

- Nhóm các điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh

doanh du lịch.

* Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch

Nhóm này gổm các điều kiện: thời gian rỗi của nhân dân; mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao; điều kiện giao thông phát triển, không khí chính trị hoà bình và ổn định trên thế giới.

- Thời gian rỗi của nhân dân:

- Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của người dân cao:

- Trình độ văn hoá chung của nhân dân cao.

- Không khí chính trị hoà bình, ổn định trên thế giới.

* Nhóm thứ hai: Những diều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch.

Các điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm: tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, tình hình chính trị hoà bình của đất nước và các điều kiện an toàn đối với du khách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023