TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm vừa qua,
ở trong và ngoài nước đã có một số
công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài về phát triển thị trường, phát triển thị trường sản phẩm nói chung, các nghiên cứu về ngành năng lượng và thương mại sản phẩm năng lượng, các nghiên cứu về vùng TDMNPB liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.1. Công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về trường sản phẩm nói chung
thị
trường và phát triển thị
Bộ Công Thương (2007), Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐTTg ngày 15/2/2007, đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 1
- Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Năng Lượng Tái Tạo
- Sản Phẩm Và Thị Trường Sản Phẩm Năng Lượng Tái Tạo
- Nội Dung Và Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Thị Năng Lượng Tái Tạo
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương
mại, các mô hình tổ chức lưu thông hàng hóa và giải pháp phát triển thương mại trong nước cụ thể như: (1) Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước); (2) Củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý mua bán; (3) Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc,
số lượng, chất lượng và nhãn hiệu hàng hoá đến phương thức và chất lượng;
(4)Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) [1].
Bộ Công thương (2011),
Nghiên cứu phát triển thị
trường bán lẻ
hàng tiêu
dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 20102020, Đề tài cấp Bộ, đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm về thị trường và bán lẻ hàng tiêu dùng. Trong kinh tế học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với
nhau, bất kể ở địa điểm nào, thời gian nào. Khái niệm thị trường hiện đại còn bao hàm cả thị trường thực và thị trường ảo. Tác giả đã đề xuất những giải pháp phát triển thị trường gồm có: (1) Đa dạng hoá loại hình bán lẻ tiêu dùng, (2) Phát triển kênh cung ứng hàng hoá bán lẻ và (3) Các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu thông hàng hoá bản lẻ trên thị trường nông thôn [7].
Phạm Nguyên Minh (2012), Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, đã phân tích về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá bao gồm 4 bước: (1) Nghiên cứu thị trường; (2) Lập chiến lược phát triển thị trường; (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu và (4) Kiểm tra đánh giá thực hiện chiến lược phát triển thị trường. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường xuất khẩu hàng hoá gồm có chỉ tiêu tuyệt đối (gia tăng về số lượng thị trường, về giá trị kim ngạch tại mỗi thị trường và số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hoá) và chỉ tiêu tương đối (tốc độ
tăng số
lượng thị
trường xuất khẩu, tốc độ
tăng trưởng giá trị
kim ngạch xuất
khẩu). Theo tác giả, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường xuất khẩu gồm nhóm nhân tố trong nước (pháp luật, chính sách của Nhà nước, cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, các yếu tố sản xuất và các yếu tố thuộc về doanh nghiệp) và nhóm nhân tố ngoài nước (thị hiếu tiêu dùng, hàng rào thuế quan và phi thuế quan) [35].
Chu Văn Giáp (2018), Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm Công nghiệp xanh ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Luận án đã cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm Công nghiệp xanh và đề xuất chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy mua sắm các sản phẩm xanh và cải thiện thái độ của người tiêu dùng thông qua việc quan tâm đến môi trường của khách hàng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ chế thị trường, tổ chức phân phối [29].
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển của ngành năng lượng và thương mại sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng
Nguyên Long (2011), Để phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng, Nghiên cứu đánh giá những tiềm năng tiết kiệm năng lượng của nước ta trong giai đoạn 20062015 sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Tiết kiệm năng lượng, đã chỉ ra một số nguyên nhân đang gây cản trở, khó khăn cho công tác phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của nước ta. Đồng
thời, theo tác giả có 2 cách thức để đa dạng hóa sản phẩm thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng: Thông qua con đường chuyển giao công nghệ bằng hợp tác liên doanh; nghiên cứu để chế tạo ra những sản phẩm mới... Mặc dù vậy, tài liệu chưa nghiên cứu các nội dung cụ thể của sản phẩm tiết kiệm năng lượng và phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam.
Nguyễn Đức Cường (2012),
Tổng quan về
hiện trạng và xu hướng của thị
trường năng lượng tái tạo của Việt Nam, Tác giả đã có bài viết nghiên cứu chỉ ra rằng so với nhiều nước trên thế giới, thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam còn quá nhỏ bé và chưa phát huy hết tiềm năng hiện có. Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới... Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn Năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Phạm Thị Thanh Mai (2017), Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm 2030, Luận án Tiến sĩ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Công trình nghiên cứu nghiên cứu khá chi tiết việc tính toán xác định cơ cấu nguồn điện từ NLTT trong quy hoạch phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2015 – 2030, nghiên cứu tính toán cụ thể cho 5 nguồn NLTT là Thủy điện nhỏ, Gió, Mặt trời, Sinh khối và Địa nhiệt) với dữ liệu cập nhật về hiện trạng, tiềm năng, và dự báo về công nghệ phát triển, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của các nhà máy điện. Luận án tính toán chi tiết mức chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra để đạt được cơ cấu nguồn điện từ NLTT trong các kịch bản và khuyến nghị mức trợ giá tối thiểu cho sản xuất điện từ các nguồn NLTT.
Bùi Văn Phú (2017), Phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, luận án nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng phát triển thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng nước ta trong thời gian qua dựa trên các yếu tố cấu thành thị trường là phát triển nguồn cung sản phẩm, phát triển tiêu dùng sản phẩm và phát triển các trung gian thị trường kết nối cung cầu. Luận án đã tiến hành đánh giá chỉ ra những thành công và hạn chế
trong việc phát triển các yếu tố
cấu thành thị
trường sản phẩm tiết kiệm năng
lượng nước ta thời gian qua. Chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế của các chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các yếu tố cấu thành thị
trường nói chung và thị trường sản phẩm tiết kiệm năng lượng nói riêng.
Đặng Đình Thống (2017),
Phát triển thủy điện ở
Việt Nam: Tiềm năng và
thách thức, Tác giả đã nhận định đánh giá với tiềm năng khá lớn và được quan tâm khai thác từ rất sớm nên thủy điện đã đóng góp một phần rất đáng kể vào sản xuất điện của Việt Nam. Những vấn đề bất cập và kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững thủy điện, trong đó có thủy điện nhỏ ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Hoài Nam (2018), Phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Công trình nghiên cứu đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển thị trường điện tại Việt Nam định hướng tự do hóa và cải thiện cơ chế cạnh tranh. Luận án đã chỉ ra cần thiết phải giảm sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện để thị trường điện vận hành theo cơ chế thị trường, qua đó khuyến khích đầu tư vào nguồn cung cấp điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Luận án chỉ ra rằng để phát triển thị trường điện bền vững hơn, cần thực hiện tốt quản lý nhu cầu điện và duy trì mức tăng trưởng phù hợp.
Phạm Cảnh Huy (2018), Triển vọng phát triển năng lượng gió, mặt trời tại Việt Nam, Tác giả đã nghiêu cứu đánh giá nhu cầu điện năng. xu thế công nghệ phát điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) cho thấy, phát triển các nguồn NLTT nói chung, năng lượng gió và năng lượng năng lượng mặt trời nói riêng cho phát điện đã và đang có triển vọng lớn và là giải pháp hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu đã
đề ra về
an ninh năng lượng cũng như
cam kết giảm khí thải của Việt Nam.
Chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành năng lượng và trong phát điện bằng NLTT. Sự thiếu hụt nguồn năng lượng truyền thống phục vụ sản xuất điện ở Việt Nam hoàn toàn có thể được bù đắp bằng việc khai thác và sử dụng các nguồn NLTT nếu có những chính sách thích hợp. Hiện vẫn còn thiếu các thông tin và chính sách khuyến khích để phát triển NLTT, những rào cản này cần được khắc phục để thực hiện có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phối hợp tối ưu giữa các nguồn năng lượng truyền thống và tái tạo. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc đẩy nhanh sự tham gia của các nguồn NLTT nói chung và nguồn NLG, năng lượng mặt trời nói riêng cho phát điện đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng mà còn đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tạp chí Năng lượng Việt Nam (2019), Tổng quan tiềm năng và triển vọng
phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam, Đã xác định việc cung ứng năng lượng đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động, cũng như các tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh, an toàn trong
cung ứng năng lượng. Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồn cung năng lượng,
nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng, đặc biệt là các nguồn Sinh khối, Gió, năng lượng Mặt trời được coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững.
Đức Việt (2020), Cần cơ chế thúc đẩy thị trường điện năng lượng tái tạo, Bài viết đã đánh giá nhu cầu điện cho phát triển kinh tế từ năm 2021 trở đi vẫn tăng trưởng ở mức cao từ 8 10%/năm. Nguồn năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn, dẫn đến phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu than và khí, sắp tới là khí hóa lỏng. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, hồ thủy điện thiếu nước để sản xuất, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), nhất là điện gió và điện mặt trời được xem là xu hướng tất yếu, là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo để phát điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cần xây dựng chính sách hỗ trợ và phát triển năng lượng tái tạo và cân đối giữa phát triển các dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi và lưới truyền tải. Thúc đẩy phát triển các hệ thống NLTT phân tán phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ như khu công nghiệp, hộ tiêu thụ
thương mại, dịch vụ, nhà dân... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để cung cấp cho
chính nhu cầu của mình cùng kết hợp với điện mua từ lưới điện. Đồng thời, tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu
trữ
và tăng cường kết nối lưới điện khu vực nhằm nâng cao khả
năng hấp thụ
nguồn điện NLTT, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả.
Minh Đức (2020), Năng lượng tái tạo xu thế không thể khác của Việt Nam, Bài viết đánh giá nhu cầu điện năm 2020 và dự báo đến năm 2030 và những thách thức với năng lượng tái tạo. Bài viết đã đánh giá những thách thức với năng lượng tái tạo cụ thể: Thủy điện chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số tất cả những nguồn tái tạo năng lượng, tiếp sau đó là năng lượng sinh khối và năng lượng gió. Một số nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, khí gas sinh học, năng lượng chuyển hóa từ rác thải cũng đã bắt đầu phát triển trong khi năng lượng địa nhiệt và năng lượng
thủy triều vẫn còn ở giai đoạn non trẻ. Mục tiêu tăng sản lượng điện được sản
xuất từ các nguồn tái tạo từ khoảng 58 triệu MWh năm 2015 lên 101 triệu MWh vào năm 2020 và 186 triệu MWh vào năm 2030. Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính
sách hỗ trợ cho các dự án năng lượng tái tạo là như: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa dùng để thiết lập tài sản cố định, nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Ưu đãi thuế bao gồm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi 10% trong 15 năm; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phê duyệt giá điện (chi phí để tái tạo năng lượng, giá bán điện) cho năng lượng tái tạo trên lưới, bao gồm các hợp đồng mua điện tiêu chuẩn (20 năm) cho mỗi loại năng lượng tái tạo để đảm bảo lợi nhuận phù hợp cho nhà đầu tư.
Nguyễn Cảnh Nam (2020), Năng lượng tái tạo phi thủy điện trên thế giới tham khảo cho Việt Nam, Tác giả đã đánh giá toàn cảnh phát triển NLTT năm 2020 của thế giới, khu vực, nhóm nước và các nước đại diện có thể rút ra một số điều tham khảo cho Việt Nam như sau, Thứ nhất: Phát triển NLTT nói chung và sản xuất điện từ NLTT nói riêng là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đảm bảo thân thiện với môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Thứ hai: Với quy mô, tốc độ, tỷ trọng và cơ cấu của NLTT có sự khác nhau giữa các khu vực và giữa các nước cho thấy: Tuy phát triển NLTT là tất yếu. Nhưng các nước trên thế giới không phải xếp hàng ngang cùng tiến mà mỗi nước, mỗi khu vực có lộ trình, bước đi, cách thức, biện pháp khác nhau phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng nước và khu vực. Thứ ba: Không có một cơ cấu và tỷ trọng NLTT hợp lý giống nhau cho tất cả các nước, khối nước và thống nhất cho mọi thời kỳ. Điều cơ bản là phải đảm bảo an ninh năng lượng trên cơ sở đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Cung cấp năng lượng đủ, kịp thời, ổn định, tin cậy, bảo vệ môi trường và giá cả phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế và khả năng chi trả của người dân. Theo đó, có chiến lược, chính sách phát triển năng lượng nói chung và NLTT phù hợp với từng nước, từng khối trong từng thời kỳ, trong đó xác định cơ cấu hợp lý là bài toán thường xuyên phải cập nhật các dữ liệu mới có liên quan phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội mới và công nghệ mới. Thứ tư: Để phát triển NLTT một cách hiệu quả và bền vững cần phải; (1) Xác định đúng và khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của từng nguồn NLTT sẵn có trong nước, trong khối; (2) Có các giải pháp đồng bộ về quy hoạch kinh tế kỹ thuật cơ sở hạ tầng ứng phó thích hợp với đặc điểm của các nguồn NLTT nói chung và từng nguồn NLTT nói riêng, nhất là tạo điều kiện thuận lợi trong giai đoạn khởi nghiệp, hạn chế đến mức tối thiểu các tác động phát sinh và phát huy tối đa nguồn cung dồi dào mang tính thời điểm và theo địa bàn của NLTT.
Đinh Thị
Trang, Nguyễn Lâm Mỹ
Anh & Bùi Hiểu Ly (2021),
Tại sao sản
phẩm năng lượng mặt trời không phổ biến tại Việt Nam, Nghiên cứu chỉ ra rằng,
nguyen̂
nhân dẫn đến viẹĉ
tieû
dùng sản phẩm năng lượng mặt trơì chua
được phổ
biêń
ở Viẹt̂ Nam.
Thứnhất, nhận thưć
và nhu cầu của ngươì dân vềcác còn sản
phẩm năng lượng mặt trơì nhiều hạn chế. Còn nhiều người dân chua biết đến cũng
như chu
tim̀
hiểu vềnăng lượng mặt trơì và các sản phẩm năng lượng mặt trơì.
Thứhai, mặc dù hệthống điẹn̂ năng lượng mặt trơì thân thiện với moî trươǹ g,
nhung quy triǹ h con̂ g nghệsan
xuất tấm pin mặt trơì cóthể
tác động đến môi
trươǹ g. Ở nhiều nước hiẹn̂
đại, các nhà nghiên cưú
đã tìm ra các giải pháp để rút
hạn chếviẹĉ ảnh hưởng đến môi trươǹ g khi sản xuất pin, xử lý tấm pin năng lượng
mặt trơì hết hạn để mang lại lợi ích kinh tếnhung không hủy hoại moî trươǹ g. Thứ
ba, đối với hệthống điẹn̂
mặt trơì luu
trữ, hệthống luu
trữ chi phí khá cao so với
“tuí tiền” của ngươì dân. Ngoài ra tiǹ h hiǹ h sử dụng điện năng lượng mặt trơì tại Viẹt̂ Nam vẫn chua̛ ổn định.
Thứtư, điẹn̂
mặt trơì cóban
chất khon̂ g lien̂
tục, thươǹ g xuyen̂ . Vào những
ngày mua
gio,́ nhiều mây, ánh sáng mặt trơì khon̂ g co.́ Nen̂
số giờnắng giam
, khon̂ g
đôǹ g đều, khon̂ g thể chủ động kiểm soát được nguồn năng lượng. Điều này đòi hỏi
phải cập nhật các con̂ g nghệhiẹn̂
đại, giuṕ
hệthống duy trìcon̂ g suất hoạt động
đôǹ g đều mỗi ngày tren̂ điều kiẹn̂ các thời tiết khác nhau. Thứnăm, với một số san
phẩm từ năng lượng Mặt trơì như tấm pin năng lượng mặt trơì, viẹĉ sử dụng dung
moî tẩy rửa tấm pin cũng tác động đến moî trươǹ g hay những vấn đềcác tấm pin
hỏng mà nhà máy điẹn̂
thải ra vẫn chua
cóphương pháp rõ ràng.
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam liên quan đến đề tài
Bộ Công Thương (2012), Quy hoạch phát triển NLTT vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Viện Năng lượng lập được phê duyệt tại Quyết định số 8217/QĐBCT ngày 28/12/2012. Trong đó với quan điểm phát triển là đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn NLTT tiềm năng của vùng: năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời và năng lượng từ rác thải. Tập trung khai thác mạnh các công nghệ NLTT đã chín muồi, có giá thành và mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện dân sinh, kinh tế của vùng. Tập trung phát triển các dự án xử lý rác thải vừa để sản xuất điện nối lưới nhằm tận dụng nhiệt thải và góp phần cải thiện điều kiện môi trường khu vực vùng quy hoạch. Khuyến khích phát triển các
dự án NLTT nhằm tiết kiệm điện, cho sản xuất điện nối lưới, lưới điện độc lập, điện cho cụm dân cư, điện cho hộ gia đình đơn lẻ, cung cấp nhiệt cho sản xuất, chế biến nônglâmthuỷ sản, cho đun nấu hộ gia đình. Ưu tiên cho các dự án điện độc lập ngoài lưới, gắn với điện khí hoá nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa. Chú trọng phát triển NLTT cho những nơi có chi phí rẻ hơn so với điện diesel hoặc kéo điện bằng lưới quốc gia. Hỗ trợ và tập trung đầu tư mạnh cho những nơi có khả năng vừa phát triển sản xuất vừa gắn với việc tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống người dân. Khuyến khích phát triển các công nghệ NLTT theo hướng thương mại hoá sản phẩm với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước theo hình thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định.
Phạm Hồng Vân (2013), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du bắc Bộ đến năng 2020, tầm nhìn 2030, Bản báo cáo đã đánh giá về vị trí địa lý, khí hậu và các hoạt động nông nghiệp đã tạo ra cho Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ nói riêng có một tiềm năng dồi dào và khá đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng như thủy điện, sinh khối, gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng mới khác. Tuy nhiên, đến nay việc khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo chưa thực sự có hiệu quả, hiệu suất cao trong sản xuất năng lượng nói chung và điện năng nói riêng tại vùng quy hoạch còn hạn chế so với tiềm năng.
Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sỹ, Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Luận án đã phân tích, nhận định vị trí quan trọng của vùng Trung du miền núi phía Bắc trong việc đầu tư phát triển mọi mặt đối với vùng này. Nhờ đó, kinh tế của toàn vùng đã có sự phát triển khá nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc sinh sống trong vùng đã có sự cải thiện đáng kể. Song do là vùng núi cao, địa hình bị chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng thấp kém, dân cư sống phân tán và trình độ dân trí còn thấp, nên kinh tế của vùng mặc dù đã có bước phát triển khá, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới được hình thành và phát triển;
Trần Trọng Thắng, Vũ Văn Tích & Đặng Mai và cộng sự (2016), Một số kết
quả
đánh giá tiềm năng năng lượng của các nguồn địa nhiệt triển vọng
ở vùng
Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý về nguồn năng lượng sạch trong tương lai, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho việc áp dụng công nghệ sản xuất điện địa nhiệt