Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý, Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Hiệu Quả Tại Hu Danh Thắng Nhất Nhị Tam Thanh

3.1.2 Những cơ hội và thách thức

- Thuận lợi, cơ hội


+ Cơ hội liên kết không gian kinh tế, các vùng du lịch sẽ tạo năng lực phát triển Khu danh thắng với loại hình văn hoá tâm linh và các dịch vụ du lịch.

+ Một số dự án đang triển khai trên địa bàn: Các công trình dịch vụ du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho Khu danh thắng phát triển nhanh theo hướng bền vững.

+ Khu danh thắng có vị trí địa lý thuận lợi, là thế mạnh về giao lưu kinh tế - xã hội với trung tâm Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Khu di tích nằm ở vị trí có nhiều tuyến, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ.

- h khăn, thách th c


+ Thiếu các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống các công trình dịch vụ quản lý cung cấp cho phát triển Khu danh thắng.

+ Quy mô các điểm dịch vụ còn nhỏ, lẻ, phân tán; khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

+ Trong quá trình phát triển các loại hình dịch vụ, việc tuyên truyền, thông tin quảng bá còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp và sự liên kết.

+ Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục hành chính chưa thuận lợi. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ.

+ Trong quá trình phát triển Khu danh thắng sẽ sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp làm cho người nông dân mất đất dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm.

+ Việc chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nhân lực phục vụ du lịch không kịp thời sẽ làm cho lực lượng lao động này thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.

+ Trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát triển, việc đầu tư, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật, việc khai thác tài nguyên thường coi nhẹ việc quy hoạch, thiết kế cảnh quan, bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và sự linh thiêng của Khu danh thắng. Giải quyết hài hòa mỗi quan hệ giữa tăng trưởng các chỉ tiêu (lượng khách, doanh số, sản phẩm, lợi nhuận) với bảo đảm giữ cảnh quan môi trường, tính toàn vẹn của giá trị tự nhiên và văn hóa.

3.2 Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả tại hu danh thắng Nhất Nhị Tam Thanh

Ðể việc khai thác du lịch Khu danh thắng trong những năm tới có hiệu quả, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản là: Bảo vệ tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên tự nhiên; Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi; Tổ chức, bộ máy quản lý, mô hình doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng; Quy hoạch, đầu tư tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch; bảo vệ tài nguyên, môi trường; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp về tài chính; Giải pháp về thị trường; Công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, văn minh.

3.2.1 Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đều cùng tồn tại trong môi trường nhất định, nếu môi trường đó được gìn giữ, bảo vệ, lưu giữ được vẻ nguyên sơ ban đầu thì những tài nguyên du lịch đó càng có sức lan toả hấp dẫn thu hút khách đến tham quan. Cần xác định rõ quan điểm không phát triển du lịch bằng mọi giá, tính đến mặt trái của du lịch để lai hậu quả về môi trưòng và văn hoá xã hội để có giải pháp khắc phục. Vấn đề bảo tồn gìn giữ môi trưòng sinh thái thiên nhiên chính là mục tiêu then chốt để phát triển du lịch bền vững.

Thành phố Lạng Sơn cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trưòng. Công bố, công khai rộng rãi, kịp thời các quy hoạch về phát triển du lịch và các tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống truyền thông cơ sở. Tiến hành điều

tra, kiểm kê, đánh giá tiềm năng về đất đai, tài nguyên nước, cây cối, cảnh quan và môi trường... làm cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch đất đai, nguồn nưóc; lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào quy hoach phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến môi trưòng, phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả các sự cố môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm trong khai thác và sử dụng nguồn nước, sai phạm gây ô nhiễm môi trường tự nhiên tại Khu danh thắng.

+ Phải xác định rõ quan điểm, phát triển du lịch cần gắn vói công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá. Hay nói cách khác, phát triển du lịch vì mục tiêu văn hoá; đồng thời, việc bảo vệ, tôn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi

+Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động, sự kiện liên quan đến du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố, Khu danh thắng phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của tỉnh.

+ Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch tâm linh; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.

+ Có chính sách hỗ trợ, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp thông tin cần thiết để nhằm phục vụ cho quá trình phát triển sản phẩm du lịch.

+ Nâng cao vai trò quản lý nhà nước và định hướng của nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn mô hình quần chúng tham gia vào các hoạt động du lịch tâm linh theo hướng xã hội hóa sâu rộng.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư tập trung cho một số khu, điểm du lịch quan hệ mật thiết với Khu danh thắng có khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh như: đền

Bắc Lệ, đền Mẫu Đồng Đăng, chùa Bắc Nga, đền Tả Phủ, đền Kỳ Cùng, Lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng để trở thành điểm nhấn tiêu biểu về du lịch tâm linh của tỉnh.

+ Chính sách bảo vệ môi trường: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường tại những điểm du lịch: kiểm định, đánh giá, tôn vinh những cá nhân tổ chức có những hành động vì một môi trường du lịch “xanh, sạch, đẹp”, xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

+ Có cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư và hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống, từ đó người dân sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức trách nhiệm toàn dân tham gia các hoạt động du lịch.

- Danh m c nội dung, nhiệm v và lộ trình thực hiện[4],[5],[6],[8],[12]


+ Ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy Lạng Sơn về việc tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung quản lý khai thác những Khu danh thắng, du lịch trọng điểm. Giai đoạn thực hiện từ năm 2020 - 2025.

+ Ban hành Kế hoạch của UBND thành phố Lạng Sơn về việc triển khai các giải pháp đầu tư, khai thác Khu danh thắng với mục tiêu tạo thành Khu du lịch có doanh thu trên 100 tỷ vào năm 2025.

+ Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí điểm đến tại Khu danh thắng.


+ Ban hành quy định về một số chính sách, quy ước văn hóa, ứng xử đối với cộng đồng tại Khu danh thắng.

+ Ban hành các quy định cụ thể khác để có môi trường pháp lý đồng bộ, đủ mạnh, bảo đảm khả thi thực hiện, triển khai được ngay, gắn trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng địa phương vào cùng tham gia đầu tư, quản lý, khai thác, hưởng lợi từ khai thác du lịch tại Khu danh thắng.

Thời điểm ban hành: Từ năm 2020 – 2022 và những năm tiếp theo.

3.2.3 Giải pháp về tổ chức, bộ máy; mô hình doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng

+ Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý trên địa bàn để tăng cường hiệu quả công tác quản lý phát triển du lịch tâm linh.

+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý chùa trong Khu danh thắng. Tăng cường sự tham gia giám sát của nhân dân với công tác quản lý và các vấn đề phát triển du lịch tâm linh.

+ Cổ phần hóa Ban Quản lý di tích tỉnh sang mô hình doanh nghiệp. Trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư quản lý, khai thác Khu danh thắng.

Nội dung, nhiệm v thực hiện


Căn cứ vào Điều 29, Luật Du lịch năm 2017, quy định về nhiệm vụ quyền hạn của UBND tỉnh là quy định mô hình quản lý Khu du lịch cấp tỉnh. Doanh nghiệp quản lý khai thác Khu danh thắng sẽ có cơ cấu điển hình như sau:

Ban giám đốc


- Ch c năng, nhiệm v


+ Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

+ Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của HĐQT.

- Quyền hạn và nhiệm v của Giám đốc


+ Thực hiện các Nghị quyết của HĐQT, kế hoạch kinh doanh, đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

+ Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Nghị quyết của HĐQT, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều

hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

+ Ban hành quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của Công ty. Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý Công ty từ Phó Giám đốc trở xuống;

+ Vào ngày 20 tháng 12 hàng năm, Giám đốc phải trình HĐQT phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 05 (năm) năm;

+ Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và HĐQT thông qua, thực hiện những biện pháp quản lý hoạt động của Công ty.

Phòng nhân ự, hành ch nh


+ Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, pháp chế.

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất của Công ty; xây dựng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và đơn vị; tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ; công tác đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ; tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động, bố trí sử dụng, điều động cán bộ, nhân viên theo kế hoạch nhu cầu nguồn nhân lực; quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên, người lao động theo quy định.

Phòng kinh doanh


+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho năm và từng giai đoạn, các kỳ nghỉ, dịp lễ tết, nghỉ hè; lên kế hoạch gom khách hàng tháng, hàng năm biết kết hợp với các công ty du lịch khác để cùng tổ chức gom khách; có mối quan hệ tốt với các công ty du lịch, có quan hệ tốt với khách hàng.

+ Xây dựng các tour du lịch; xây dựng và chịu trách nhiệm doanh số mục tiêu; quản lý và giám sát nhân viên kinh doanh.

+ Xây dựng dữ liệu, hồ sơ khách hàng và các chiến dịch quảng bá hình ảnh công ty; khảo sát và phân tích thị trường; xây dựng chính sách chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Các phòng nghiệp v khác


Văn h a Công ty


+ Cam kết thực hiện một cách Kiên định, Nhất quán trong từng suy nghĩ và hành động.


+ “Đoàn kết làm c mạnh, chất lượng làm nên thành công”, tạo ra năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết tập thể đưa Công ty trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động là tạo cho mỗi cán bộ, nhân viên của Công ty điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.

+ “ hách hàng là người thân, tất cả vì khách hàng” tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng sử dụng, coi niềm tin của khách hàng chính là tài sản của công ty.


Hình 3 1 Sơ đồ tổ chức của Công ty 3 2 4 Giải pháp về quy hoạch đầu tư 1

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty

3.2.4 Giải pháp về quy hoạch, đầu tư tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch; bảo vệ tài nguyên, môi trường

+ Nghiên cứu, lập quy hoạch chung Khu danh thắng; rà soát quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng, các dự án thành phần trong Khu danh thắng theo định hướng chú trọng phát triển du lịch sinh thái, hướng tới thị trường cao cấp.

+ Quản lý đầu tư xây dựng phát triển Khu danh thắng theo quy hoạch được duyệt, quy chế quản lý Khu danh thắng và các quy định của pháp luật.

+ Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; xây dựng thương hiệu Khu danh thắng, phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa; bảo vệ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, nguồn nước điều hòa cho toàn khu vực và đặc biệt là nguồn nước của suối Ngọc Tuyền. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống hạ tầng môi trường của Khu danh thắng; nâng cao nhận thức về môi trường.

Danh mục nội dung nhiệm vụ:


+ Ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch chung của Khu danh thắng với định hướng không gian mở rộng về phía tây bắc, quy mô diện tích 100 ha, trong đó, diện tích dịch vụ bảo đảm tối thiểu 15%.

+ Phê duyệt Đề án đầu tư, khai thác tài nguyên Khu danh thắng Nhị Tam Thanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Phê duyệt đề án cải tạo môi trường thủy lợi khu vực thượng nguồn suối Ngọc Tuyến, cải tạo, hình thành hồ điều hòa trung tâm và bảo đảm mức độ an toàn cho nguồn nước suối Ngọc Tuyền trước khi chảy vào động Nhị Thanh.

3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực

+ Đối với công tác quản lý nhà nước: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ phụ trách du lịch của phòng văn hóa, thông tin, các ban quản lý, cán bộ văn hóa các xã trực tiếp làm du lịch. Có cơ chế thu hút, bổ sung nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành du lịch cho công tác quản lý nhà nước về du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/04/2023