Phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre, tỉnh Quảng Ngãi - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các thông số chính của dự án thủy điện Đăkre 13

Bảng 3.2: Phân bổ vốn tổng đầu tư 16

Bảng 4.1: Phân bổ chi phí đầu tư dự án 20

Bảng 4.2: Kết quả phân tích tài chính (Tổng đầu tư) 22

Bảng 4.3: Kết quả phân tích tài chính (Chủ đầu tư) 25

Bảng 5.1: Kết quả phân tích kinh tế 32

Bảng 5.2: Phân bổ ngoại tác 34

Bảng 6.1: Kết quả phân tích độ nhạy (Biến lạm phát VNĐ) 38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Bảng 6.2: Kết quả phân tích độ nhạy (Biến lạm phát USD) 39

Bảng 6.3: Kết quả phân tích độ nhạy (Biến giá điện) 40

Phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre, tỉnh Quảng Ngãi - 2

Bảng 6.4: Kết quả phân tích độ nhạy (Biến sản lượng điện) 41

Bảng 6.5: Kết quả phân tích độ nhạy (Biến vốn đầu tư) 42

Bảng 6.6: Kết quả phân tích tình huống 44


Việc tính toán phí thưởng ngoại hối cần nhiều số liệu mà trong giới hạn thực hiện đề tài không thể thực hiện tính toán được. Do vậy, trong phân tích kinh tế, phí thưởng ngoại hối được lấy bằng 5%, tương đương với số liệu thường được sử dụng của các cơ quan nghiên cứu và tư vấn.228


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc dự án 16

Hình 4.1: Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tư 22

Hình 4.2: Ngân lưu tài chính dự án theo quan điểm chủ đầu tư 24

Hình 5.1: Ngân lưu kinh tế của dự án 32

Hình 6.1: Kết quả chạy mô phỏng NPV dự án 45

Hình 6.2: Kết quả chạy mô phỏng NPV chủ sở hữu 46

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ đồ vị trí dự án thủy điện Đăkre 52

Phụ lục 2: Bảng thông số dự án 53

Phụ lục 3: Lịch giải ngân và trả nợ của dự án 54

Phụ lục 4: Báo cáo thu nhập tài chính dự án 55

Phụ lục 5: Báo cáo ngân lưu tài chính của dự án 57

Phụ lục 6: Bảng tổng hợp các ngân lưu của dự án 58

Phụ lục 7: Xác định các chỉ số CF của dự án 59

Phụ lục 8: Ngân lưu kinh tế của dự án 60

Phụ lục 9: Độ nhạy 2 chiều theo biến sản lượng điện và vốn đầu tư 61

Phụ lục 10: Kết quả phân tích Crystal Ball 57


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 0Đặt vấn đề


1

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, dự đoán nhu cầu dùng điện của nước ta tăng khoảng 17%/năm. Nhu cầu phụ tải điện toàn quốc dự báo năm 2010 khoảng 88,5 – 93 tỉ Kwh/năm. Tuy nhiên với sản lượng điện sản xuất hiện có không đáp ứng được nhu cầu điện năng tiêu thụ, hệ thống điện vận hành trong tình trạng không có dự phòng. Trong năm 2008, lượng điện trong nước thiếu hụt khoảng 8,6 tỉ Kwh buộc nước ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Theo dự báo của quy hoạch phát triển ngành điện giai đoạn 2006 – 2015, có xét triển vọng đến năm 2025, tổng vốn đầu tư cho toàn ngành trong giai đoạn 2006 – 2015 là khoảng 79,9 tỉ USD, tương đương 1.262.980 tỷ đồng, đầu tư cho nguồn điện khoảng 52 tỉ USD, trong đó thuỷ điện 40%, nhiệt điện khí trên 44%, nhiệt điện than 15%, bình quân mỗi năm, vốn đầu tư cho ngành điện là 4 tỉ USD. Và chính phủ cũng đã xác định “…Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến khích đầu tư các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.”0

Để tăng cường tính độc lập về an ninh năng lượng, chính phủ đã xác định trong thời gian đến cần đầu tư, xây dựng, đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện nhằm cung cấp điện năng cho nền kinh tế, vốn đang mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu điện năng.




1 Nguồn: Quyết định số 176/2004/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 05/10/2004 [4]


Với hệ thống sông ngòi có tiềm năng về thủy điện của nước ta, việc đầu tư vào các dự án thủy điện sẽ đáp ứng một phần nhu cầu điện trong tương lai. Không những vậy, các dự án thủy điện thường được đầu tư ở các vùng kém phát triển, nên với việc dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế xã hội của địa phương và của khu vực.

2

Nhằm khai thác tiềm năng thủy điện của sông Trà Khúc, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 tiến hành nghiên cứu dự án thủy điện Đăkre. Dự án thủy điện Đăkre được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu vực nói riêng và nền kinh tế nói chung. Dự án này nằm trong hệ thống quy hoạch phát triển điện năng trên hệ thống sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi1 , khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng 222,2 triệu Kwh.

1.2 1Vấn đề chính sách


Nhu cầu dùng điện trong đời sống của người dân cũng như trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng cao. Tuy nhiên lượng điện sản xuất không đáp ứng kịp, nhất là vào mùa khô, khi đó nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất rất lớn.

Việc đầu tư vào ngành điện đang là gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia, vì vậy chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện, nhằm đáp ứng nhu cầu điện quốc gia, thay thế dần nhập khẩu điện, tăng cường tính độc lập về an ninh năng lượng.

Trong thời gian qua tình trạng thiên tai như lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, tác động đến đời sống của người dân trong các vùng có thủy điện và nảy sinh các tranh luận xung quanh vấn đề đầu tư thủy điện, nhất là các thủy điện ở



2 Nguồn: Quyết định số 3454/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp ban hành ngày 18/10/2005 [6]


miền Trung, với lập luận cho rằng các dự án thủy điện vừa và nhỏ đầu tư hàng loạt tại miền Trung chính là nguyên nhân tạo ra những tác động tiêu cực trên, các hồ chứa nước không thể điều tiết lũ, không những vậy, các dự án thủy điện càng làm cho các cơn lũ ngày càng trở nên tàn khốc hơn bởi khi đầu tư các dự án thủy điện thường đi song song với nạn chặt phá rừng.

Vì vậy, đề tài này sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu có chấp thuận cho đầu tư hay không đối với dự án thủy điện Đăkre. Ai được lợi, ai bị thiệt nếu dự án đi vào hoạt động? Nếu dự án được tính toán có lợi ích về mặt tài chính và kinh tế thì việc đầu tư của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Tân sẽ được xem xét chấp nhận.

1.3 2Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xét trên quan điểm của nền kinh tế và tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư và tổng đầu tư.

1.4 3Câu hỏi nghiên cứu


Các cơ quan chính quyền có nên chấp thuận cho đầu tư hay không đối với dự án thủy điện Đăkre? Để trả lời câu hỏi này, đề tài sẽ tập trung trả lời một số câu hỏi chi tiết: Dự án có khả thi về mặt tài chính hay không? Tính khả thi về mặt kinh tế của dự án? Những đối tượng nào sẽ được hưởng lợi và bị thiệt từ dự án?

1.5 4Phạm vi nghiên cứu


Đề tài phân tích lợi ích và chi phí dự án thủy điện Đăkre được thực hiện ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi. Đề tài phân tích đánh giá từ các số liệu kỹ thuật, đo lường, địa chất được Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 khảo sát, thu thập và xử lý.

Về nội dung nghiên cứu, luận văn dựa trên các số liệu tổng mức đầu tư và các phương án kỹ thuật đã được Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 thiết lập để làm cơ sở thực hiện các nghiên cứu đã đề ra.


1.6 5Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra một số quan điểm phân tích dự án để cho các bên liên quan như chủ đầu tư, các đơn vị cho vay, các cơ quan ban ngành sử dụng tham khảo trong giai đoạn lập dự án đầu tư.

1.7 6Bố cục luận văn


Bố cục luận văn bao gồm bảy chương, sau đây là nội dung cụ thể của từng chương.


Chương 1 giới thiệu khái quát về cơ sở hình thành đề tài, trình bày mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu, nói lên ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục của đề tài.

Chương 2 là tổng quan cơ sở lý thuyết và các phương pháp luận được ứng dụng vào các phân tích trong đề tài.

Chương 3 trình bày cụ thể về dự án thủy điện Đăkre như giới thiệu về dự án, sự cần thiết đầu tư, nhiệm vụ cụ thể của dự án và các dữ liệu liên quan của dự án như cơ cấu nguồn vốn và các thông số chính của dự án.

Chương 4 sử dụng các phương pháp phân tích tài chính để phân tích tính khả thi của dự án về mặt tài chính theo các quan điểm khác nhau, kết quả phân tích dựa vào các tiêu chí tài chính của dự án bao gồm NPV, IRR, B/C.

Chương 5 phân tích tính khả thi về mặt kinh tế và xã hội của dự án. Kết quả phân tích sẽ cho biết các lợi ích mà nền kinh tế nhận được cũng như chi phí mà nền kinh tế phải gánh chịu khi có dự án, từ đó sẽ có đánh giá về mục tiêu xã hội và những đối tượng chính liên quan khi dự án được triển khai.

Chương 6 sử dụng phương pháp phân tích rủi ro bao gồm phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo để xác định các rủi ro có thể xảy ra khi dự án được triển khai.

Chương 7 sẽ tóm tắt lại các kết quả phân tích đã được thực hiện trong các chương trước, đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị được rút ra trong quá trình thực hiện đề tài.


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 sẽ trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết được ứng dụng vào các phân tích trong đề tài này như chu trình phát triển một dự án, các quan điểm phân tích dự án và nội dung phân tích dự án.

2.1 Chu trình phát triển một dự án


Một dự án được triển khai thì yêu cầu quan trọng là các công tác xây lắp, sử dụng hoàn chỉnh đúng thời gian, tiến độ, đảm bảo chất lượng. Một dự án thông thường được thực hiện theo các bước:

- Chuẩn bị dự án đầu tư


- Đầu tư xây dựng dự án


- Vận hành và quản lý dự án


3

2.2 Các quan điểm phân tích dự án2


Với mục tiêu nêu trên, nội dung của luận văn sẽ tập trung phân tích theo các quan

điểm sau:


- Theo quan điểm tổng mức đầu tư (quan điểm ngân hàng)


Các chủ thể phân tích thường là các ngân hàng. Các ngân hàng xác định tính khả thi, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Các ngân hàng xem dự án như là một hoạt động có khả năng tạo những lợi ích tài chính rò ràng và sử dụng nguồn tài chính rò ràng. Qua phân tích các dòng tài chính, các ngân hàng xem xét có nên cho vay toàn bộ nhu cầu về vốn hay chỉ theo một tỉ lệ nhất định.




3 Nguồn: Glenn P.Jenkins, Arnold C.Harberger, (1995), Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Harvard university [2]

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí