Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ


1.1 Một số vấn đề cơ bản về thủ công mỹ nghệxuất khẩu thủ công mỹ nghệ‌

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản‌

a. Khái niệm Xuất khẩu

Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán phải lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá như em đưa lại lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế có mầm móng từ hàng 1000 năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình: Như nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực thực phẩm… thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

- Xuất và nhập khẩu hàng hóa vô hình bao gồm các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, dịch vụ du lịch, nhãn hiệu thương hiệu… thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.

- Xuất khẩu tại chỗ: đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong ngoại giao đoàn, khách du lịch quốc tế… hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, vận tải….

Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa - 2

Như vậy, xuất khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế. Theo đó, Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ ( có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sử dụng tiền tệ làm cơ sở thanh toán

Trong quan hệ ngoại thương của các nước, xuất khẩu được chia làm hai loại:

- Xuất khẩu hàng hóa hữu hình: là xuất khẩu những hàng hóa có hình thái vật chất, ví dụ: quần áo, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ…

- Xuất khẩu hàng hóa vô hình: xuất khẩu dịch vụ là xuất khẩu những hàng hóa không có hình thái vật chất, ví dụ: đào tạo sinh viên nước ngoài tại Việt Nam, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông…

Có 2 hình thức xuất khẩu:

- Xuất khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ trực tiếp cho người mua ở thị trường mục tiêu.

- Xuất khẩu gián tiếp: Doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ cho các trung gian thương mại rồi các nhà trung gian này bán lại cho người mua ở thị trường mục tiêu.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực từ hàng tiêu dùng cho đến hàng sản xuất công nghiệp, từ máy móc thiết bị cho tới các công nghệ kĩ thuật cao. Xuất khẩu không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp liên quan mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả quốc gia. Tuy nhiên khác với các hoạt động thương mại trong nước xuất khẩu thuộc phạm vi của thương mại quốc tế do vậy nó chịu sự chi phối và điều khiển của các quy luật vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Do đó, hoạt động xuất khẩu thường phức tạp hơn nhiều so với các hoạt động thương mại trong nước.

Hiện nay, Thị trường xuất khẩu của nước ta đứng đầu là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt

84.8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đó là các thị trường Trung Quốc,

EU, Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản…

b. Khái niệm thủ công mỹ nghệ.

Hàng thủ công mỹ nghệ là các mặt hàng thuộc ngành nghề truyền thống, được sản xuất bởi các nghệ nhân và thợ thủ công, được truyền từ đời này qua đời khác. Các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo.

Từ những nguyên liệu như: gỗ, vỏ trai, ốc,… được những nghệ nhân khéo léo tạo ra sản phẩm mỹ nghệ mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tủ, bàn ghế, đều có nên hoa văn mềm mại, uyển chuyển. Hàng thủ công mỹ nghệ chứa đựng các yếu tố văn hóa một cách đậm nét vì chúng là sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng và có cách thể hiện riêng qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điểm này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.

Nhìn chung các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện đời sống hiện thực, văn hóa tinh thần với sắc màu đa dạng hòa quyện, mang tính nghệ thuật đặc sắc. Do đó chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc.

Ở Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gần đây đang khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu đều tăng lên. Cùng với sự mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước châu âu, Đông Á, Mỹ, Nam Mỹ… Do vậy quan tâm và có chính sách thỏa đáng phát triển các ngành nghề này, mở rộng thị trường xuất khẩu là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam.

Hàng thủ công mỹ nghệ tại tại Việt Nam có thể chia thành 10 nhóm hàng bao gồm các nhóm cơ bản sau: Tre, mây, cói, lá; Gốm; Dệt; Kim loại; Giấy thủ công; Các loại nguyên liệu khác nhau; Tác phẩm nghệ thuật; Khác

Trong những sản phẩm được nêu trên thì có những nhóm hàng chủ yếu, trọng tâm trong chiến lược xuất khẩu nước ta hiện nay cần tập trung bao gồm:

- Nhóm mặt hàng tre, mây, cói và lá: Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu như tre, mây, coi, lá gồm các nguyên liệu như đeo tây chuối hoặc rơm, sản xuất ra những đồ dùng trong gia đình. Các sản phẩm được phục vụ cho mục đích sử dụng và trang trí, sản phẩm rất đa dạng, phục vụ các thị hiếu khác nhau của khách hàng bao gồm bàn ghế, giỏ xách, chiếu, Thảm… nguyên liệu sản xuất các mặt hàng này chủ yếu có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên, các nguyên liệu thu rồi sao trước kia ngày càng trở nên khăn hiếm. Do nó gần đây chúng ta cần phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như tre từ Trung Quốc và may từ lào, Campuchia và Indonesia.

- Nhóm mặt hàng sản phẩm đá quý và kim loại: Bao gồm các sản phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, tượng Phật, đồ trang sức, chuông, chiên và khung tranh và một số dụng cụ khác trong nhà. Trong số những sản phẩm này các vật dụng như đôi mắt bạn phải biết đồ đông chế tác và đồ đúc bằng đồng Thiếc được xuất khẩu. Gần đây, các sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh hạnh phúc khi đọc được do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chí tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mi mèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này có thể tạo ra được nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất nhóm hàng này cơm đá anh tắm, đá mềm và đã trắng. Những sản phẩm từ giá xuất cho EU, Hoa Kỳ, Canada gồm có tượng bằng các vật dụng trong vườn. Xu hướng sử dụng làm mềm đang có xu hướng tăng lên.

- Nhóm mặt hàng gỗ mỹ nghệ: Hầu hết các hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam trong đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp là chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Nguyên liệu cho sản xuất nhóm hàng này được lấy từ các tỉnh miền Trung và miền Nam, cũng có thể được nhập khẩu từ một số nước lân cận như nào Myanma, Campuchia… các nhóm sản phẩm từ gỗ xuất khẩu chủ yếu tập trung vào sản phẩm bàn ghế và đồ bếp, khung tranh, khung gương… một số các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồ gỗ đòi hỏi sự tinh sảo như tượng gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị trường châu Á như Trung Quốc Hồng Kông, Đài Loan.


1.1.2 Đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu‌

Đặc điểm nổi bật về sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu và phổ biến là sản phẩm thủ công truyền thống in đậm sắc thái văn hóa trong sản phẩm. Sản phẩm thủ công truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày. Phần lớn quá trình sản xuất bằng tay, Công loạn hỗ trợ có thể sử dụng máy móc

Hàng thủ công mỹ nghệ thuộc ngành hàng truyền thống của Việt Nam. Chúng được tạo ra từ các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên có sản phẩm có chất lượng 0 đồng đều, khó tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên những sản phẩm này thường rất tinh sảo và độc đáo. Vì là sản phẩm truyền thống nên đa phần chúng mang nét hoa văn hóa dân tộc, thể hiện tính nghệ thuật đặc sắc. Chính điều này là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng quốc tế. Ngoài ra nó cũng tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm dù có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau. Hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên liệu, được thu lượng từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm 3 - 3,5% giá trị suất khẩu, nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng hồ như đạt 100 % giá trị suất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến chế liệu trở thành những sản phẩm suất khẩu, góp phần tích cực cho bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.

1.1.3 Vai trò của phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ‌

Thứ nhất, xuất khẩu mang lại nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa:

- Xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có muốn vốn ngoại tệ xuất nhập khẩu và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương, doanh nghiệp. Công nghiệp hóa tạo ra lợi ích giúp các ngành công nghiệp phát triển, sản xuất phát triển, khắc phục tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở các địa phương hiện nay, Khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển của các địa phương. Công nghiệp hóa nhanh trong một thời gian ngắn rồi hỏi phải có lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật công nghệ tiên tiến.

- Các nguồn vốn nước ngoài nhưng vay, viện trợ… tuy quan trọng nhưng cuối cùng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác, trong khi đó ngân sách trung ương cấp ngày càng hạn hẹp. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa địa phương là tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để có ngoại tệ nhập khẩu. Bởi vậy xuất khẩu các địa phương quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu, quyết định tốc độ công nghiệp hóa của chính địa phương đó.

Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở góc độ địa phương, hiện nay vẫn tồn tại cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sự phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thua do vượt quá nhu cầu nếu chịu thụ động chờ sự thương sao sản xuất thì xuất khẩu vẫn nhỏ bé, tăng trưởng chậm, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế hạn chế.

- Thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất , xuất khẩu do nó cần xuất phát từ nhu cầu thị trường quốc tế để tổ chức sản xuất. Điều này sẽ có tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động của xuất khẩu thể hiện qua: xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn nếu phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tức là tạo cơ hội cho các ngành trồng cói, đay… và các vùng nguyên liệu phát triển, sẽ phát triển các làng nghề về thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất. Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất. Nói

cách khác suất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào doanh nghiệp sản xuất.

Thứ ba, xuất khẩu góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống, giảm bớt tệ nạn xã hội.

- Tác động của xuất khẩu đối với xã hội bao gồm nhiều mặt, trước hết là thúc đẩy các ngành sản xuất phục hồi và phát triển, sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng vạn lao động thủ công, tạo việc làm có thu nhập ổn định. Góp phần giải quyết nỗi lo không có việc làm của thanh niên và các tầng lớp xã hội khác. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Xuất khẩu là một hoạt động có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chính sách xuất khẩu hàng hóa thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng thị trường du lịch, vận tải quốc tế… Mặt khác các quan hệ này lại tạo điều kiện để em ứng dụng xuất khẩu kinh tế phát triển và gắn bó chặt chẽ với phân công lao động quốc tế.

Thứ năm, xuất khẩu là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiện quản lý sản xuất kinh doanh.

- Với những lý do đã trình bày ở trên cho thấy xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược và phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế và giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.

- Do cạnh tranh sản xuất hàng hóa xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời xuất khẩu giúp doanh nghiệp có ngoại tệ để tái đầu tư cho quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu vật liệu sản xuất và tiêu dùng cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận.

Ngoài ra khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên,

tăng doanh số và lợi nhuận. Đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, Mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

Xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing

cũng như sự phân bố và mở rộng trong việc cấp giấy phép.

Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn vốn chủ yếu để đầu tư, mua sắm mở rộng kinh doanh, trang bị máy móc, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu, đổi mới dây chuyền công nghệ. Có thể nói hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc nên không những chị đang ứng nhu cầu hằng ngày mà còn là những sản phẩm văn hóa phục vụ đời sống tinh thần. Ngày nay xu hướng mua sắm các hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước phát triển. Vì vậy cần tập trung những điểm mạnh có được để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là việc làm cần thiết vì không những thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Do hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và nguyên liệu nhập khẩu thường không đáng kể nên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức thực thu ngoại tệ rất cao, góp

phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Mặt khác hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đều mang những giá trị văn hóa, lịch sử nhất định nên việc xuất khẩu các mặt hàng này cũng có một vai trò không nhỏ trong việc truyền bá, giao lưu văn hóa Việt Nam đến các nước trên thế giới.


1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ‌

1.2.1 Nhân tố vi mô (các nhân tố từ phía doanh nghiệp)‌

Nguồn nhân lực và năng lực lãnh đạo

- Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Con người có trình độ cao sẽ biết cách khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên như vốn, máy móc kỹ thuật, tài sản hữu hình…

- Ban lãnh đạo là bộ phận chủ chốt, luôn đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển đảng đề ra, đồng thời có trách nhiệm giám sát, quản lý thực

hiện kế hoạch. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

- Người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lao động chịu tác động đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, trực tiếp tác động đến tất cả các khâu trong sản xuất, trực tiếp tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tiềm lực tài chính

- Tài chính tốt tốt thiệt mạng bảo nguồn vốn kinh doanh liên tục kể cả khi xảy ra ruổi do. Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất và nông nghiệp định tốc độ tăng trưởng nghiệp chướng vốn kinh doanh ngoài nguồn vốn có sẵn phần phải xét đến khi động vốn trung và dài hạn.

Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ

- Tài sản cố định như nhà xuống, máy móc sản xuất, trang thiết bị lọc doanh nghiệp đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh là cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ là những tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh, tận dụng cơ hội tốt nghiệp trên thị trường. Nó tác động đến lượng, chất lượng ảnh hưởng thậm chí là thời hạn giao hàng.


1.2.2 Nhân tố vĩ mô‌

Môi trường kinh tế.

- yếu tố tốc độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, sự ổn định tỷ giá, hệ thống thuế thuộc môi trường kinh tế là các yếu tố chủ lực tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế của quốc gia từ đó tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, thể hiện ở thu nhập lao động, điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.

- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do nó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là thu nhập dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023