Đánh Giá Chung Về Quản Lý Và Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Tại Hu Danh Thắng Nhị Tam Thanh

dạng loga thứ cấp: ln(VR) = a+b(TC) và xác định hàm hồi quy loga có dạng: VR= 6,9

- 0,0004308 TC.



Hệ ố

Sai ố tiêu chuẩn

t Stat

P-value

Hằng số

6.900188138

1.446297208

4.759145

0.018426

Chi phí du lịch

-4.30912E-05

9.31741E-06

-4.62479

0.019168

R2


0.878




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 9

Xây dựng đường cầu du lịch cho Khu danh thắng: Đường cầu du lịch của một điểm du lịch là sự thể hiện bằng hình ảnh mối quan hệ giữa chi phí du lịch và số lượng khách du lịch sẽ tới điểm đó. Dựa vào đường cầu du lịch ta sẽ dự đoán được sự thay đổi về số lượng khách du lịch có sự biến động về mặt giá cả của những mặt hàng có liên quan tới chi phí du lịch của du khách.


y = -42.501x+5.406.766

R2=0,923

60.000

TC

50.000


40.000


30.000


20.000


10.000


10 20 30 40 50 60 VR


Hình 2.4: Đường cầu du lịch tại Khu danh thắng

Ước lượng giá trị cảnh quan và phân tích mức sẵn lòng chi trả Khu danh thắng

Trong phương pháp tiếp cận theo vùng thì giá trị cảnh quan được tính bằng thặng dư tiêu dùng hàng năm của khách du lịch đến từ các vùng du lịch. Theo hình trên thì phần thặng dư đó chính là diện tích tam giác tạo bởi đường cầu xây dựng và trục tung, trục hoành.

Ước lượng giá trị cảnh quan của khu du lịch


Từ phương trình tương quan: TC=-42.501VR+5.406.766 Cho VR=0, ta có TC=5.406.766

Cho TC=0, ta có VR=35,378


Diện tích tam giác tạo bởi trục tung, trục hoành và đường cầu du lịch được tính như sau:

S=1/2(5.406.766-0) x (34,378-0)x1.000= 92.936.900.000


Như vậy ước tính giá trị giải trí cảnh quan Khu danh thắng là 92.936.900.000 đồng/năm và mức phí vào cửa hợp lý là 92.936.900.000/301.608 = 303.000 đồng

Phân tích mức sẵn lòng chi trả


Mức sẵn lòng chi trả của du khách tại Khu danh thắng hiện nay là 20.000 đ/người.Qua tính toán nêu trên, mức sẵn sàng chi trả của du khách cao gấn 15 lần so với giá vé hiện nay. Đạt 300.000 đồng/người.

Đối chiếu với số lượng khách du lịch đến Khu danh thắng năm 2018 là 301.608 người thì tổng giá trị cảnh quan Khu danh thắng/năm là:

300.000 x 301.608 = 90.482.400.000 đồng.


Trong khi đó, kết thức năm 2018, tổng doanh thu của Khu danh thắng chỉ đạt 3.975.000.000 đồng, chỉ bằng 4.39% giá trị công suất tối đa có thể mang lại.

2.3 Đánh giá chung về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tại hu danh thắng Nhị Tam Thanh

2.3.1 Kết quả đạt được

Công tác quản lý Khu danh thắng luôn có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp của các phòng nghiệp vụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, tạo điều kiện cho khu di tích hoạt động có hiệu quả. UBND thành phố đã tích cực, chủ động trong việc chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị của di tích.

Việc thu phí, lệ phí đã đáp ứng nhu cầu hoạt động tại chỗ, hỗ trợ trùng tu tôn tạo, sửa chữa nhỏ tại di tích, an ninh trật tự, góp phần đem lại nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, dịch vụ cho nhân dân xung quanh.

Đã tiến hành phỏng vấn bằng điện thoại đến lãnh đạo các sở ngành là thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, Ban Quản lý di tích và được sự thống nhất cao về việc cần chuyển đổi mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý di tích cho doanh nghiệp cổ phần quản lý và khai thác Khu danh thắng. Nội dung này đã được cụ thể hóa trong Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn[7].

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại

- Tồn tại


+ Tài nguyên du lịch của Khu danh thắng chưa được tỉnh Lạng Sơn tổ chức đánh giá giá trị kinh tế, giá trị nhân văn theo quy định.

+ Tổ chức không gian tại Khu danh thắng chưa hợp lý; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nâng cấp phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu công trình quy mô lớn, nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp,… nên hiệu quả khai thác chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

+ Chưa có nguồn tài chính đầu tư thỏa đáng để quản lý, khai thác tài nguyên du lịch của Khu danh thắng.

+ Chưa thiết kế, xây dựng, định hình được sản phẩm du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng mang tính cốt lõi để đẩy mạnh vai trò hạt nhân, tạo bước đột phá sáng tạo, cạnh tranh cao trên nền tảng đặc trưng thế mạnh riêng có của Khu danh thắng.

+ Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng dẫn tới sự thiếu trách nhiệm và bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch. Nhiều dịch vụ phục vụ du lịch như điểm mua sắm, điểm dừng chân tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch chung nhưng nằm trong hệ thống quản lý đa ngành và chưa có cơ chế phối hợp kiểm soát chặt chẽ. Nhiều tài nguyên phục vụ phát triển du lịch nằm trong sự quản lý của nhiều ngành, thành phần khác nhau nhưng chưa có cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp quản lý.

+ Nguồn nhân lực chuyên trách về du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại Khu danh thắng là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, thiếu chuyên nghiệp, thành viên một số ban quản lý, chưa nắm rõ nội dung, giá trị di tích, các quy định của pháp luật …nên hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

+ Sản phẩm lưu niệm vẫn còn đơn điệu, kém hấp dẫn, không có gì đặc sắc.


- Nguyên nhân[5],[6],[8]


+ Lạng Sơn là tỉnh biên giới, miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội thấp, các nhà đầu tư chưa mặn mà đầu tư vào các Khu du lịch tại Lạng Sơn. Thành phố Lạng Sơn còn nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển so với mặt bằng chung của cả nước nên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho du lịch còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Các dự án đầu tư cho Khu danh thắng mặc dù đã được phê duyệt nhưng không có kinh phí đầu tư, hoạt động chính mới chỉ dừng lại ở việc quản lý, khai thác tự nhiên chưa hình thành được sản phẩm cốt lõi, hạt nhân, điểm nhấn, tạo bước đột phá cho du lịch tâm linh của tỉnh.

+ Về không gian quản lý (quy hoạch và thực hiện quy hoạch)

Khu danh thắng có đặc điểm là trải dài, phân tán và có dân cư xen kẽ, di tích chưa được khoanh vùng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hệ thống nhà ở, công trình dày đặc xung quanh khu vực bảo vệ di tích đã gây khó khăn cho công tác quản lý, có 376 hộ gia đình đang sinh sống, trong đó có 261 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích đất ở đô thị. Kinh phí đầu tư còn hạn chế, nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch tại quyết định số 1427/QĐ- UBND của UBND tỉnh và Đề án phát triển du lịch văn hóa khu di tích Nhị, Tam Thanh – Núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc chưa được triển khai thực hiện. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Suối Ngọc Tuyền chưa được xử lý triệt để gây ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan môi trường, giảm lượng khách tham quan di tích và tình trạng sức khỏe của đội ngũ cán bộ trực tiếp chăm sóc bảo vệ di tích.

+ Về bộ máy quản lý


Ban quản lý di tích tỉnh là đơn vị sự nghiệp của nhà nước không đủ khả năng để tổ chức quản lý, khai thác Khu danh thắng bằng nghiệp vụ kinh tế. Đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn hóa về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Nội dung, phương pháp thuyết minh tại Khu di tích chưa tạo được ấn tượng để thu hút khách tham quan du lịch. Việc tổ chức trình diễn nghệ thuật dân tộc, quảng bá, giới thiệu sản phẩm văn hóa du lịch, sản vật mang bản sắc địa phương trong khu vực di tích do Ban Quản lý di tích quản lý còn hạn chế.

ết luận chương 2

Như vậy, qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế về tiềm năng, cũng như thực trạng quản lý, khai thác tiềm năng Khu danh thắng cho thấy:

Qua tính toán, phân tích, Khu danh thắng có tổng giá trị tài nguyên đạt tới hơn 90 tỷ đồng (chưa bao gồm đầu tư, mở rộng thêm không gian phục vụ, kinh doanh dịch vụ gia tăng thêm,…), tuy nhiên, hàng năm, tổng doanh thu chỉ đạt gần 4 tỷ đồng, bằng gần 4%, một kết quả quá thấp, có thể nói là lãng phí trầm trọng tài nguyên kinh tế du lịch. Khu danh thắng chưa phát huy được một cách tốt nhất tiềm năng du lịch vốn có. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song, theo tác giả có năm nguyên nhân cơ

bản dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong quản lý, khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng trong thòi gian qua cần phải khắc phụ trong thời gian tới là:

(1) Chưa xác định được tổng giá trị tài nguyên của Khu danh thắng để có kế hoạch quản lý, khai thác tài nguyên du lịch.

Cần phải thay đổi tư duy từ quản lý văn hóa, du lịch của ngành văn hóa sang tư duy quản lý kinh tế.

(2) Cần phải chuyển đổi mô hình Ban quản lý di tích hoặc giao cho doanh nghiệp quản lý, đầu tư, khai thác theo cơ chế đấu thầu với những ràng buộc nhất định, bảo đảm bảo vệ, tôn tạo được các giá trị của di tích, giá trị văn hóa, tăng cường hiệu quả kinh tế.

(3) Chưa xác định được định hướng phát triển, dự báo tình hình. Vì vậy cần có điều chỉnh, bổ sung quy hoạch như mở rộng không gian của Khu danh thắng, bố trí các không gian phục vụ du khách một cách hoàn hảo, việc xử lý môi trường cần kết hợp cải tạo, tạo thêm cảnh quan mang tính trải nghiệm để kéo dài thêm thời gian lưu lại điểm đến của du khách.

(4) Chưa có hệ thống tài chính hỗ trợ hoạt động đầu tư vào Khu danh thắng, hỗ trợ doanh nghiệp và hạ tầng dịch vụ thanh toán tiện dụng cho du khách.

(5) Sản phẩm du lịch chưa được hình thành, hoàn chỉnh theo hướng là sản phẩm cao cấp; đặc biệt là trên nguyên tắc “môi trường du lịch hoàn hảo” và “đặc biệt hóa” sản phẩm. Chưa có sản phẩm lưu niệm cho du khách, đặc biệt hàng hóa lưu niệm tâm linh là hết sức quan trọng vì bản thân nó đem lại giá trị gia tăng nhưng ngoài ra còn có hiệu quả về truyền thông, quảng bá trực tiếp.

(6) Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết phát triển du lịch chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều điểm đặc sắc của Khu danh thắng chưa được biết đến, chưa thu hút được các nhà đầu tư đến đầu tư.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, HAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HU DANH THẮNG NHẤT NHỊ TAM THANH


3.1 Định hướng công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trong chương trình phát triển du lịch tr thành thành kinh tế mũi nhọn

3.1.1 Định hướng và quy hoạch quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; Khu danh thắng [4],[5],[6],[13]

Các định hướng phát triển chủ yếu


a) Tổ chức, quản lý, phát triển không gian của Khu danh thắng để đảm bảo công suất thiết kế, sức chứa đạt 500.000 khách du lịch, doanh thu 150 tỷ vào năm 2025; định hướng đạt 800.000 - 1.000.000 lượt khách, doanh thu đạt 300 tỷ vào năm 2030; năng lực khai thác đạt tối thiểu 60% công suất thiết kế.

- Phát triển 03 trung tâm dịch vụ và khu vực cửa ngõ tại 3 trục tiếp cận Khu danh thắng gồm: Khu vực cửa động Tam Thanh, khu vực cửa động Nhị Thanh, Thành Nhà Mạc, gồm: Trung tâm đón tiếp tại cửa động Nhị Thanh và Tam Thanh; Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái tại khu vực Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc và Trung tâm dịch vụ du lịch.

- Hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú, khu nghỉ dưỡng vệ tinh xung quanh Khu danh thắng gầm khu biệt thự ven hồ Phai Loạn và khu khách sạn, nhà nghỉ có khoảng cách dưới 1.600m tiếp cận Khu danh thắng.

- Phát triển các khu chức năng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và ngắm cảnh, gồm: khu vườn hoa và thuốc Nam, khu vườn trải nghiệm con đường tâm linh của Ngô Thì Sỹ và các thiết chế văn hóa trong lòng động Nhị Thanh, Tam Thanh và Trung tâm diễn giải môi trường và du lịch sinh thái.

b) Phát triển thị trường khách du lịch


- Đẩy mạnh khai thác các thị trường khách du lịch văn hóa, tâm linh, trải nghiệm tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,…) . Tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch là

thương nhân, người buôn bán, cán bộ,… đang phát triển; khách có khả năng chi trả cao, sẵn sàng chi trả trải nghiệm thú vị.

- Các thị trường khách du lịch truyền thống: Trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh,...

- Hướng tới thị trường tiềm năng khách du lịch Trung Quốc, khu vực thành phố Sùng Tả, Nam Ninh, Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc.

c) Phát triển sản phẩm du lịch


- Sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái, văn hóa - tâm linh; du lịch trải nghiệm khám phá mạo hiểm.

- Sản phẩm du lịch bổ trợ: du lịch tham quan thắng cảnh và các sản phẩm liên kết với khu vực lân cận như đền Tả Phủ Kỳ Cùng, chùa Tiên, du lịch biên giới và mua sắm, du lịch cộng đồng Bắc Sơn, du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn...

d) Tổ chức quản lý Khu danh thắng


Cổ phần hóa Ban quản lý di tích tỉnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, ưu tiên quyền đầu tư, quản lý, khai thác Khu danh thắng để thống nhất một đầu mối quản lý hiệu quả mọi hoạt động đầu tư, phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch Khu danh thắng; bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

đ) Định hướng đầu tư


Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu danh thắng, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp trong nước khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ tài nguyên du lịch.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí