Thực tế cho thấy, để vay mượn nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì phương án nhanh nhất, hiệu quả nhất là vay mượn từ các NH thương mại. Trong khi, để được vay, thì người đi vay phải có tài sản thế chấp có giá trị (được định giá cao hơn số tiền đi vay). Do đó, để được tiếp cận nguồn lực tài chính từ các NH, thì thanh niên khởi nghiệp phải có tài sản thế chấp NH. Ngược lại, nếu không có tài sản thế chấp thì việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ NH thương mại sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
- Tham gia các hoạt động của đoàn thể chính trị - xã hội địa phương, nắm bắt các chủ trương chính sách hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn lực tài chính. Thông qua các mô hình nhận ủy thác từ Ngân hàng đóng chân trên địa bàn huyện của các tổ chức chức trị - xã hội địa phương (Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh). Đặc biệt là đối với 02 Ngân hàng: chính sách xã hội và Nông nghiệp Phát triển nông thôn. Thanh niên sẽ có nhiều kênh thông tin để tiếp nhận những chương trình vay vốn ưu đãi từ ngân hàng dành cho đối tượng thanh niên có nhu cầu về vốn vay để sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc tham gia thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, thanh niên cũng có điều kiện tiếp cận các nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên các cấp (từ tỉnh đến xã, thị trấn), để phục vụ hoạt động khởi nghiệp của mình.
- Tham gia đào tạo, học việc trong lĩnh vực khởi nghiệp. Thực tiễn cho thấy việc được đào tạo, có kiến thức về lĩnh vực để khởi nghiệp sẽ giúp cho thanh niên tích lũy kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, cách quản lý nhân sự, điều hành công việc. Từ đó, tích lũy cho mình nhiều kiến thức, mối quan hệ để sau này khi tự đứng ra hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ có nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn tài chính phục nhu cầu vốn để khởi nghiệp.
Mặt khác, những thanh niên có kiến thức trong lĩnh vực mình khởi nghiệp, sẽ chủ động, tư tin tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân hơn là những thanh niên vừa khởi nghiệp vừa tìm tòi hướng đi trong sản xuất, kinh doanh cho mình.
- Kinh nghiệm khởi nghiệp hay thời gian trực tiếp trải nghiệm công việc sản xuất, kinh doanh của bản thân. Khá giống với tham gia đào tạo, học nghề trước khi bước vào sản xuất, kinh doanh. Những người có kinh nghiệm trong hoạt động khởi nghiệp của mình là những người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực mình khởi nghiệp, đa phần đều có kiến thức, kinh nghiệm quản lý, sản xuất. Thông qua đó, họ sẽ có nhiều cơ hội nắm bắt, tìm hiểu để tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài tốt hơn. Ngược lại, thanh niên thiếu kinh nghiệm, khi mới bắt đầu khởi nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thiếu hụt nguồn vốn mà chưa tìm ra được các giải pháp tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
- Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức. Để tiếp cận nguồn lực tài chính, thanh niên cần có kiến thức để nắm bắt thông tin, tìm hiểu các chính sách liên quan, phù hợp với điều kiện của mình từ đó có cách tiếp cận phù hợp.
Thực tiễn cho thấy, đa phần thanh niên có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp cận các chính sách tài chính phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của mình tốt hơn những thanh niên có trình độ học vấn thấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Khởi Nghiệp Của Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Gò Dầu
- Tình Hình Cho Vay Của Nh Csxh Huyện Nguồn Giải Quyết Việc Làm
- Kết Quả Tính Toán Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Trong Mô Hình Variables In The Equation
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 12
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
3.7. Kiến nghị để thực hiện giải pháp
3.7.1. Đối với Chính phủ
Cụ thể hơn nữa các quyết định về chính sách hỗ trợ “hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, đề án “hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để đưa chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống.
Tạo hành lang pháp lý rò ràng, thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức cấp tín dụng vi mô phát triển bền vững. Tạo nguồn vốn vay đa dạng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thanh niên.
Chỉ đạo UBND cấp tỉnh và tương đương cụ thể hóa chính sách khuyến khích hoạt động khởi nghiệp của địa phương nói chung và của thanh niên nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách thủ tục hành chính toàn diện mà đặc biệt thủ tục trong lĩnh vực tín dụng. Bởi vì trong phát triển kinh tế, nguồn vốn là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong sản xuất, kinh doanh. Do đó cải cách thủ tục như: giảm bớt thành phần hồ sơ vay vốn, rút ngắn thời gian thẩm định, bố trí cán bộ tín dụng có đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ tốt, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn tài chính tín dụng, bên cạnh đó góp phần hạn chế nạn tín dụng phi chính chức trong nông thôn, ổn định an ninh trật tự, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ban hành chủ trương của chương trình tiếp cận nguốn vốn khởi nghiệp, tạo điều kiện cho người thanh niên tiếp cận với việc vay vốn nhà nước dễ dàng hơn; Có cơ chế nâng cao nguồn tiếp cận vốn cho thanh niên qua hình thức tín chấp.
3.7.2. Đối với UBND tỉnh Tây Ninh
Cần Phát động phong trào “Thanh niên khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh, kêu gọi mọi thành phần tổ chức tham gia hoạt động khởi nghiệp của tỉnh nhà; Đầu tư quỹ hỗ trợ khởi nghiệp nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn để khởi nghiệp.
Tổ chức, kết nối đối thoại, liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp, NH, quỹ tài trợ với các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn, tài trợ cho thanh niên khởi nghiệp; Tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hợp pháp trong nước và quốc tế, các quỹ
đầu tư hỗ trợ khởi nghiệp như “Quỹ đầu tư mạo hiểm”, “Quỹ đầu tư thiên thần” để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp; Phối hợp với NH Nhà nước Việt Nam tham mưu chính sách, chế độ ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất cho thanh niên khởi nghiệp.
Tuyên truyền về kết quả hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của tỉnh nhà, phát hiện và nhân rộng các mô hình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp hiệu quả qua hệ thống truyền thông; Thường xuyên tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể tiêu biểu.
Tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên; Hình thành cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp. Tham gia xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên, như: Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” trong thanh niên, xây dựng cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp (theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng, quy mô đầu tư dự kiến, nhu cầu cần hỗ trợ).
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp, như: đào tạo, trang bị kiến thức về marketing, xây dựng thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện sản phẩm cho thanh niên khởi nghiệp; Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế; Định kỳ tổ chức các triển lãm, hội trợ sản phẩm khởi nghiệp; Hỗ trợ các sản phẩm khởi nghiệp tham gia các kênh bán lẻ, các kênh phân phối có sẵn, các kênh truyền thông mới.
3.7.3. Đối với Tỉnh đoàn Tây Ninh
Tăng cường công tác truyền thông về khởi nghiệp. Theo đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần về khởi nghiệp, lập nghiệp cho thanh niên và cộng đồng. Nâng cao nhận thức của thanh niên, các cấp, các ngành về phong trào thanh niên khởi nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khởi
nghiệp, khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ.
Tư vấn, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, kịp thời giúp thanh niên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình khởi nghiệp; nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn khởi nghiệp.
Xây dựng chương trình hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp, như: Xây dựng Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh đoàn, vận động các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ trực tiếp vào Quỹ và kết nối, liên thông với các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp hiện có khác; Chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn phấn đấu xây dựng Nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cấp mình. Phấn đấu mỗi huyện,TP xây dựng cấp mình từ 500 triệu đồng trở lên.
Kiến nghị chính sách liên quan đến khởi nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ, đầu tư cho khởi nghiệp, như: đánh giá quá trình thực hiện chính sách hiện hành đang được áp dụng để tham mưu, đề xuất, khuyến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách mới nhằm thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp.
Tổ chức định kỳ hàng năm “diễn đàn thanh niên khởi nghiệp”, ra các kiến nghị, đề xuất với các cấp về cơ chế, thể chế cần thiết hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; Khuyến khích các thanh niên khởi nghiệp kết hợp với nhau để đưa ra các giải pháp phân phối mới, ứng dụng công nghệ mới trong khởi nghiệp.
Hằng năm tiến hành sơ kết thực tiễn triển khai chương trình thanh niên khởi nghiệp để đề xuất với Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
3.7.4. Đối với Huyện Gò Dầu
Chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội cần làm tốt công tác phối hợp với các NH đóng chân trên địa bàn bố trí, hỗ trợ nguồn vốn vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân.
Tuyên truyền, khuyến kích phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp, vươn lên tự làm chủ bản thân, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Có chính sách ưu tiên hỗ trợ các dự án khởi nghiệp biết phát huy thế mạnh địa phương, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, bảo vệ môi trường sống, khai thác ít tài nguyên.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến vay vốn từ NH cho thanh niên phát triển sản xuất kinh doanh.
Thường xuyên tôn vinh, biểu dương những gương điển hình tiêu biểu trong phong trào thanh niên khởi nghiệp cấp huyện.
KẾT LUẬN
Đề tài “Đánh giá thực trạng việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua phát phiếu khảo sát và chạy phần mềm SPSS, Bảng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm thu thập các thông tin chung về thanh niên khởi nghiệp, đặc biệt là vấn đề tiếp cận nguồn lực tài chính ở các tổ chức tín dụng chính thức và các quỹ, nguồn vốn hỗ trợ thanh niên sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu.
Thông qua nghiên cứu, đề tài đã hệ thống hóa được hệ thống lý thuyết về thanh niên khởi nghiệp, nguồn lực tài chính cho thanh niên khởi nghiệp và chất lượng tín dụng của chương trình cho vay đối với hộ nghèo, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp
Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm trước đó, đề tài đã chọn những biến độc lập và mô hình hồi quy sử dụng hàm Binary Logistics để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
- Về hiệu quả kinh tế: Các thanh niên sau khi tiếp cận được nguồn lực tài chính hầu hết đều đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh do mình quản lý góp phần tăng thu nhập bản thân. Điều này cho thấy nguồn lực tài chính cho thanh niên khởi nghiệp được sử dụng khá hiệu quả, giúp thanh niên tăng thu nhập từ sản xuất, kinh doanh.
- Về hiệu quả xã hội của giải pháp tài chính: Các thanh niên khởi nghiệp tiếp cận được nguồn lực tài chính có khả năng phát triển kinh tế cao hơn các thanh niên không tiếp cận được nguồn lực tài chính.
- Về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp: Qua phân tích cho thấy, các biến: Có tài sản thế chấp khi vay vốn (Tsthechap), tham gia tổ chức đoàn thể địa phương
(Thamgiatochuc), được đào tạo trong lĩnh vực khởi nghiệp (Quadoatao), số năm hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp (kinhnghiem), trình độ học vấn của thanh niên (hocvan) là các biến mức ý nghĩa (Sig. < 0,05) hay nói cách khác các biến ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc là chắc chắn xét về mặt thống kê.
Trên cơ sở đó, Luận văn đã đề xuất được 05 nhóm giải pháp và 04 kiến nghị để có thể thực hiện tốt các giải pháp.
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, muốn tiếp cận được nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thì một những vấn đề quan trọng là nâng cao nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho huyện Gò Dầu mà của cả tỉnh Tây Ninh trong thực hiện chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: Thời gian nghiên cứu ngắn, đối tượng khảo sát chưa lớn nên kết quả nghiên cứu này vẫn còn có những hạn chế. Để vấn đề được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn vẫn cần có những nghiên cứu tiếp theo.