DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng | Trang | |
2.1 | Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn | 32 |
2.2 | Mật độ dân số trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2010 và 2016 | 38 |
2.3 | Các biến độc lập, diễn giải và kỳ vọng dấu | 44 |
3.1 | Tình hình đăng ký kinh doanh từ 2014 - 2017 | 49 |
3.2 | Số lượng THT, CLB Thanh niên làm kinh tế, giai đoạn 2014 - 2017 | 50 |
3.3 | Tình hình cho vay của NH CSXH huyện nguồn giải quyết việc làm, giai đoạn 2014 - 2017 | 57 |
3.4 | Tình hình cho vay của NH NN&PTNT huyện, giai đoạn 2014 - 2017 | 58 |
3.5 | Tình hình cho vay từ các NH TMCP có vốn Nhà nước, giai đoạn 2014 - 2017 | 59 |
3.6 | Tình hình cho mượn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2014 - 2017 | 60 |
3.7 | Kiểm định Omnibus về mức độ phù hợp của mô hình | 61 |
3.8 | Mức độ giải thích của mô hình | 62 |
3.9 | Mức độ dự báo của mô hình | 62 |
3.10 | Kết quả tính toán hệ số hồi quy của các biến trong mô hình | 63 |
3.11 | Mô phỏng xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính | 64 |
3.12 | Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình | 66 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh - 1
- Đặc Điểm Hoạt Động Khởi Nghiệp Của Thanh Niên
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Các Nguồn Lực Tài Chính
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Thanh Niên Khởi Nghiệp Tại Huyện Gò Dầu
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình | Trang | |
2.1 | Bản đồ Huyện Gò Dầu | 29 |
2.2 | Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Gò Dầu năm 2016 | 34 |
3.1 | Biểu đồ Tình hình thanh niên đăng ký và được công nhận thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi | 53 |
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cả nước hướng đến mục tiêu xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó, đòi hỏi phải có sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đặc biệt là vai trò đóng góp của lực lượng thanh niên.
Năm 2016 được Chính phủ chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” với nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp trong nước đã khơi dậy phong trào khởi nghiệp trong toàn quốc. Đặc biệt, năm 2017, Trung ương Hội LHTN Việt Nam chọn chủ đề công tác năm là “Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp”. Với nhiệm vụ trọng tâm là phối hợp triển khai có hiệu quả chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021. Mục tiêu của chương trình là hướng tới 03 đối tượng chính để tập trung hỗ trợ gồm: sinh viên, thanh niên nông thôn và doanh nhân trẻ. Trong đó, với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp); Thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp); Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập).
Tây Ninh là một địa phương trong khu vực Đông Nam bộ - nơi có sự phát triển năng động về kinh tế - xã hội. Vấn đề khởi nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thanh niên quan tâm, ưu tiên hàng đầu, với
mong muốn tự vươn lên phát triển kinh tế bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội, làm giàu cho quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bên cạnh nỗ lực mong muốn khởi nghiệp của thanh niên thì việc được tiếp cận các nguồn lực tài chính được xem là vấn đề tối quan trọng quyết định đến việc khởi nghiệp, khả năng thành công của hoạt động khởi nghiệp.
Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn nội dung đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách liên quan đến khởi nghiệp thanh niên; Việc tiếp cận của thanh niên đến các nguồn lực tài chính; Tính hiệu quả của các chính sách nguồn lực tài chính liên quan đến khởi nghiệp cho thanh niên và giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sơ phân tích việc tiếp cận các nguồn vốn vay, mượn từ các nguồn tài chính của Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của thanh niên, đề xuất các giải pháp để giúp thanh niên tiếp cận tốt hơn các nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu khởi nghiệp của mình trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của đề tài gồm có:
- Hệ thống hóa Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Đánh giá thực trạng việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các giải pháp tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính cho thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nguồn lực tài chính hỗ trợ cho chương trình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên đã khởi nghiệp.
* Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành điều tra, thu thập, xử lý số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính trên địa bàn xã Phước Đông, xã Thanh Phước và Thị trấn Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
* Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp: Tra cứu trên các trang website, các tạp chí, sách, báo. Thu thập số liệu thông qua các tổ chức tín dụng, các báo cáo và niên giám thống kê huyện Gò Dầu từ năm 2014 – 2017.
Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn những thanh niên đã khởi nghiệp trên địa bàn nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức từ 01 – 02/2018.
Đối tượng thu thập thông tin: Các thanh niên đã tiến hành khởi nghiệp trên địa bàn: xã Phước Đông, xã Thanh Phước và Thị trấn Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
4. Nội dung nghiên cứu
Một số khái niệm, lý luận về vấn đề tài chính cho khởi nghiệp thanh niên, kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thành công của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và tác động của đặc điểm kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp.
Nghiên cứu về thực trạng tình hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, các chương trình tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của huyện Gò Dầu, kết quả tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính cho thanh niên khởi nghiệp. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính để phục vụ nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu.
5. Kết cấu chương
Nội dung luận văn bao gồm:
- Phần mở đầu: là giới thiệu tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu, xác định được mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định nội dung mà đề tài cần nghiên cứu.
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: khái quát các lý luận và hệ thống tình hình thực tiễn có liên quan đến vấn đề nguồn lực tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu: tổng hợp đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu: thực trạng khả năng tiếp cận tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp.
- Kết luận và kiến nghị: tổng hợp được từ kết quả nghiên cứu và kiến nghị cho đề xuất các nghiên cứu tiếp theo;
- Tài liệu tham khảo;
- Các phụ lục.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN LỰC
TÀI CHÍNH
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tài chính cho khởi nghiệp thanh niên
1.1.1. Các khái niệm về thanh niên khởi nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về thanh niên
Thanh niên là một khái niệm xã hội học dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu trong xã hội với một độ tuổi xác định (16 đến 30 tuổi) với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về khởi nghiệp
Khởi nghiệp lập nghiệp: Theo Trung ương Hội LHTN Việt Nam là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, hoặc hộ kinh doanh cá thể. Theo Wikipedia, khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Nó là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Còn theo Investopedia, khởi nghiệp là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các khởi nghiệp với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.