Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 14


thiết phải thiết lập một Hội đồng tín dụng, thay vào đó là quyết định của cá nhân có thẩm quyền. Khối quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đưa ra khuyến nghị về hạn mức phê duyệt cá nhân, điều kiện đối với những khoản tín dụng được phê duyệt bởi cá nhân. Việc phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng phải được thực hiện dựa trên những điều kiện sau: (i) trình độ chuyên môn; (ii) kinh nghiệm làm việc; (iii) khẩu vị rủi ro của ngân hàng; (iv) chất lượng giải quyết công việc; (v) kết quả học tập các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng. Thêm vào đó, thẩm quyền phê duyệt này phải được rà soát, sửa đổi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm hoặc khi nào ngân hàng xét thấy cần thiết. Trong mọi trường hợp, trưởng khối rủi ro phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định tín dụng.

Quản trị theo danh mục và ngành hàng

- Rủi ro phải được đo lường, quản trị không chỉ ở cấp độ khoản vay mà còn phải ở cấp danh mục. Tại VietinBank, quản trị rủi ro mới chỉ được quan tâm chú ý ở cấp độ khoản vay, quản trị rủi ro theo danh mục chưa được chú trọng thực hiện. Trong khi một thực tế là RRTD của các khoản vay có mối quan hệ tương quan. Chính vì sự tương hỗ đó, hợp công rủi ro của từng khoản vay không phải là rủi ro của danh mục bao gồm các khoản vay đó. Do vậy, đa dạng hóa, chẳng hạn trải đều dư nợ ngân hàng vào các ngành khác nhau, khu vực địa lý khác nhau góp phần làm giảm rủi ro toàn hàng. Ngược lại, tập trung tín dụng quá lớn vào một số ngành sẽ tăng nguy cơ RRTD. Nói cách khác, việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục là cần thiết, nhằm (i) hạn chế rủi ro tập trung tín dụng và (ii) tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ danh mục tài sản có của ngân hàng dựa trên mối tương quan giữa các ngành. Để tăng cường quản trị rủi ro theo cấp độ danh mục, các nội dung sau cần được thực hiện:

- Xác định danh mục ngành hàng cần quản trị: Một cách tối ưu, toàn bộ dư nợ của ngân hàng cần được phân loại vào các ngành hàng khác nhau. Các ngành được phân chia phải đáp ứng điều kiện (i) tiêu biểu cho dư nợ tại ngân hàng; (ii) mang tính đại diện cho các cấp độ rủi ro khác nhau.

- Xác định hạn mức cho từng ngành hàng: Việc xây dựng hạn mức ngành trước hết phải dựa trên những báo cáo phân tích rủi ro ngành. Hiện tại, bộ phận quản trị rủi ro của VietinBank cũng đã thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm chẳng hạn: bất động sản, cho vay kinh doanh thép, cho vay thủy hải sản... Tuy nhiên, một số bất cập vẫn tồn tại như

(i) chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của ngân hàng;

(ii) các phân tích mới chỉ đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa được phân tích trên mối tương quan với những ngành khác trong danh mục;


(iii) hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Do đó, vấn đề là cần thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu ngành trong khối rủi ro để có thể đưa ra những báo cáo phân tích cho toàn bộ ngành trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong toàn bộ danh mục cần thiết phải được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những khuyến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ của các ngành.

- Việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục nói trên giúp ngân hàng có thể lập được những báo cáo rủi ro, lợi nhuận và tổn thất của danh mục tín dụng trên quy mô toàn hàng, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp như mở rộng quy mô sản phẩm trên một khu vực địa lý nếu dòng sản phẩm đó mang lại lợi nhuận cao, rủi ro ở mức độ chấp nhận được.

Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - 14

Sử dụng các sản phẩm phái sinh:

- Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản vay trị giá lớn mới được thực hiện, ngân hàng có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán như dự tính. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu lại được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và ngân hàng chấp nhận mất phí quyền chọn.

- Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu

Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các điều kiện khó khăn. Nguyên lý là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua quyền chọn bán trái phiếu nếu nhận thấy tình trạng kinh tế bất lợi cho các khoản vay.

- Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập

Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên - các khoản thanh toán thực sự giữa hai bên bằng số chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng. Người mua bảo hiểm chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Các nhà quản trị rủi ro rất quan tâm đến tỷ lệ vỡ nợ của


chúng trong tương lai thường bởi những thay đổi của mức độ tín nhiệm. Người bán bảo hiểm chi trả dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ, trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả của việc mua bảo hiểm này là người mua bảo hiểm được hưởng dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Rủi ro của người mua bảo hiểm giảm chủ yếu là khoản tổn thất do sự suy yếu của người đi vay chứ không phải việc thu hồi từ những khoản vay mất khả năng thanh toán.

- Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng

Ngân hàng có thể mua bảo hiểm (bán khoản vay) đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã được bảo hiểm. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào.

Mua bảo hiểm tín dụng:

Tương tự như công cụ Hoán đổi tín dụng, Hiện nay một số công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đã triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng có thể bán cho ngân hàng hoặc người đi vay tuy nhiên người thụ hưởng là ngân hàng - người cho vay. Theo đó, người thụ hưởng (ngân hàng) sẽ được các công ty bảo hiểm thanh toán nợ gốc (hoặc cả lãi) trong trường hợp người đi vay vì lí do bất khả kháng không thể thanh toán các khoản vay (chết hoặc mất khả năng lao động…). Đối với VietinBank cần xây dựng một số sản phẩm tín dụng yêu cầu khách hàng hoặc bản thân VietinBank đàm phán với bên cung cấp bảo hiểm tín dụng để đảm bảo an toàn hơn cho khoản vay, tuy nhiên cần cân nhắc đến khoản phí bảo hiểm tín dụng phải chi trả cho công ty bảo hiểm.

Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định

- Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản Có, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng.

- Việc phân loại tài sản Có, trích lập dự phòng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của NHNN mà hiện nay là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

- Về dài hạn, ngân hàng phải xây dựng chính sách trích lập dự phòng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và trả nợ của khách hàng và tình hình tài chính của ngân hàng. Cách làm này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với rủi ro.


Nhìn chung, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PD và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu quả truyền đạt thông tin về rủi ro, giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro, phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn và định giá tín dụng đưa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là một nội dung của quản trị RRTD được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng phải theo dõi, kiểm soát RRTD đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng, phải có hệ thống theo dõi, kiểm soát chất lượng của danh mục tín dụng hàng ngày và thực hiện các biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm gồm:


nước;

- Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng;

- Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà


- So sánh mức RRTD thực tế với giới hạn, hạn mức cấp tín dụng của quy định pháp

luật và giới hạn, hạn mức cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng phê duyệt.

Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

Tham gia quá trình này, cần có cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường.

Một cách rõ ràng, giám sát quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng quản trị RRTD. Do vậy, cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát của bộ phận quản trị rủi ro. Đối với cơ cấu tổ chức của VietinBank hiện nay đó chính là Ban kiểm toán nội bộ.


Ban kiểm toán nội bộ ngoài công việc truyền thống là kiểm toán nội bộ đối với các HĐKD, cần thiết phải đánh giá được chất lượng của quản trị RRTD, hiệu quả công tác của cán bộ rủi ro và khối rủi ro nói chung. Kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá độc lập sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD. Việc rà soát của kiểm toán nội bộ phải đảm bảo:

- Thực hiện trên cơ sở thông tin cập nhật nhất về tình hình tài chính và môi trường kinh doanh của khách hàng, các giao dịch trên tài khoản của khách hàng;

- Đánh giá tác động của các ngoại lệ trong quản trị tín dụng đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng;

Việc rà soát các khoản cấp tín dụng phải được thực hiện tối thiểu một năm một lần hoặc với tần suất nhiều hơn đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Việc rà soát phải tối thiểu gồm:

- Quy trình quản trị tín dụng;

- Mức độ chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

- Mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro;

- Chất lượng tín dụng của danh mục cấp tín dụng.

- Mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng và quản trị RRTD;

- Chất lượng thẩm định tín dụng;

- Mức độ hiệu quả, kịp thời và chính xác của việc thực hiện phân loại và xếp hạng

rủi ro;


- Công tác quản trị tài sản bảo đảm và mức độ đầy đủ của tài sản bảo đảm;

- Tình hình thực hiện yêu cầu phân tách chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả của việc

phân tách đó;

- Mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro;

- Mức độ tuân thủ của hoạt động quản trị RRTD với chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng;

- Mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định của pháp luật có liên quan, các quy định nội bộ;

- Các trường hợp ngoại lệ, không tuân thủ;

- Khuyến nghị và kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện khuyến nghị.

Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh báo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD được xây dựng và thảo luận với trưởng khối rủi ro và được đệ trình lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


3.3.1 Đối với Nhà nước

Thứ nhất, không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có được sự yên tâm trong hoạt động, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ đó tạo điều kiện phát triển và đảm bảo tính ổn định bền vững của nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, chính việc bất ổn của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong HĐKD của mình, dẫn tới khả năng doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay, chính từ đó lại càng làm cho nền kinh tế - chính trị - xã hội thêm bất ổn.

Về mặt kinh tế, nền kinh tế thế giới hiện nay còn đang trong giai đoạn khó khăn, chưa phục hồi. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế Việt Nam, hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng chưa phục hồi kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Với tỷ lệ lạm phát tương đối cao và tốc độ tăng trưởng khiêm tốn kể từ sau năm 2008 tới nay đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Ngoài ra, trong những năm gần đây với các hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc cũng đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ mà đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoản kể tử thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam.

Cũng chính bởi những bất ổn như trên mà nền nông nghiệp của Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. Bởi nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn, cụ thể Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2013 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 50,2 tỷ USD tăng 21,9% so với năm 2012, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,2 tỷ USD tăng 7,03%, nhập khẩu đạt 36,9 tỷ USD tăng 28,3%. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính vì việc tập trung lớn vào một thị trường như vậy nên dù một biến cố rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng.

Chính vì thế, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là nhà nước không ngừng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động nông nghiệp nông thôn, mở rộng các thị trường xuất nhập khẩu tránh tình trạng lệ thuộc vào một số quốc gia nhất định dẫn tới rủi ro cao khi có biến cố xảy ra. Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ linh hoạt, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.


Về mặt chính trị - xã hội, trong những năm gần đây với nhiều biến cố bất ổn về mặt chính trị xã hội trên thế giới đã cho thấy rằng sự cấp thiết không ngừng nỗ lực để đảm bảo ổn định về mặt chính trị xã hội. Bên cạnh đó, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng gặp không ít những biến cố gây bất ổn về chính trị xã hội, song Đảng và Nhà nước ta đã rất khéo léo, kiên trì và nỗ lực thực hiện những biện pháp ngoại giao và bảo vệ chủ quyền khéo léo, mềm dẻo trước những hành động xâm phạm chủ quyền của nước làng giềng. Chính vì thế, dù gặp các rất nhiều các biến cố lớn nhỏ bởi nhiều yếu tố xong nền chính trị - xã hội Việt Nam vẫn luôn duy trì được tính ổn định, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau phát triển. Chính bởi như vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ không ngừng duy trì và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo ổn định nền chính trị xã hội.

Thứ hai, không ngừng nỗ lực nhằm hoàn thiện và ổn định hóa môi trường pháp

Hiện nay, môi trường pháp lý về mọi mặt nói chung và trong lĩnh vực tài chính –

ngân hàng nói riêng đều chưa hoàn thiện và ổn định. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho các đối tượng nói chung và tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan nói riêng. Bên cạnh đó, chính vì đang trong quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nên các chính sách pháp lý của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực tài - chính ngân hàng đều thường xuyên thay đổi, cập nhật, sửa đổi bổ sung gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc áp dụng. Ngoài ra, nhiều sự thay đổi diễn ra chóng vánh khi có những thông tư, nghị định chỉ vừa ban hành được một vài tháng đã lại được sửa đổi, bổ sung gây bối rối cho đơn vị áp dụng. Chính vì thế, Chính phủ không ngừng hoàn thiện nhưng phải đi đôi với việc đảm bảo ổn định cho môi trường pháp lý, tránh việc thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Trong những năm gần đây, ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngững đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng như tăng cường năng lực quản trị RRTD của các ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề này, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách của mình theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường khả năng quản trị rủi ro và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, cụ thể;

- Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2013/TT-NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó đã đề cập tới việc phân loại tài sản có theo phương pháp định tính,


căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của bản thân các ngân hàng. Tuy nhiên việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng trong khi đó, đây lại là một phương pháp khá tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế bởi nó đã thực hiện phân loại nợ căn cứ vào nhiều chỉ tiêu định lượng cũng như định tính phản ánh toàn diện tình hình doanh nghiệp, đơn vị đi vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước không ngừng hoàn thiện thông tư này và đặc biệt là điều 11 về phân loại tài sản có dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng. Có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng thực hiện.

- Ngân hàng cần xây dựng chính sách về quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng nhà nước trong đó có Vietinbank để có hiệu quả hoạt động cao. Tránh tình trạng các vị trí nhân sự chủ chốt bị bỏ trống lâu ngày ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản trị RRTD của Vietinbank nói riêng.

- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng không ngừng nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cho các TCTD hay giúp cho các TCTD có cơ sở để dự báo thực tế các diễn biến phục vụ cho HĐKD của mình, cũng như phòng ngừa RRTD có khả năng xảy ra.

- Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm đảm bảo cho các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.

Hệ thống thông tin RRTD phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.

Đối với các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng, yêu cầu của thông tin bao gồm:

Cung cấp các thông tin cho các cấp quản trị để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá ngay và chính xác mức độ RRTD và xác định việc thực hiện các chiến lược quản trị RRTD của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.


Cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành khi mức độ RRTD tăng gần với các giới hạn, hạn mức RRTD để có biện pháp xử lý đảm bảo không vượt quá các giới hạn, hạn mức RRTD.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mức độ RRTD của một khách hàng và người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức RRTD.

Tình hình RRTD phải được đánh giá định kỳ đến Hội đồng tín dụng và Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế.

Xây dựng hệ thống công bố thông tin. Ủy ban Basel cũng có văn bản trình bày hướng dẫn về việc công bố thông tin về RRTD tại tổ chức hoạt động của ngân hàng và thảo luận các nhu cầu thông tin giám sát có liên quan. Sáng kiến này cũng là một phần trong công việc của Ủy ban nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân hàng và kỷ luật thị trường bằng cách khuyến khích các ngân hàng cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng những thông tin về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các HĐKD và rủi ro của một ngân hàng. Theo báo cáo này thông tin về RRTD phải: (i) phù hợp và kịp thời, (ii) đáng tin cậy, (iii) so sánh độc, (iv) quan trọng, (v) toàn diện, (vi) không độc quyền.

3.3.3 Đối với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Chuẩn hóa chế độ công khai thông tin của các định chế tài chính. Để có nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin thông qua 3 kênh chủ yếu: đề nghị các định chế tài chính báo cáo trực tiếp cho Ủy ban theo mẫu biểu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên quan báo cáo theo kênh của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để tính tình cung cấp được rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Vì vậy, tính chuẩn hóa trong chế độ công khai thông tin sẽ giúp cho Ủy ban có đầy đủ nguồn thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dự báo. Cho phép Ủy ban quyền điều tra, thanh tra, cưỡng chế thực thi đối với hành vi vi phạm trong hoạt động và công bố thông tin. Trong điều kiện thị trường tài chính - ngân hàng chưa đảm bảo thông tin minh bạch, lợi dụng điều này, nhiều tổ chức, cá nhân tung tin không trung thực gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Nếu công bố thông tin không trung thực gây tác động xấu đến thị trường sẽ bị phạt nặng, trong đó, có tính đến việc đình chỉ, đóng cửa hoạt động.

Kịp thời công bố những cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính. Trên cơ sở các thông tin nhận được từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích, dự báo, uỷ ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn anh ninh tài chính


quốc gia, các cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại, trên cơ sở các cảnh báo đó, các NHTM cần điều chỉnh trong HĐKD của mình. Việc bùng nổ HĐKD trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2007-2008 nếu được cảnh báo kịp thời sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tránh được các khoản nợ xấu từ hoạt động cầm cố chứng khoán, cho vay chứng khoán hay cho vay các sản phẩm liên quan như bất động sản trong giai đoạn này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng phát triển HĐKD, định hướng triển khai quản trị RRTD tại Vietinbank trong thời gian tới, chương 3 của luận án, NCS đã đề xuất một hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở các lập luận khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại Vietinbank và chủ trương của NHNN. Đồng thời NCS đã đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ, NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ Vietinbank trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả thi của giải pháp.


KẾT LUẬN


Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt namlàm đề tài luận án tiến sĩ.

Luận án đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể:

- Luận án đã hoàn thiện, đổi mới những vấn đề lý luận cơ bản như phương pháp đo lường RRTD, bổ sung nội dung quản trị RRTD trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các mô hình quản trị RRTD tiên tiến, vận dụng sáng tạo những nguyên tắc quản trị RRTD của hiệp ước Basel 2…

- Sử dụng mô hình, phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD có nhiều ưu điểm hơn so với các công trình đã công bố

- Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại VietinBank đến năm 2030 như: Hoàn thiện mô hình quản trị RRTD, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị RRTD và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thiết lập mô hình đo lường RRTD …

Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Xuân Hạng - cán bô hướng dẫn khoa học của NCS, cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể các thầy cô giáo bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng - Học viện Tài chính, cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học - Học viện Tài chính đã nhiệt tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành tốt nội dung luận án này.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí