Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 11

+ Đối với cộng đồng dân cư: Giáo dục nâng cao trình độ dân trí, văn hóa giao tiếp ứng xử, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ khách du lịch; đào tạo nghề dịch vụ cho người dân địa phương trực tiếp cung cấp dịch cho du khách; tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, tạo không gian sống của cộng đồng dân cư văn minh, lịch sự, bền vững.

+ Tăng cường sự hợp tác trao đổi học tập kinh nghiệm thông qua các chuyến khảo sát, học tập mô hình du lịch của các địa phương tiêu biểu về phát triển du lịch tâm linh. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, thường xuyên tham gia các diễn đàn về phát triển du lịch tâm linh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực công tác.

3.2.6 Giải pháp về tài chính

- Vay vốn đầu tư: Mức vốn cho vay đầu tư tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của một dự án (không bao gồm vốn lưu động), với thời hạn cho vay không quá 12 năm.

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

- Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, mở rộng các hình thức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch.

- Về thuế: Có chính sách hỗ trợ về thuế phù hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá.

Tổng hợp khái toán và nhu c u vốn đ u tư


(1) Tổng kinh phí Đề án đầu tư, khai thác tài nguyên Khu danh thắng Nhị Tam Thanh

đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.


Tổng kinh ph thực hiện Đề án 1 000 tỷ đồng(Bằng chữ: Một nghìn tỷ đồng).


(2) Giải pháp huy động nguồn vốn


+ Nguồn vốn ngân sách


* Vốn ngân sách của Trung ương đầu tư theo Chương trình mục tiêu phát triển về văn hoá, hạ tầng du lịch và vốn ngân sách Trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công: 250 tỷ đồng.

* Vốn ngân sách tỉnh, huyện đầu tư xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: 50 tỷ đồng.


* Nguồn vốn khác (khoảng 700 tỷ đồng)


Vốn huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, nhân dân đóng góp...


Vốn lấy từ nguồn thu của các công trình đã được đưa vào sử dụng để tái đầu tư các công trình khác.

+ Giải trình huy động nguồn vốn


* Vốn ngân sách của Trung ương: Được phân bổ trong kế hoạch hàng năm, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và vốn Chương trình phát triển hạ tầng du lịch; vốn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công,…chủ yếu ưu tiên đầu tư cho các công trình: Cải tạo môi trường Khu danh thắng, đầu tư tôn tạo di tích, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá,...

* Vốn ngân sách tỉnh, huyện đầu tư xây dựng cơ bản tập trung hàng năm: ưu tiên các hạng mục, hệ thống điện, các công trình giao thông…

* Vốn huy động: Doanh nghiệp, vốn cổ phần, huy động công đức trong dân, xây các công trình dịch vụ du lịch như: khách sạn, nhà hàng…

Bảng 3.1: Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025

Đơn vị tính: Triệu đồng.


TT

Nội dung

Số tiền

Tỷ lệ %

1

Giải phóng mặt bằng, tái định cư

100.000

10%

2

Xây dựng đường giao thông nội bộ

45.000

4.5 %

3

Xây dựng phát triển lưới điện hạ thế

50.000

5%

4

Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy

10.000

1%


55

Xây dựng hồ điều hòa trung tâm, hệ thống cấp

nước sinh hoạt, công trình thoát nước, vệ sinh môi trường


115.000


11.5%

6

Xây dựng khu dịch vụ, du lịch

300.000

30%

7

Xây dựng khu quy hoạch phát triển, bảo vệ hệ sinh thái

90.000

9%

8

Xây dựng Trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh

90.000

9%

9

Chi phí khác

100.000

10%

10

Chi phí dự phòng

100.000

10%


Tổng cộng

1.000.000

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch khu danh thắng Nhất, Nhị Tam Thanh, tỉnh Lạng Sơn - 11

(3) Phân kỳ vốn đ u tư, cơ cấu nguồn vốn, lập quy hoạch và các dự án đ u tư xây dựng

Bảng 3.2: Phân kỳ nguồn vốn qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm thực hiện

Ngân ách Nhà nước (TW, tỉnh, huyện) 30%

Nguồn vốn khác

70%


Tổng cộng

Năm 2019

40.000

100.000

140.000

Năm 2020

60.000

100.000

160.000

Năm 2021

60.000

50.000

110.000

Năm 2022

30.000

50.000

80.000

Năm 2023

30.000

50.000

80.000

Năm 2024

30.000

150.000

180.000

Năm 2025

50.000

200.000

250.000

Tổng cộng

300.000

700.000

1.000.000

3.2.7 Giải pháp về thị trường

- Hình thành và hoàn thiện ản phẩm du lịch văn h a tâm linh


+ Tổ chức xây dựng các sản phẩm du lịch tâm linh tích cực, sáng tạo tạo sự thuận lợi, tiện nghi, thu hút sự tham gia trải nghiệm, tìm hiểu và khám phá của du khách tham quan như nghi lễ thiền, bữa ăn chay nhà chùa, tham gia thả đèn hoa đăng, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…

+ Xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ từ việc thông tin, đi lại, nghỉ ngơi cho tới dịch vụ hướng dẫn, phục vụ tham quan, tìm hiểu, chiêm bái những giá trị tâm linh gắn với các điểm đến trong chuỗi liên kết.


+ Xây dựng và phát triển các sản phẩm đồ lưu niệm du lịch gắn với tâm linh tại các ditích, các điểm tham quan tiêu biểu; phát triển các hoạt động lễ hội đặc biệt vào những dịp đầu xuân.

+ Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch tâm linh bằng các hình tượng là các vị Thương thần, Mãi thần, Mại thần,… nhằm thu hút đối tượng khách thương nhân làm ăn buôn bán.

Nội dung nhiệm v : đ u tư ản phẩm văn h a tâm linh là ản phẩm cốt lõi của du lịch thành phố Lạng Sơn trên nền tảng giá trị cảnh quan, văn h a tâm linh của

hu danh thắng


Nội dung cốt lõi của giải pháp là tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo, có tính duy nhất trên thị trường. Gợi ý từ mô hình sản phẩm du lịch và cảm hứng ý tưởng sản phẩm của Khu du lịch Tây Yên Tử, Bắc Giang như sau:

Nếu như Đông Yên Tử là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và là nơi lưu giữ xá lị của Ngài sau khi viên tịch thì Tây Yên Tử lại là “Con đường hoằng dương Phật pháp Tây Yên Tử” của Ngài. Dự án Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Bắc Giang) ra đời là sự sáng tạo trong khai thác tiềm năng văn hóa tâm linh kết hợp với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, độc đáo, huyền bí của môi trường sinh thái vùng núi Tây Yên Tử của huyện Sơn Động.

Khu du lịch Tây Yên Tử có diện tích 96,1 ha (trừ diện tích giao thông ngoài cổng và khu bảo tồn sinh thái). Có 4 khu vực được quy hoạch xung quanh 4 chùa (chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng) gồm Cổng khu Tây Yên Tử, Làng chào đón Tây Yên Tử, Khu hiên Tây Yên Tử và Đỉnh Tây Yên Tử. Ngoài những hoạt động tâm linh như lễ chùa, du khách còn có thể tham gia các hoạt động mang tính tôn giáo như: ăn chay, trị liệu tôn giáo, thiền và những hoạt động du lịch sinh thái như: leo núi, thư giãn tại khu nghỉ dưỡng...

Sản phẩm 1 “Công viên LINH TÚ SƠN”


Lạng Sơn có một “rừng” các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, có giá trị, trong đó phần lớn là các di sản văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh, một số được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như Lễ hội đền Kỳ Cùng – đền Tả Phủ; Lễ hội Ná Nhèm, Bắc Sơn; Nghi lễ Then Tày Nùng;… và đặc biệt là Múa Sư tử dân tộc Tày - Nùng có tính độc đáo cao nhất.

Thành Nhà Mạc, Núi Tô Thị trong quần thể khu di tích Nhị Tam Thanh, Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc là di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia từ năm 1962.

Hoa Đào Xứ Lạng đang được tỉnh đầu tư, xây dựng thương hiệu văn hóa và hình thành không gian văn hóa hoa Đào tại Thành Nhà Mạc.

Mặc dù vậy, 3 di sản văn hóa độc đáo trên đang tồn tại độc lập, phân tán và rời rạc; chủ yếu là dưới dạng bảo tồn, bảo tàng.

Từ phân tích định hướng tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo, riêng có, trên cơ sở tích hợp 03 di sản trên và hội tụ trong không gian thiêng Thành Nhà Mạc là lựa chọn số một, tiên quyết. Việc đầu tư, sáng tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, thưởng thức; trải nghiệm sự khác lạ, khác thường là việc thứ hai mang tính quyết định. Cuối cùng là việc có địa điểm thuận tiện, không gian đẹp, nhiều mảng khối, màu sắc, tráng lệ hấp dẫn khách hàng là yếu tố đảm bảo sự thành công cho sản phẩm, dự án.

Mô tả sản phẩm như sau: Thành Nhà Mạc được đầu tư tôn tạo thành công viên du lịch: Thưởng ngoạn - Văn hóa tâm linh, ngắm cảnh với tên gọi “Công viên LINH TÚ

SƠN”. Tổng diện tích toàn khu vực là 10ha, diện tích đầu tư, cải tạo 1,4 ha. Các hạng mục, hoạt động của dự án gồm:

Hạng mục 1: Tạo một vườn hoa (tại bãi bóng và sườn núi phía Núi Tô Thị) diện tích 2.500m2 gồm hoa Đào và các loài hoa rực rỡ sắc màu quanh năm để giới trẻ checkin. Xung quanh tạo dựng 11 “Cây Đào AVATA” to lớn (mô phỏng Siêu cây năng lượng trong vườn Singapo), chiều cao trên 20m, được thắp sáng rực rỡ, choáng ngợp vào ban đêm.

Hạng mục 2: Tạo một không gian Tâm linh - Phong thủy (mặt bằng phía trái), diện tích 7.000m2 bao gồm: Thiết chế Vân Thù Bồ Tát (sưu tầm vật chất thiêng từ Nê Pan như đá, cây Bồ Đề); Sân vườn phong thủy phong cách Nhật Bản (Đá - Cây - Nước); Công trình kiến trúc tre lá, trình diễn Múa Sư tử, nghi lễ Then Tày - Nùng, Nhạc giao hưởng, trình diễn ánh sáng nghệ thuật; tạo tác 99 tượng Sư tử các loại, đặt trên đỉnh

núi, trong vườn tượng,…


Hạch toán đầu tư sản phẩm như sau:


Tổng diện tích đầu tư xây dựng: 10.000m2 . Tổng mức đầu tư

10.000 m2 x 5 triệu/m2 = 50 tỷ đồng. Phân kỳ (02 giai đoạn):


Giai đoạn 1 (2020 - 2022): 30 tỷ.


Giai đoạn 2: 2023 - 2025: Đầu tư hoàn thiện dự án: 20 tỷ. Hạch toán kinh doanh

Năm thứ nhất:


300.000 khách/năm x 180.000/người = 54 tỷ/năm


Chi phí: (VAT = 5,4 tỷ) + [(30 nhân công) x 70 triệu/người/năm = 2,1 tỷ] + (hoàn vốn đầu tư 10%, lãi ngân hàng 10% = 10 tỷ) + (nguyên vật liệu, vật tư = 30% = 16,2 tỷ) + (10% quảng cáo tiếp thị, khác = 5,4 tỷ) = 39,1 tỷ.

Lợi nhuận sau thuế: 14,9 tỷ.


Từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm tăng trưởng 10%, tạm tính dự án sẽ có lãi từ năm thứ 4 trở đi (Đã hoàn hết vốn đầu tư; vốn vay và lãi), lũy kế mức lợi nhuận ròng sau thuế

>14,9 tỷ/năm, đạt 29,8%.


Đây là tỷ lệ lợi nhuận cao của ngành dịch vụ, là con số mơ ước trong hoạt động đầu tư tài chính, hoàn toàn khả thi khi đầu tư vào kinh doanh dịch vụ du lịch.

Sản phẩm Trải nghiệm “LƯỠNG CUNG TAM THÁNH NHẤT SỞ CẦU” (Ý tư ng ản phẩm đi giữa hai chùa Tam giáo và chùa Tam Thanh, c u nguyện tam Thánh, ng nghiệm một điều c u ước)

Từ điểm tập kết tại Trung tâm tiếp đón động Nhị Thanh, du khách đi theo cổng Tam quan đến lễ tại chùa Tam Giáo, động Nhị Thanh, thi hành các nghi lễ tâm linh, tay dâng một ngọn đèn nhỏ, đi dọc theo động Nhị Thanh ra đến cửa sau động Nhị Thanh, qua một cầu Kiều vào Trung tâm trải nghiệm và dâng đèn đến đài Linh ứng, nghe thuyết pháp và tiếp tục thực hành lời cầu ước, tiếp tục di chuyển đến chùa Tam Thanh, động Nhị Thanh để hoàn tất con đường “Lưỡng cung Tam Thánh nhất sở cầu”.

Toàn bộ tuyến trải nghiệm này có hệ thống đường giao thông thuận tiện, an ninh, môi trường: đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; sức chứa tại mỗi điểm khoảng gần 1.000 lượt khách.

+ Phục dựng lễ hội của các di tích có giá trị để thu hút khách du lịch nhằm khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch tâm linh.

+ Nghiên cứu xây dựng nội dung, tổ chức mở các lớp học tập, tu hành ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên cho các đối tượng là tín đồ, học sinh và nhân dân mộ đạo.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm


+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm; chủ động thu hút khách có chọn lọc; làm nổi bật hình ảnh du lịch Khu danh thắng gắn với hình ảnh du lịch Lạng Sơn, Việt Nam.

+ Bên cạnh việc tuyên truyền quảng bá giới thiệu về điểm đến, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác khai thác, phát huy giá trị di tích cũng như thu hút các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nhằm phát triển du lịch tại địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Tăng cường thông tin về sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh; có chính sách kích cầu theo mùa, theo các gói sản phẩm với giá phù hợp; tăng cường các thông tin quảng bá về các điểm du lịch chính và bổ trợ để hình thành sự nhận biết về sản phẩm du lịch tâm linh quan trọng.

- M rộng và đa dạng h a các hình th c liên kết Liên kết trong khuôn khổ nhiều địa phương, nhiều khu du lịch (đa phương); liên kết với từng địa phương hoặc khu du lịch theo chủ đề riêng theo đặc điểm về tài nguyên, sản phẩm du lịch (song phương).

3.2.8 Giải pháp về kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, văn minh

Thành phố Lạng Sơn cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại Khu danh thắng và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền, phát động trong nhân dân nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho khách tham quan. Gắn việc bảo vệ an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhiệm vụ này cần được triển khai một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Phấn đấu không để xảy ra các sự cố lớn, tình trạng trộm cắp vặt, chèo kéo du khách, không để mất cắp các hiện vật quý trong di tích cũng như không để xảy ra hỏa hoạn làm hư hại đối với các hạng mục di tích.


ết luận chương 3


Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ thực trạng quản lý, khai thác tiềm năng du lịch tại Khu danh thắng trong thời gian qua; dựa trên xu hưóng phát triển chung của du lịch trong nưóc và quốc tế; phương hướng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và từ những bài học rút ra trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch của Khu danh thắng, tác giả đã mạnh dạn đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản để quản lý, khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch vốn có của Khu danh thắng và cũng là tiềm năng du

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí