Nội Dung Và Các Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Thị Năng Lượng Tái Tạo

1) Chính sách trợ cấp của các chính phủ cho nhiên liệu hóa thạch hiện nay khiến cho năng lượng tái tạo khó cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng truyền thống trên thị trường.

2) Khung pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển và đầu tư vào năng lượng tái tạo còn hạn chế. Năng lực thể chế hiện có chưa bao quát đầy đủ tất cả các khía cạnh từ thiết kế, phát triển đến triển khai dự án/dự án năng lượng tái tạo.

3) Thị trường vốn cho đầu tư phát triển sản phẩm năng lượng tái tạo không hoàn hảo. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính hợp lý cho phát triển dự án.

4) Các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân địa phương, tổ chức tài

chính và khách hàng tiềm năng chưa nhận thức và hiểu biết đầy đủ về lợi ích, chi phí và ứng dụng năng lượng tái tạo.

5) Thông tin về tiềm năng tài nguyên năng lượng tái tạo không đầy đủ.

6) Hạn chế về lựa chọn địa điểm và xây dựng, hệ thống truyền dẫn và kết nối tiện ích.

7) Cơ chế hợp tác quốc tế trong phát triển thị trường năng lượng tái tạo không đầy đủ, bao gồm chuyển giao công nghệ, thương mại và dòng tài chính.

8) Các doanh nghiệp tham gia thị trường đòi hỏi phải tuân thủ những qui định phức tạp và phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định.

1.2. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển thị năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

trường sản phẩm

Phát triển thị trường sản phẩm và tăng trưởng thị trường về cơ bản là một nội hàm và tác giả thống nhất sử dụng là ‘‘phát triển thị trường sản phẩm’’.

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 6

1.2.1. Các bên tham gia, nội dung tham gia phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo

1.2.1.1. Nội dung tham gia phát triển thị trường của nhà nước

Nhà nước tham gia phát triển thị trường nói chung và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường như:

1) Thiết lập khuôn khổ về luật pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trên thị trường nói chung và thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng.

2) Thị trường chỉ có thể vận hành thông suốt và bình ổn khi có những quy tắc,

luật lệ phù hợp tạo thành môi trường pháp lý của thị trường. Các nguyên tắc, thể lệ, quy định mang tính pháp lý góp phần điều chỉnh các thành phần, các chủ thể tham gia nhằm ổn định và phát triển các giao dịch trên thị trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống Chính sách pháp luật là phát triển tổ chức quản lý nhà nước về thị trường, tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm thực thi quản lý thị trường. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các thành phần tham gia thị trường, hình thành các chế tài yêu cầu các thành phần tham gia thị trường phải tôn trọng và đảm bảo các điều kiện hợp pháp và lợi ích hợp pháp cho các bên của thị trường.

3) Kiến tạo thị trường thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách để định hướng phát triển thị trường.

Để phát triển SPNLTT, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sạch, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, thiết bị thân thiện với môi trường.

Có chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu Khoa học ­ Công nghệ và phát triển, sản xuất SPNLTT cụ thể như: Ưu đãi về hạ tầng, đất đai, thuế …

4) Khuyến khích nguồn cung sản xuất trong nước và điều tiết nhập khẩu.

Đối với sản xuất trong nước: Sản phẩm NLTT là kết quả của việc áp dụng công nghệ cao và phương thức quản lý sản xuất tiên tiến; Với khả năng tài chính và

trình độ nguồn nhân lực của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay thì nhiều doanh

nghiệp không thể đáp ứng nổi. Vì vậy, các chính sách phải tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực.

Đối với việc kiểm soát nhập khẩu, cần có chính sách cụ

thể

đối với từng

nhóm sản phẩm, quy định cụ thể về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có chính sách từng bước hạn chế và tiến tới cấm sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm có

mức tiêu dùng năng lượng vượt quá tiêu chuẩn quy định cho phép. Xử phạt

nghiêm minh đối với các chủ thể nhập khẩu các sản phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

5) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại và quản lý thị trường.

Phát triển kết cấu hạ tầng thị trường là quá trình kiến thiết nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật của thị trường, đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết cho sự vận hành của thị trường, bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động

thương mại, phát triển hệ thống thông tin thị trường, thiết lập hệ thống các phương tiện phục vụ cho quá trình thông tin giữa các chủ thể và xây dựng nền tảng thông tin cho phép thực hiện các giao dịch trong thị trường… Một môi trường thương mại hoàn thiện và phát triển là một môi trường ở đó các doanh nghiệp có thể sản xuất và tiêu thụ được SPNLTT, khách hàng người tiêu dùng dễ dàng trong việc mua sắm và Nhà nước có thể nắm bắt được các thông tin thị trường một cách kịp thời để đưa ra các quyết định về quản lý.

6) Hoạch định và triển khai các giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo

Để phát triển khách hàng tiêu dùng SPNLTT, đòi hỏi các chính sách của Nhà nước phải tập trung vào công tác thông tin tuyên truyền, vận động người tiêu dùng thực hiện tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Ban hành chính sách và vận động người tiêu dùng điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi.

Hỗ trợ các tổ chức truyền thông và doanh nghiệp biên soạn sổ tay hướng dẫn tiêu dùng xanh và phổ biến đến người tiêu dùng. Tăng cường thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng thân thiện môi trường nhằm đưa SPNLTT vào tiêu dùng và nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường của con người.

Hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích nguồn cung cho nhu cầu “tiêu dùng xanh và bền vững” trên thị trường. Hỗ trợ về giá đối với SPNLTT và tăng cường công tác tuyên truyền cho SPNLTT.

1.2.1.2. Nội dung tham gia phát triển thị trường SPNLTT của các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm năng lượng tái tạo

a) Nghiên cứu nhu cầu thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng là tập hợp toàn bộ người tiêu dùng, người mua hàng hiện có và tiềm năng đối với một sản phẩm hàng hóa. Phát triển khách hành là toàn bộ các hoạt động nhằm gia tăng khối lượng và nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Mục tiêu của phát triển khách hàng là thu hút sự quan tâm của khách hàng, duy trì và phát triển số lượng và chất lượng của khách hàng. Nội dung của phát triển khách hàng về số lượng là duy trì các khách hàng đã có và phát triển thêm các khách hàng mới thông qua thuyết phục, kích thích, thúc đẩy khách hàng quan tâm và có thái

độ tích cực đối với SPNLTT. Sự phát triển khách hàng về chất lượng là gia tăng tỷ

trọng mua sắm tiêu dùng SPNLTT trong khả năng chi tiêu, mua sắm của khách

hàng, thông qua công tác tuyên truyền vận động, trang bị cho khách hàng nhận thức đầy đủ hơn về những lợi ích của việc mua sắm và sử dùng SPNLTT về cả mặt kinh tế lẫn môi trường. Ngoài công tác tuyên truyền vận động, phải tăng cường các hoạt động quảng cáo bằng các hình thức khác nhau kết hợp giữa hình thức quảng cáo truyền thống và quảng cáo trực tuyến.

Yếu tố khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến quy mô thị trường tiêu thụ của khách hàng, doanh nghiệp càng nhiều thì quy mô thị trường

càng lớn. Vì vậy, để

phát triển thị

trường một cách có hiệu quả, đòi hỏi doanh

nghiệp phải xác định khách hàng mục tiêu, dự đoán nhu cầu, nhằm đưa ra các quyết định tốt nhất có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp nhằm mở rộng và phát triển khách hàng hiện có.

Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng, không chỉ ở chỗ doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm mà điều quan trọng hơn khi thực hiện công việc này là đảm bảo khả năng bán hàng, nhưng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng tiềm năng và để phát triển khách hàng cần phải xây dựng chiến lược phát triển khách hàng. Một trong những bí quyết của chiến lược phát triển khách hàng là phải xác định được khách hàng của mình là ai và họ muốn gì hay nói cách khác phải xác định "khách hàng mục tiêu” trước khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.

b) Xác lập chiến lược phát triển thị trường sản phẩm NLTT và chiến lược thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Các doanh nghiệp sản xuất SPNLTT cần có chiến lược và kế hoạch sản xuất, từng bước phát triển sản xuất phù hợp với khả năng tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, tiến tới cung ứng cho thị trường SPNLTT với số lượng lớn chủng loại phong phú và chất lượng tốt, tranh thủ sự khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước, xây dựng chương trình phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mới, tập trung đầu

tư phát triển công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để khai

thác và sử dụng tối đa tiềm năng các nguồn NLTT để phát triển SPNLTT, có biện pháp đổi mới phương thức tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng của sản phẩm và

hạ giá thành.

Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa SPNLTT thông qua việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước, tìm hiểu và nghiên cứu các loại sản phẩm nhập khẩu, từng bước tiến hành sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu với nguyên liệu trong nước, nghiên cứu bao bì mẫu mã, công bố các thông tin liên quan đến công dụng của sản phẩm và cách thức sử dụng. Thay đổi tính năng của sản phẩm, hoán cải, bổ sung hoặc thay đổi lại các tính năng của sản phẩm cũ theo hướng đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn tiện lợi hơn.

Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu các sản phẩm thiết bị tiêu dùng năng

lượng phải hướng vào việc nhập khẩu các sản phẩm, thiết bị NLTT, xây dựng

chiến lược nhập khẩu của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu SPNLTT

tại thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu của thị trường trong nước để nhập

khẩu các sản phẩm phù hợp. Từng bước giảm dần tỷ trọng nhập khẩu các thiết bị phục vụ việc sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp.

c) Kiến tạo, cung ứng và phân phối giá trị sản phẩm năng lượng tái tạo cho thị trường

Cũng giống như phát triển nguồn hàng, để phát triển trung gian thị trường vai trò của các doanh nghiệp không kém phần quan trọng. Mục tiêu của phát triển tiêu thụ sản phẩm là tạo ra các trung gian thị trường để đưa được SPNLTT từ nhà sản

xuất đến người tiêu dùng với thời gian và chi phí thấp nhất thông qua hệ phân phối mạng hay kênh tiêu thụ bán lẻ.

thống

Phát triển thị trường, đối với các doanh nghiệp, bao gồm hai nội dung chủ yếu là mở rộng phạm vi thị trường và tổ chức hệ thống phân phối nhằm khai thác hiệu quả. Phát triển phạm vi thị trường là tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới, cân nhắc các điều kiện về cơ hội và thách thức, đánh giá các khả năng phát triển thị trường; Tìm kiếm khách hàng mục tiêu mới ngay địa bàn thị trường hiện tại; Tổ chức hệ thống phân phối hay các trung gian thị trường cho sản phẩm; Lựa chọn số lượng các cấp độ trung gian trong hệ thống phân phối. Tuỳ theo thị trường cụ thể để quyết định dùng hệ thống phân phối cho phù hợp, nhằm tiếp cận và khai thác thị trường tốt nhất.

Hệ thống phân phối càng phát triển, số lượng các cơ sở bán lẻ càng nhiều thì sự bao phủ của thị trường càng lớn, càng rộng khắp, tăng diện tiếp xúc của khách

hàng với sản phẩm và người bán có nhiều cơ sở để tiêu thụ hàng hóa, người tiêu dùng mua sắm được tiện lợi.

Để phát triển các kênh phân phối các doanh nghiệp, cần phải xây dựng và phát triển phạm vi hoạt động với nhiều phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp, đồng bộ, tổ chức lưu thông và cung cấp các dịch vụ logistics, dịch vụ bán hàng thuộc các lĩnh vực, ngành hàng quan trọng trong nền kinh tế. Liên kết với các hợp tác xã và các hộ kinh doanh phát triển thị trường, xây dựng hệ thống đại lý bán hàng, xây dựng kênh cửa hàng nhượng quyền thương mại…

d) Truyền thông, thực hiện giá trị sản phẩm năng lượng tái tạo và dịch vụ khách

hàng

Phát triển dịch vụ khách hàng thông qua các hình thức triển khai các chương

trình chăm sóc khách hàng, đánh giá mức độ sử dụng sản phẩm, đồng thời có những hình thức tư vấn, hỗ trợ điều chỉnh và đào tạo để có thể đạt hiệu năng cao trong quá trình sử dụng SPNLTT.

1.2.1.3. Nội dung tham gia phát triển thị trường của các tổ chức xã hội

Các tổ chức xã hội với tư cách đại diện bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, xã hội và môi trường sẽ đưa ra các hành động ủng hộ hay phản đối các định hướng phát triển thị trường SPNLTT của Nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ tham gia phát triển thị trường SPNLTT thông qua các hoạt động như:

1) Phát động các phong trào, chương trình hành động về tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường, tổ chức các chiến dịch tiêu dùng sản phẩm NLTT hàng năm; Góp ý xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiêu dùng SPNLTT, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và những văn bản pháp luật có liên quan. Giám định và phản biện xã hội, về những chủ trương, chính sách của Nhà nước và mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

2) Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng SPNLTT và nâng cao chất lượng, giá cả cạnh tranh trên thị trường, lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng để thu hút lực lượng tiêu thụ SPNLTT.

3) Có hành động thích hợp để chính quyền địa phương nhất là các tổ dân phố, khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng SPNLTT đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

4) Phối hợp với Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng, tuy là số đông, nhưng nếu không được tổ chức lại, thì khó có sức

mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không những là bảo vệ lợi ích của số đông mà còn làm cho xã hội được văn minh, công bằng hơn, chống lại sự lũng đoạn của những người sản xuất, kinh

doanh không chân chính,

ủng hộ

những người sản xuất kinh doanh trung thực,

chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho kinh tế phát triển.

5) Thông tin, hướng dẫn cho người tiêu dùng, để họ tự bảo vệ chính mình, hướng dẫn cho người tiêu dùng để họ hiểu được vị trí, sức mạnh của mình trong xã hội, về các quyền và trách nhiệm của mình. Tư vấn và hỗ trợ giải quyết khiếu nại, giúp người tiêu dùng giải toả những bức xúc trước những tiêu cực trên thị trường, lấy lại sự công bằng cho xã hội, làm cho thị trường vận hành lành mạnh hơn.

1.2.2. Nội dung phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo theo các yếu tố cấu thành

1.2.2.1. Gia tăng qui mô và đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng

Chủ thể chính trong phát triển thị trường SPNLTT gồm: Nhà nước, Hiệp hội năng lượng và Doanh nghiệp vì vậy nội dung khung phân tích phát triển thị trường SPNLTT sẽ được xây dựng xoay quanh 3 chủ thể chính này.

Đối với Nhà nước, để phát triển thị trường SPNLTT thì các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phải nghiên cứu xây dựng chính sách, lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển thị trường NLTT và SPNLTT nói chung và đối với mặt hàng sản phẩm điện NLTT nói riêng. Nội dung của phát triển thị trường SPNLTT của Nhà nước sẽ gồm có: (1) Củng cố các thị trường trọng điểm, truyền thống; khai phá các thị trường mới, tiềm năng; tìm kiếm các thị trường ngách khác; (2) Đa dạng hóa thị trường, chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa nhằm hạn chế tối đa nhập khẩu thiết bị để chủ động trọng sản xuất, gia công, lắp ráp SPNLTT; Chọn lựa đối tác để đàm phán và kí kết các biên bản ghi nhớ, chuyển giao công nghệ; (3) Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa; (4) Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp; (5) Tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại quốc tế; (6) Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước; (7) Tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường.

Đối với Doanh nghiệp, nội dung phát triển thị trường SPNLTT dựa trên mô hình Ansoff (1957) bao gồm có 3 bước: (1) Xác định các sản phẩm và thị trường

hiện tại của doanh nghiệp; (2) Xác định các sản phẩm và thị trường mới hay tiềm năng của doanh nghiệp; (3) Xây dựng ma trận xác định vị thế và các định hướng chiến lược của doanh nghiệp cho các cặp sản phẩm – thị trường;

Đối với hiệp hội năng lượng, nội dung phát triển thị trường SPNLTT bao

gồm: thực hiện chức năng làm cầu nối hữu hiệu giữa Nhà nước và doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp và hàng hoá trong tranh chấp thương mại, hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Phát triển thị trường SPNLTT là quá trình biến đổi của các thành phần hay bộ phận cấu thành thị trường. Vì vậy, nội dung của phát triển thị trường SPNLTT là phát triển các yếu tố cấu thành thị trường.

Thực tế, trong lịch sử phát triển sản xuất và tiêu dùng SPNLTT theo mô hình

tự cấp, tự túc, các nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo đã không được khai thác

hiệu quả. Khi nền kinh tế thị trường phát triển với sự tham gia tích cực của Nhà nước, các nguồn năng lượng tái tạo đã từng bước được khai thác ở quy mô công nghiệp từ đó thúc đẩy phát triển SPNLTT trên thị trường.

Nhiều nguồn NLTT đã được khai thác rộng rãi và đáp ứng tốt nhu cầu cả

trong sản xuất và tiêu dùng như năng lượng sinh học tái tạo (gỗ, Sinh khối, cây

năng lượng), địa nhiệt (sâu hoặc nông), năng lượng Mặt trời (Quang điện, nhiệt Mặt trời), Thủy điện và năng lượng Gió.

Nhu cầu năng lượng trên thế giới được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên nhanh

chóng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh diễn ra trong những thập kỷ gần đây. Trong bối cảnh, các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt dự trữ và khí thải nhà kính tăng lên sẽ cần một sự thay đổi lớn từ cả về nguồn cung và nhu cầu sử dụng năng lượng. Trong khi năng lượng hạt nhân hiện không có khả năng tăng thị phần khiêm tốn hiện tại, NLTT sẽ phải cung cấp cho hầu hết nhu cầu năng lượng trong tương lai. NLTT trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trên phạm vi toàn cầu sẽ tăng từ 14% năm 2015 lên 63% vào năm 2050. Ở Việt Nam theo dự thảo Quy hoạch điện VIII (2022), tỷ trọng NLTT sẽ tăng từ 17­18,2% năm 2030 và 29­ 30% năm 2045.

Các tác động của Nhà nước và thị trường cần đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy ứng dụng của công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, gia tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, đảm bảo sự cân bằng giữa Cung ­ Cầu.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí