Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo đối với Việt Nam trở nên cấp thiết, việc

chuyển dịch từ

sử dụng các dạng năng lượng truyền thống sang sử

dụng năng

lượng tái tạo không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng mà chuyển dịch cả mô hình kinh tế hướng đến phát triển bền vững. Kinh tế ­ Xã hội phát triển càng mạnh

thì nhu cầu về sử dụng năng lượng ngày càng cao. Vì vậy, muốn bảo đảm kế

hoạch năng lượng đến năm 2030 tầm nhìn 2045 theo Dự thảo đề án Quy hoạch Điện VIII thì Việt Nam đến năm 30 cần sản xuất 39,4 triệu tấn than và sẽ phải nhập khoảng 43,7 triệu tấn than để đảm bảo cho an ninh năng lượng.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55­NQ/TW ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 136/NQ­CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về Phát triển bền vững. Nêu rõ quan điểm “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế ­ xã hội. Mục tiêu về tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15­20% vào năm 2030 và 25­30% vào năm 2045. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế ­ xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghị

quyết số

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 2

55­NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ

Chính trị đã đưa ra quan

điểm rất mới, mang tính quyết sách là tiếp tục xem xét và hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng, đồng thời khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Để làm rõ việc phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới và Việt Nam, những đóng góp của năng lượng tái tạo với phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng

phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam những thành công và hạn chế. Theo

hướng tiếp cận quản trị kinh doanh hiện đại, phát triển thị trường sản phẩm năng

lượng tái tạo (SPNLTT) được tiếp cận theo mục tiêu, quá trình dựa trên tiềm năng trong bối cảnh sản xuất kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược của ngành. Thực tiễn phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo ở Việt Nam có

những thành công, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu trong xu hướng phát

triển đến năm 2030 tầm nhìn 2045 đặt ra ngày càng cấp thiết.

Các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) có tiềm năng khá lớn về năng lượng tái tạo cụ thể như: Thủy điện nhỏ, điện Gió, Mặt trời, Sinh khối. Vùng có vị trí địa lý đặc biệt về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng khác trong nước. Tuy nhiên do dân cư vùng TDMNPB tập chung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, cơ sở hạ tầng còn thiếu đặc biệt là hạ tầng giao thông nên việc cung cấp điện cho phụ tải vùng

này gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2020­2030, nhu cầu tiêu thụ SPNLTT

(Sản phẩm điện năng lượng tái tạo) ở vùng TDMNPB sẽ gia tăng nhanh đặc biệt là ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là khu vực chưa có điện lưới quốc gia.

Việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sản phẩm năng lượng tái tạo của vùng sẽ giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch cho sản xuất điện, giảm phát thải các loại khí độc hại, khí nhà kính và các loại khí thải gây hại. Giảm đầu tư rất lớn từ ngân sách cho hệ thống điện và xa hơn là các hộ gia đình giảm chi phí tiền điện hàng tháng, xã hội giảm ô nhiễm môi trường. Góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình điện khí hoá nông thôn đạt được mục tiêu 100% số hộ dân có điện, những nơi không thể kéo điện từ lưới điện quốc gia hoặc nếu có thể kéo đến thì chi phí quá cao. Cải thiện đời sống cho người dân ngày càng nâng cao và văn minh hơn. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo nhằm tạo cơ hội việc làm, sử dụng hợp lý tài nguyên để sản xuất điện. Khai thác bền vững nguồn năng lượng Sinh khối từ gỗ củi mà không làm ảnh hưởng đến trữ lượng, tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm nông nghiệp đang bị bỏ phí tại các địa phương. Tận dụng nguồn rác thải sinh hoạt được thu gom để sản xuất điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu tìm giải pháp hợp lý nhằm cung cấp sản phẩm năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho người dân và doanh nghiệp trong vùng là nhu cầu cấp thiết. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để người dân, doanh nghiệp vùng TDMNPB Việt Nam có thể khai thác hiệu quả tiềm năng từ năng lượng tái tạo, sản phẩm NLTT để thỏa mãn nhu cầu năng lượng (nhu cầu điện cho sản xuất và sinh

hoạt của nhân dân).

Xuất phát từ những vấn đề trên đây NCS chọn đề tài luận án “Giải pháp phát

triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc

Việt Nam giai đoạn 2020­2030” cho luận án tiến sĩ của mình.

Chủ đề này chưa được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận nghiên cứu cụ thể dưới góc độ về Kinh doanh thương mại. Sự thành công của đề tài có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với một vùng còn nhiều khó khăn, đồng thời đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam được tổng kết trên phương diện lý thuyết và thực tiễn để vận dụng có hiệu quả góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng điện từ việc sử dụng sản phẩm năng lượng tái tạo góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Từ đó vận dụng có hiệu quả cho việc phát triển thị trường SPNLTT ở các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điều kiện tương đồng với vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo tại vùng trung du miền núi phía bắc Việt Nam giai đoạn 2020­2030 tầm nhìn đến năm 2045.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và luận giải chi tiết có bổ sung cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) về phát triển thị trường SPNLTT tại các vùng chậm phát triển.

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nhằm rút ra bài học về phát triển

thị

trường sản phẩm năng lượng tái tạo

vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt

Nam.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường SPNLTT của Việt Nam nói chung và vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng trong giai đoạn 2010­2020 có cập nhật thêm dữ liệu năm 2021. Các dữ liệu sử dụng trong phân tích thực trạng được đảm bảo độ tin cậy trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp

Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng TDMNPB Việt Nam giai đoạn 2020­2030 tầm nhìn 2045.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo nói chung và phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam nói riêng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn (kinh

nghiệm của một số nước) làm rõ các yếu tố cấu thành, đặc trưng chủ yếu của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm điện năng lượng tái tạo, thị trường sản phẩm điện năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Phương thức tiếp cận, chủ thể chính trong nghiên cứu là từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước để từ đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo (Sản phẩm điện năng lượng tái tạo).

Khung phân tích về phát triển thị trường SPNLTT của 3 chủ thể: Đối với Nhà nước, phát triển thị trường SPNLTT bao gồm: Hoàn thiện thể chế, pháp luật chính sách; thực thi chiến lược phát triển thị trường; thương mại hóa sản phẩm và quảng bá thương hiệu; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, xử lý tranh chấp thương mại, và đẩy mạnh tạo thuận lợi hóa thương mại.

Đối với Hiệp hội doanh nghiệp năng lượng bao gồm vai trò cầu nối tích cực

của Hiệp hội giữa Nhà nước và Doanh nghiệp; hỗ

trợ

thông tin, tư

vấn về

thị

trường sản phẩm NLTT; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất, hỗ trợ xử lý tranh chấp thương mại.

Đối với Doanh nghiệp, phát triển thị trường SPNLTTgồm 4 bước theo mô

hình Ansoff: (1) Nghiên cứu, đánh giá thị trường SPNLTT; (2) lập chiến lược phát triển thị trường SPNLTT; (3) xây dựng và thực hiện chiến lược marketing , và (4) hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường.

Về không gian: Luận án nghiên cứu thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo trên địa bàn các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (14 tỉnh) trong bối cảnh phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo chung tại Việt Nam.

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường sản phẩm năng

lượng tái tạo giai đoạn 2010­2020 và định hướng giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2020­ 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp logic để nghiên cứu mối liên hệ nội tại, chỉ ra được các bộ phận, các yếu tố cấu thành thị trường trong điều kiện lịch sử cụ thể và trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo.

Phương pháp so sánh, tổng hợp qua đó thiết lập sự tương đồng và khác biệt giữa các loại thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo, mở ra phát hiện mới và giải pháp mới được hỗ trợ bởi các bằng chứng khoa học, kinh nghiệm hoặc bằng cách thu thập dữ kiện bổ sung trong quá trình phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo tại vùng TDMNPB trong giai đoạn 2020­2030.

Phương pháp thu thập thông tin thứ

cấp được sử

dụng trong luận án gồm:

Phương pháp nghiên cứu tại bàn để hệ thống hóa các tài liệu, số liệu đã có phục vụ

cho xây dựng các luận chứng, luận cứ cho phát triển thị lượng tái tạo tại vùng TDMNPB trong giai đoạn 2020­2030.

trường sản phẩm năng

Phương pháp điều tra ­ khảo sát: Luận án đã thực hiện khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi để thu thập thông tin tại vùng TDMNPB để có cái nhìn đa dạng đầy đủ và sâu sắc hơn về thực trạng thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo.

Với các câu hỏi ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề, phương pháp này có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu. Mẫu càng lớn thì kết quả phân tích bạn thu được càng có độ tin cậy cao. Luận án đã áp dụng phương pháp này cho đối tượng khách hàng có liên quan.

1) Phạm vi điều tra ­ khảo sát: Nguồn số liệu được thu thập khảo sát trên địa bàn 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

2) Đối tượng điều tra ­ khảo sát: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia trong đó có khối cán bộ ở các cơ quan Trung ương: Bộ Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài Chính, Tài Nguyên Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trong ngành năng lượng; Cán bộ công tác tại phòng quản lý

năng lượng thuộc các sở Công thương và UBND các huyện thuộc 14 tỉnh (trong

phạm vị nghiên cứu). Các khách hàng sử dụng sản phẩm năng lượng tái tạo thuộc 14 tỉnh, tham vấn ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực ngành năng lượng.

3) Mục đích điều tra ­ khảo sát:

Nghiên cứu Cung ­ Cầu trong đó tập chung nghiên cứu: (a) Phía cầu của thị trường; (b) Phía cung của thị trường; (c) Phát triển thị trường.

Các tác nhân tham gia thị trường trong đó khách hàng là đối tượng ưu tiên. Phương pháp chọn mẫu: Trong các hình thức thực hiện nghiên cứu thị trường,

NCS lựa chọn sử dụng năm phương pháp cơ bản dưới đây: Khảo sát; Thảo luận

nhóm; Phỏng vấn cá nhân ­ phỏng vấn sâu; Quan sát; Thử nghiệm.

Việc chọn mẫu đảm bảo bao phủ hầu hết đối tượng, chi tiết như sau: (1) Bao phủ các đối tượng: Chuyên gia trong ngành; Cơ quan quản lý nhà nước; Cơ quan quản lý địa phương; Người sử dụng; Người sản xuất liên quan đến trang thiết bị, liên quan đến sản xuất năng lượng tái tạo; (2) Bao phủ địa bàn: Bao phủ cả 14 tỉnh thành trong khu vực; Bao phủ cả trung du, vùng núi và đồng bằng, thành thị và nông thôn, cả vùng phát triển, chưa thực sự phát triển và khu vực đặc biệt khó khăn; (3) Quy mô mẫu: Quy mô mẫu đảm bảo độ chính xác cao trong giới hạn của nghiên cứu; (4) Nội dung khảo sát: Về hiện trạng; Về tiềm năng; Yếu tố ảnh hưởng; Yếu tố khách quan: Vĩ mô, vi mô; Yếu tố chủ quan, nội tại: Hỏi về định hướng; Hỏi về SWOT; Các nội dung hỏi khác.

4) Qui trình thực hiện

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu thị trường; Bước 2: Xây dựng phương án điều tra, khảo sát;

Bước 3: Thiết kế Bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường cho từng đối tượng Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin cần thiết

Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được (Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, luận án xử lý số liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 4.0)

Bước 6: Trình bày kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS 4.0.

Kết quả điều tra được trình bày ở một số bảng số liệu trong luận án. (Chi tiết về mẫu phiếu điều tra trình bày tại phần Phụ lục A và Phụ lục B. Kết quả điều tra sau khi được sử lý bằng phần mềm SPSS 4.0 được thể hiện tại bảng 2.4 đến bảng 2.28.

Việc xử

lý thông tin, tài liệu, số

liệu thu thập được thực hiện bằng các

phương pháp phân tích định tính và định lượng để cung cấp các chỉ tiêu (định tính và định lượng) cho các luận cứ luận chứng của luận án.

Luận án sử dụng các phương pháp mô hình hóa, phương pháp kịch bản và

phương pháp nội suy, ngoại suy để xác định xu hướng phát triển, mục tiêu và các

giải pháp phát triển thị trường các sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du

miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2020­2030 tầm nhìn 2045.

5. Những đóng góp mới của luận án

5.1. Đóng góp của luận án về lý thuyết

Trên cơ sở các học thuyết kinh tế, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường năng lượng tái tạo và bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận án đã có một số đóng góp cụ thể về mặt lý luận như:

Trên cơ sở hệ thống hóa và luận giải chi tiết có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm, đặc điểm, lợi ích và nội dung, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo.

Vận dụng các nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu một đối tượng cụ thể là thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo. Luận án đã góp phần xây dựng, bổ sung hoàn thiện thêm hệ thống phương pháp nghiên cứu phát triển thị trường sản phẩm có tính đặc thù trong nền kinh tế. Luận án được nghiên cứu mới từ thực tiễn phát triển thị trường năng lượng tái tạo vùng TDMNPB Việt Nam. Do đó, các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu, cung cấp thêm bằng chứng khoa học góp phần khái quát hóa thành những vấn đề lý luận về phát triển thị trường SPNLTT tại những khu vực có điều kiện tương đồng với vùng TDMNPB Việt Nam.

5.2. Đóng góp của luận án đối với thực tiễn

Trên cơ sở

các nguồn thông tin thứ

cấp và sơ

cấp, được xử

lý bằng các

phương pháp nghiên cứu khoa học có độ tin cậy cao, luận án đã có những đóng góp cho phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tại tạo tại vùng Trung du miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2020­2030 tầm nhìn 2045, những đóng góp cụ thể như:

Đề xuất cách tiếp cận khai thác tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo qua đó thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo (sản phẩm điện năng lượng tái tạọ) phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng TDMNPB qua đó gia tăng nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn 2020­2030 tầm nhìn 2045.

Cách thức gia tăng tỷ trọng NLTT trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng tại vùng

TDMNPB để từ đó đảm bảo nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế và tiêu dùng dân cư với mức giá hợp lý. Góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng năng lượng hóa thạch, đảm bảo phát triển bền vững giai đoạn 2020­2030. Giải quyết được vấn đề điện khí hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong việc thực hiện cung cấp điện cho các phụ tải khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm áp lực về tài chính cho ngân sách.

Đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước, Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh

nghiệp (các doanh nghiệp năng lượng) tham gia tạo lập, phát triển thị trường

SPNLTT một cách hiệu quả, phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường, với những đặc trưng riêng trong phát triển thị trường SPNLTT. Nói cách khác, luận án đã đề xuất cách thức kết hợp hiệu quả giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”

trong phát triển thị

trường sản phẩm năng lượng tái tạo. Thị

trường mà các lý

thuyết kinh tế đã chỉ ra cần có sự can thiệp của nhà nước để đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 3 Chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo;

Chương 2: Phân tích thực trạng phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam;

Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020 ­ 2030.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 19/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí