Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 12

lịch hết sức điển hình của hệ thống tài nguyên du lịch thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Về phương hướng cơ bản là: thực hiện quản lý khai thác tiềm năng du lịch một cách bền vững; khai thác tiềm năng du lịch phải gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa; tranh thủ các nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư. Trên thực tế, cần nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, song để phù hợp với thực tiễn và điều kiện tại thành phố Lạng Sơn tác giả chỉ đề xuất 8 giải pháp cơ bản, trong đó có 3 giải pháp quan trọng nhất là: Tổ chức, bộ máy quản lý, mô hình doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng; Giải pháp về tài chính; Giải pháp về thị trường.

Những nội dung tác giả đề xuất có thể chưa thực sự toàn diện, song trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả đã cố gắng đưa ra được các giải pháp mà theo nhìn nhận chủ quan của mình thì đó là những giải pháp vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, thiết thực và khả thi nhất. Nếu được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ sẽ sớm khắc phục được những hạn chế yếu kém nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại Khu danh thắng, nâng cao giá trị, sức hấp dẫn về môi trường, sản phẩm du lịch, tạo sức phát triển mới cho Khu danh thắng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung theo định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

ẾT LUẬN – IẾN NGHỊ


Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nưóc và của các địa phương và thành phố Lạng Sơn đã thôi thúc tác giả nghiên cứu tìm hiểu tiềm năng, thực trạng quản lý, khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc trong những năm vừa qua, từ đó mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm góp phần quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch có giá trị của thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới. Trước hết là thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với địa phương, đồng thời đây cũng là nhiệm vụ của người cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Sau nữa, đề tài cũng là tài liệu thiết thực cho công tác học tập, nghiên cứu, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Với tinh thần đó, tác giả đã nỗ lực hết mình, cùng với sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học - Tiến sỹ Lê Văn Chính, luận văn đã được hoàn thành và mong muốn sẽ góp phần thiết thực cho quá trình triển khai chương trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới là: Luận văn thực hiện đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý, khai thác tiềm năng du lịch, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn; đánh giá thực trạng tiềm năng và nguồn lực cho phát triển du lịch của các khu, điểm du lịch trong thời gian qua. Trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đi sâu phân tích và làm sáng tỏ giá trị tài nguyên du lịch, thực trạng quản lý và khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng. Kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém cũng đã được xác định trong luận văn là cơ sở để tác giả đề xuất 8 giải pháp cơ bản cho phát triển tài nguyên du lịch của Khu danh thắng đến năm 2025 và định hưóng tới năm 2030.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực du lịch của Khu danh thắng, chắc không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ luận văn, các nhà khoa học và các đồng chí lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban quản lý di tích tỉnh để luận văn

được hoàn thiện hơn. Bởi việc nghiên cứu, tìm hiểu về một lĩnh vực có tầm quan trọng như vấn đề quản lý, khai thác tiềm năng du lịch luôn cần có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp vói tình hình thực tiễn của địa phương, cũng như xu thế phát triển chung của du lịch trong nưóc và quốc tế./.

TÀI LIỆU THAM HẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


[1] Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18/6/2009; Luật Du lịch năm 2017; Luật Quy hoạch năm 2018; Luật Đầu tư công và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, quản lý hoạt động du lịch.

Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 12

[2] Nghị định 168/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

[3] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

[4] Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[5] Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 – 2020.

[6] Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL, ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

[7] Quyết định số 63/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

[8] Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 26/02/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

[9] Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích danh thắng Nhị Tam Thanh – Núi Tô Thị thành Nhà Mạc.

[10] Báo cáo số 2195/BC-SVHTTL ngày 28/12/2017 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả khảo sát, tìm hiểu mô hình quản lý di tích tại tỉnh Hải Dương và đề xuất phương án quản lý khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc.

[11] Kinh tế môi trường và chính sách (2017): PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân, TS Trường Đức Toàn, Trường Đại học Thủy lợi.

[12] Luật và chính sách công (2017): TS Lê Văn Chính, Trường Đại học Thủy lợi.


[13] Các Báo, tạp chí về Du lịch; website của các bộ ban ngành liên quan.


[14] Luận văn thạc sỹ chuyên ngành môi trường “Lượng giá giá trị du lịch của Vườn Quốc gia Bái Tử Long”: Phan Thị Quỳnh Lê, Đại học quốc gia Hà Nội (2016).

[15] Đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu phát triển dịch vụ du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch huyện Mộc Châu và Vân Hồ tỉnh Sơn La”: Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Lan, Trường Đại học Ngoại thương (2016).

[16] Luận văn thạc sỹ chuyên ngành du lịch “Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình”: Lê Thanh Tú, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016).

PHỤ LỤC


Mẫu Bảng hỏi (trang 53):


PHIẾU PHỎNG VẤN – BẢNG HỎI


Những thông tin cơ bản của khách du lịch đến thành phố Lạng Sơn



1 Anh/chị từ đâu đến Lạng Sơn


- Trong tỉnh (≤ 50 km) □.


- Cao Bằng, Bắc Giang (hoặc cách Lạng Sơn ≤ 100km) □.


- Hà Nội (hoặc cách Lạng Sơn Lạng Sơn ≤ 200km) □.


- Hải Dương, Hà Nam (hoặc cách Lạng Sơn Lạng Sơn ≤ 300km) □.


- Các tỉnh thành phố ≥ 300km □.


Số khách trên một phương tiện Anh/Chị đi tới Lạng Sơn


≤ 05 người. ≤ 09 người. ≤ 16 người. ≤ 29 người. ≤ 45 người.


3 Anh/chị đi phương tiện gì đến Lạng Sơn


Tàu hỏa □. Ô tô □. Xe máy □.


4 Thời gian đi đến và tại thành phố Lạng Sơn Một ngày □. Hai ngày □. Trên 02 ngày □. 5 T n uất đến Lạng Sơn du lịch

Hai lần/năm □. Một lần/năm □. Một lần/02 năm hoặc hơn □.


Thu nhập của anh/chị


>50.000USD/năm.

≤100USD/năm. ≤ 1.000USD/năm. ≤5.000USD/năm.


≤10.000USD/năm. ≤ 20.000USD/năm. ≤30.000USD/năm. ≤40.000USD/năm.

≤ 50.000USD/năm.


7. Chi phí du lịch trực tiếp (chi ph di chuyển, th c ăn, chỗ …)


> 350.000VNĐ/người


≤ 90.000VNĐ/người. ≤ 190.000VNĐ/người. ≤350.000VNĐ/người.


8 M c đ ch đi du lịch, th ch du lịch


Ngắm cảnh □.


Chiêm bái, tìm hiểu văn hóa tâm linh □. Trải nghiệm tâm linh □.

Tham gia lễ hội □. Các hoạt động trên □.

…………, ngày tháng 11 năm 2018


NGƯỜI CUNG CẤP

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí