PHỤ LỤC
Bảng hỏi
Thưa ông/bà,
Tôi đang thực hiện đề tài “Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ” nhằm tìm hiểu sự tham gia của ông/bà trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải tại địa phương. Rất mong ông/bà cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin trong bảng hỏi này. Tôi xin cam kết những thông tin ông/bà cung cấp sẽ được đảm bảo tính khuyết danh và sử dụng duy nhất cho mục đích khoa học. Những thông tin này sẽ phục vụ lợi ích cho cộng đồng ông/bà đang sinh sống.
Địa bàn khảo sát:....................................................................................................
Xã/thị trấn:..............................................................................................................
Ấp/khu phố:............................................................................................................
Thông tin cơ bản của người trả lời
1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 2. Năm sinh:.........
3. Trình độ học vấn
1. Không biết chữ 2. Tiểu học 3.THCS
4. THPT 5. Trung cấp 6. Cao đẳng/Đại học
7. Trên Đại học 8. Khác (xin chỉ rõ)
4. Đặc điểm nghề nghiệp chính
1. Công việc làm theo giờ hành chính
2. Công việc làm theo ca
3. Công việc làm bán thời gian
4. Công việc không cố định thời gian làm việc (xe ôm, bán hàng,....)
5. Không có công việc tạo thu nhập
6. Nghỉ hưu
7. Khác (chỉ rõ)
5. Gia đình ông/bà có thành viên nào hiện đang giữ chức vụ quản lý chính quyền các cấp không (thành phố/huyện/xã/thị trấn)?
1. Có 2. Không
6. Gia đình ông/bà có thành viên nào hiện đang giữ chức vụ quản lý trong các đoàn thể xã hội ở xã, thị trấn/ấp, khu phố không (Chi hội trưởng/hội phó Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Bí thư/Phó bí thư Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc,.....)?
1. Có 2. Không
7. Gia đình ông/bà có thành viên nào hiện đang giữ chức vụ quản lý ở khu dân cư không (tổ trưởng/tổ phó tổ dân phố,...)?
1. Có 2. Không
I. Thực trạng hoạt động quản lý rác thải tại địa phương
1. Ở khu ông/bà sống có những hoạt động nào sau đây (có thể chọn nhiều phương
án)
1. Phân loại rác thải
2. Thu gom rác thải tại khu dân cư
3. Tập kết rác ra vị trí tập trung rác thải của các khu phố
4. Vận chuyển rác ra bãi xử lý/chôn lấp
5. Xử lý rác
6. Tái chế rác
7. Tái sử dụng rác
8. Không có hoạt động nào
9. Không rõ
2. Xin ông/bà hãy phân chia các loại rác thải sau đây theo hai loại: rác thải có thể
tái chế và rác thải không thể tái chế?
Rác có thể tái chế | Rác không thể tái chế | Không biết | |
Giấy, bìa | |||
Kim loại | |||
Lá cây |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Người Dân Không Đóng Thêm Phí Vệ Sinh Môi Trường Trên Địa Bàn Các Xã, Thị Trấn Nghiên Cứu
- Sự Tham Gia Của Các Biên Liên Quan Trong Tập Kết Rác Thải
- Vai Trò Của Người Dân Trong Các Hoạt Động Phân Loại Và Thu Gom Rác Thải Trong Khu Phố
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 10
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Thức ăn thừa | |||
Thủy tinh | |||
Xác động vật | |||
Chai lọ nhựa | |||
Pin, ắc quy |
3. Ông/bà thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình theo cách thức nào?
1. Phân loại thành rác tái chế và rác không thể tái chế
2. Các chai lọ nhựa/giấy báo để bán, còn lại đổ ra xe đẩy chở rác
3. Để các loại có chứa chất độc hại riêng, còn lại đổ ra xe đẩy chở rác
4. Phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ
5. Không thực hiện phân loại rác
6. Khác (xin ghi rõ)......
4. Rác thải sinh hoạt ở khu vực sống của gia đình ông/bà được thu gom bao nhiêu lần trong 1 ngày? ........... lần/ngày
4.1. Theo ông/bà hoạt động thu gom rác thải tại khu phố như hiện nay có thu gom hết số rác thải sinh hoạt trong gia đình ông/bà không?
1. Có Xin chuyển tiếp câu 4.2
2. Không Xin chuyển tiếp câu 4.1.1, 4.1.2
4.1.1 Theo ông/bà, số lần thu gom rác thải sẽ đáp ứng được nhu cầu của gia đình ông/bà là ....... lần/ngày
4.1.2 Ông/bà đã đề xuất mong muốn này với ai?
1. Quản lý cấp huyện/xã, thị trấn
2. Tổ trưởng tổ dân phố
3. Các đoàn thể xã hội (hội phụ nữ, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, đoàn thanh niên,....)
4. Các cơ quan truyền thông, báo chí
5. Công nhân vệ sinh môi trường
6. Không đề xuất với ai
4.2. Ở địa phương ông/bà, hoạt động thu gom rác thải được thực hiện theo hình thức nào?
1. Công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom rác trước cửa từng hộ gia đình
2. Người dân đem rác thải ra vị trí tập kết rác của khu phố hoặc thùng rác công cộng
3. Vào đúng giờ quy định, người dân đem rác thải ra xe đẩy chở rác của công nhân vệ sinh môi trường
4. Ý kiến khác (xin chỉ rõ)
4.3. Ông/bà có biết vị trí xe đẩy chở rác của công nhân vệ sinh môi trường khi đến thu gom rác trong khu vực ông/bà sống không?
1. Có chuyển tiếp câu 4.3.1
2. Không chuyển tiếp câu 4.3.2
4.3.1. Xin ông/bà cho biết khoảng cách từ nhà ông/bà đến vị trí của xe đẩy chở rác đó?
1. Dưới 10 mét
2. Từ 11 mét đến 20 mét
3. Trên 20 mét
4.3.2. Ông/bà có được tham gia đóng góp ý kiến trong tổ dân phố về quyết định đặt vị trí xe đẩy chở rác khi đến thu gom rác trong khu vực ông/bà sống không?
1. Có 2. Không
4.3.3. Ông/bà có được tham gia đóng góp ý kiến trong tổ dân phố về thời gian thu gom rác thải của công nhân vệ sinh môi trường không?
1. Có 2. Không
4.4. Ông/bà cho biết mức độ hợp lý của các hoạt động dưới đây
Mực độ hợp lý | |||||
Rất không hợp lý (1) | Không hợp lý (2) | Bình thường(3) | Hợp lý (4) | Rất hợp lý (5) | |
1. Số lần thu gom rác thải trong ngày | |||||
2. Thời gian thu gom rác thải | |||||
3. Vị trí xe đẩy thu gom rác thải hàng ngày của công nhân vệ sinh môi trường |
5. Ông/bà có biết địa điểm tập trung rác thải của các khu phố không? (Điểm tập trung rác thải là một vị trí tập kết toàn bộ rác thải của các khu phố. Công nhân vệ sinh môi trường sau khi thu gom rác trong khu dân cư sẽ đưa xe đẩy chở rác đến vị trí tập kết để chuyển về bãi xử lý rác)
1. Có chuyển tiếp câu 5.1
2. Không chuyển tiếp câu 5.2
5.1 Ông/bà cho biết mức độ ảnh hưởng của vị trí điểm tập kết rác thải của các khu phố đến môi trường sống của ông/bà?
Không ảnh hưởng | Bình thường | Ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
5.2. Ông/bà có được tham gia đóng góp ý kiến trong tổ dân phố về vị trí của điểm tập trung rác thải của các khu phố không?
1. Có 2. Không
6. Ông/bà có đóng phí vệ sinh môi trường ở khu phố không?
1. Có chuyển tiếp câu 6.1
2. Không chuyển tiếp câu 6.2
6.1. Ông/bà cho biết mức phí vệ sinh môi trường ở khu phố/ấp là bao nhiêu?
1. 1.500 đồng/người/tháng
2. 2.000 đồng/người/tháng
3. 3.000 đồng/người/tháng
4. Không rõ
6.2. Theo ông/bà, ngoài mức phí đã đóng thì tổ dân phố/ấp có cần thu thêm phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình không?
1. Có chuyển tiếp câu 6.2.1
2. Không chuyển tiếp câu 6.2.2
6.2.1. Nếu có, nguyên nhân vì sao cần thu thêm phí?
1. Lương của công nhân thu gom thấp
2. Không đủ kinh phí cho việc thuê xe vận chuyển rác ra bãi xử lý/chôn lấp
3. Không có kinh phí cho việc xử lý rác thải
4. Rác thải tại khu phố/ấp không được thu gom hết
5. Khác (xin chỉ rõ)
6.2.2. Nếu không, lý do vì sao không cần thu thêm?
1. Địa phương có đủ quỹ cho các hoạt động vệ sinh môi trường
2. Mức phí vệ sinh môi trường đang đóng đã đủ cho các hoạt động vệ sinh môi trường
3. Gia đình không có đủ điều kiện tài chính để đóng
4. Khác (xin chỉ rõ)
6.3. Ông/bà cho biết lý do vì sao không muốn đóng phí vệ sinh môi trường?(có thể chọn nhiều phương án) (câu này chỉ dành cho những người hiện nay không đóng phí vệ sinh môi trường)
1. Huyện/xã, thị trấn đã có quỹ/ngân sách của nhà nước nên không cần đóng
2. Không thấy lợi ích của việc đóng phí vệ sinh môi trường
3. Không hiểu cách làm việc của chính quyền về việc đóng phí vệ sinh môi trường
4. Gia đình không đủ khả năng tài chính để đóng
5. Đóng tiền không phải trách nhiệm của người dân
7. Ông/bà xử lý rác thải theo cách thức nào?(có thể chọn nhiều phương án)
1. Đốt
2. Chôn lấp
3. Đổ ra đường
4. Ủ phân
5. Đội thu gom thôn ấp/ công nhân vệ sinh môi trường thu gom
6. Đổ xuống ao, cống rãnh, kênh mương
7. Khác (xin chỉ rõ)
II. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải
8. Ông/bà hãy đánh giá mức độ tham gia trong các hoạt động của từng thành phần, theo thang 5 điểm; trong đó: 1= rất không thường xuyên; 2= không thường xuyên; 3= bình thường; 4= thường xuyên; 5= rất thường xuyên. Điểm 0= không tham gia trong hoạt động này
Thành phần tham gia | ||||||
Chính quyền | Tổ trưởng tổ dân phố/Trưởng ấp | Đoàn thể xã hội | Công nhân vệ sinh môi trường | Người dân | Công ty vệ sinh môi trường | |
Phân loại rác thải | ||||||
Thu gom rác thải | ||||||
Tập kết rác thải | ||||||
Vận chuyển rác thải | ||||||
Xử lý rác thải |
9. Khi thấy ở khu vực sinh sống của gia đình ông/bà có nảy sinh vấn đề liên quan đến rác thải (thu gom rác, phân loại rác thải, vệ sinh môi trường khu vực mình ở,....), ông/bà thường làm gì? (có thể chọn nhiều phương án)
1. Tự giải quyết vấn đề
2. Huy động các thành viên trong gia đình cùng giải quyết 3.Đưa ra vấn đề và bàn chuyện với hàng xóm
4. Đề xuất nêu ý kiến trong cuộc họp tổ dân phố/ấp
5. Đưa ra ý kiến trong cuộc họp của các đoàn thể xã hội (hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thành niên,...)
6. Thông báo cho các cơ quan truyền thông (báo, đài, tivi,…)
7. Chỉ suy nghĩ và không làm gì cả
8. Thông báo với tổ trưởng tổ dân phố
9. Khác (xin chỉ rõ)
10. Khi khu dân cư có quyết định mới liên quan tới vấn đề phân loại và thu gom rác thải thì quá trình đó được thực hiện như thế nào?
1. Tổ trưởng tổ dân phố quyết định và thông báo cho người dân thực hiện
2. Người dân được tham gia khảo ý kiến và tổ trưởng tổ dân phố đưa ra quyết định
3. Người dân được tham khảo ý kiến và người dân quyết định cuối cùng
4. Người dân và tổ trưởng tổ dân phố cùng thảo luận, đưa ra quyết định và thực hiện
5. Không biết
11. Ông/bà hãy đánh giá về mức độ tham gia của mình trong các hoạt động dưới
đây
Mức độ tham gia | Bản thân không tham gia | Khu dân cư không có hoạt động này | |||||
Rất không thường xuyên (1) | Không thường xuyên (2) | Bình thường (3) | Thường xuyên (4) | Rất thường xuyên (5) | |||
1. Quét dọn vệ sinh khu vực mình ở | |||||||
2. Họp bàn trong tổ dân phố về các vấn đề thu gom rác thải | |||||||
3. Họp bàn trong tổ dân phố về các vấn đề phân loại rác thải | |||||||
4. Đề xuất các giải pháp cho vấn đề |