Các Công Trình Nghiên Cứu Về Năng Lượng Tái Tạo

hiện đang được phổ biến trên thế giới. Nghiên cứu này cũng cho phép định hướng sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt gắn với các lợi ích khác ngoài việc phát điện, cụ thể như sấy khô nông sản, ngâm tắm chữa bệnh, spa, hoạt động du lịch… làm cơ sở cho việc liên kết để khai thác năng lượng đáp ứng yêu cầu thiếu hụt năng lượng hiện nay, đồng thời phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần phát triển bền vững vùng Trung du miền núi phía Bắc

Trịnh Thị Thanh Thủy (2020), Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia, Các giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm phát triển thị trường ở Vùng dân tộc

thiểu số và miền núi Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công

thương: Đề tài đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của chính sách phát triển thị trường (hàng hóa, lao động, tài chính và khoa học công nghệ) ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay, từ đó nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong phát triển thị trường ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi và đề

xuất quan điểm, hệ

thống các giải pháp, chính sách cơ

bản nhằm tiếp tục hoàn

thiện và phát triển thị trường đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), Báo cáo quan điểm, mục tiêu các định hướng phát triển vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2021­2030 tầm nhìn 2050. Báo cáo đánh giá khái quát các kết quả đat được đồng thời chỉ rõ các tồn tại và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đồng thời đề xuất các quan điểm mục tiêu và các định hướng ưu tiên phát triển của vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2021­2030 tầm nhìn 2050. Trong đó chỉ rõ định hướng ưu tiên phát triển hạ tầng năng lượng đảm bảo cung cấp điện ổn định. Phát triển đồng bộ, hợp lý ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Khuyến khích đầu tư các nhà máy điện sinh khối tại Sơn La, Yên Bái. Hình thành trung tâm điện gió tại Lạng Sơn, địa nhiệt tại Điện Biên, bổ xung hợp lý một số thủy điện nhỏ ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải thông minh.

1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các công trình nghiên cứu của một số tác giả ở một số nước có liên quan đến đề tài phát triển thị trường, thị trường sản phẩm được đề cập đến cụ thể như sau:

Nghiên cứu lý thuyết về thị trường, phát triển thị trường sản phẩm và nghiên

Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam giai đoạn 2020-2030 - 4

cứu liên quan đến thị

trường hàng hóa hay là phát triển hệ

thống phân phối sản

phẩm cụ thể: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường, thị trường sản phẩm hàng hóa nói chung hay thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo nói riêng.

Từ các lý thuyết cổ điển của kinh tế học, tập trung vào việc lý giải: Ba vấn đề chung của kinh tế học là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, các vấn đề này thường được giải quyết dựa trên

nền tảng thị

trường và thị

trường là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng.

Thông qua thị trường, hàng hóa và dịch vụ được trao đổi. Việc lý giải các vấn đề trên đây liên quan đến tên tuổi gắn liền với các lý thuyết nổi tiếng như David Begg, Philip Cotler, Keynes và một số nhà khoa học khác.

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thị trường

John Maynard Keynes (1936), The General Theory of Employment interest án Money, là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định

Adam Smith (1776), "Sự giàu có của các quốc gia" (The Wealth of Nations)

nhấn mạnh một số phát triển nổi bật nhất trong kinh tế học cổ điển. Những tiết lộ của ông tập trung vào thương mại tự do và một khái niệm về "bàn tay vô hình" đóng vai trò là lí thuyết cho giai đoạn đầu của cung và cầu trong nước và quốc tế. Trong lí thuyết này, các lực lượng của hai phía và sức cạnh tranh của phía cầu và phía cung làm dịch chuyển thị trường đến trạng thái cân bằng của giá cả và sản lượng. Các nghiên cứu của Smith đã giúp thúc đẩy thương mại trong nước và dẫn đến việc định giá hợp lí và hiệu quả hơn trên thị trường hàng hóa dựa trên cung và cầu.

Igor Ansoff (1957), Tác giá đưa ra định nghĩa chiến lược sản phẩm – thị trường là “Một sự kết hợp của một dòng sản phẩm và tập hợp các nhiệm vụ tương thích mà các sản phẩm này được thiết kết để đảm nhiệm”. Ansoff cũng là tác giả đầu tiên đề cập chính thống đến khái niệm “chiến lược” trong quản trị doanh nghiệp và mô hình phân tích chiến lược đầu tiên ­ ma trận Ansoff. Ma trận phát triển sản phẩm – thị trường trở thành một công cụ hiệu quả đối với các nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược tăng trưởng doanh thu theo các khung hành động cấp doanh nghiệp (corporate unit) như đa dạng hóa (ví dụ mua doanh nghiệp khác, đầu

tư lĩnh vực mới) hoặc theo khung hành động cấp đơn vị kinh doanh (strategic

business unit) như chiến lược tăng trưởng tính hợp phía trước, phía sau. Ma trận phát triển Sản phẩm ­ Thị trường (product­market growth matrix), hay gọi tắt ma trận Sản phẩm ­ Thị trường hay ma trận Ansoff (Ansoff Matrix) là một công cụ lập kế hoạch chiến lược đầu tiên, cung cấp một khung hành động giúp các nhà quản trị đưa ra các chiến lược hành động cho doanh nghiệp mình. Ma trận Ansoff là một trong những công cụ đầu tiên và hiệu quả hỗ trợ các nhà quản trị chiến lược xác định rõ vị trí chiến lược của doanh nghiệp mình; thiết lập các định hướng và mục tiêu tương lai, đồng thời cũng cho thấy rủi ro gắn liền trong mỗi chiến lược trong

quá trình ra quyết định đảm bảo sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.

Công cụ này là giúp nhà quản lý phân tích được một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường lớn có thể đạt được sự tăng trưởng của mình thông qua chiến lược thâm nhập thị trường. Đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển, họ có thể sử dụng chiến lược phát triển thị trường hoặc phát triển sản phẩm tùy thuộc vào nội lực của mình. Bằng việc cung cấp đủ các yếu tố tiềm năng, một doanh nghiệp có thể ứng dụng ma trận này với tập hợp danh mục các sản phẩm dịch vụ sản xuất kinh doanh của mình để đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo các mục tiêu chiến lược, tầm nhìn dài hạn đã đề ra.

Robert Czajka (2004), Nghiên cứu về

phát triển 4 thị

trường của một sản

phẩm. Tác giả đã phân tích về thị trường dệt may y tế toàn cầu. Một trong những kết quả đáng chú ý của nghiên cứu này là đã làm rõ được xu hướng của việc giao thương quốc tế của các mặt hàng dệt may y tế. Bên cạnh đó, tác giả đã tập trung phân tích được những đặc điểm, đặc thù của thị trường này, đứng trên góc độ của

nhà phân tích thị

trường. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không đề

cập tới những

biện pháp có thể được thực hiện để phát triển thị trường dệt may trên quy mô toàn cầu như vậy.

Agora Energiewender, CLG Europe (2021), Làm thế nào để vượt qua các rào cản đối với thị trường châu Âu đối với các sản phẩn thân thiện môi trường, nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản đối với thị trường châu Âu vốn vẫn kìm hãm nhu cầu đối với các sản phẩm thân thiện môi trường. Với nhiều chính sách và cách tiếp cận hoàn thiện và phát triển nhất để thúc đẩy quá trình khử cacbon trên thế giới. Khi Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng đưa ra vòng chính sách quan trọng tiếp theo để hỗ

trợ

quá trình chuyển đổi này, đồng thời làm việc để

cập nhật chiến lược công

nghiệp của mình và các chính sách quan trọng khác, thảo luận quan trọng về các

chính sách định hình và tạo ra nhu cầu thị trường có thể được sử dụng để thúc đẩy sự thay đổi. Các chính sách này có thể thúc đẩy vị thế của EU như một trong những thị trường lớn nhất thế giới để thúc đẩy đổi mới và đầu tư vào các giải pháp carbon thấp trên toàn cầu. Các chính sách này có tiềm năng đặc biệt để hỗ trợ chuyển đổi các lĩnh vực công nghiệp, nơi mà chi phí cập nhật phương pháp sản xuất hoặc phát triển các phương pháp tiếp cận mới là cao đối với các nhà sản xuất nguyên liệu sơ cấp, nhưng lại phải chăng hơn nhiều so với chi phí cho người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm cuối cùng.

World Bank Group (2021), Kiến tạo thị trường Việt Nam, Trong đó báo cáo phân tích cụ thể về vấn đề phát triển năng lượng Việt Nam cụ thể như: Đầu tư nước ngoài và trong nước đang gia tăng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm bớt quan ngại của các nhà đầu tư. Mặc dù chính sách trong lĩnh vực này đã mở cửa hơn trong thời gian qua, các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều trở ngại như thiếu vốn, chi phí đầu tư cao vào các công nghệ mới hơn; thiếu nguồn nhân lực có trình độ; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; công suất lưới điện yếu; các điều khoản của hợp đồng mua bán điện không phù hợp để huy động vốn từ ngân hàng; sự chậm trễ trong các dự án lớn do quy định pháp lý phức tạp; và thiếu rõ ràng về giá năng lượng trong tương lai. Sự thiếu vắng một khuôn khổ chính sách rõ ràng và minh bạch, không phù hợp cho huy động vốn ngân hàng đang kìm hãm sự tăng trưởng của đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo. Mặc dù cóbiểu giáđiện ưu hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho năng lượng tái tạo, cho đến nay chỉ một vài dự án điện gió chuyển sang được giai đoạn xây dựng và vận hành. Các nhà phát triển năng lượng tái tạo quốc tế đã gặp nhiều thách thức trong việc đưa các dự án vào vận hành. Trong tương lai, rủi ro pháp lý và tài khóa có thể được giảm thiểu với việc ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện và mẫu hợp đồng tiêu chuẩn để đảm bảo các điểm còn chưa rõ trong

luật sẽ được hướng dẫn cụ thể theo hướng khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, coǹ có

sự thiếu thống nhất giữa các tỉnh liên quan đến thủ tục cấp phép và các loại giấy phép khác nhau. Các doanh nghiệp nhà nước trong ngành điện phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc huy động vốn trên thị trường. Khả năng huy đông vốn

thương mại của doanh nghiệp nhà nước phu

thuọĉ

rất nhiều vào xếp hạng tıń

nhiemm̂

của các doanh nghiệp.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo

Hermann Scheer (1993), The Solar Manifesto, đã đưa ra những cơ sở cho con

đường đã dẫn tới việc các đơn vị năng lượng tái tạo được lắp đặt mới hàng năm như hiện nay cạnh tranh với các đơn vị sử dụng nguồn điện được lắp đặt truyền thống. Cuốn Mệnh Lệnh Năng Lượng Bắt Buộc cung cấp một tấm bản đồ thiết thực và đầy cảm hứng cho chặng tiếp theo của chuyến hành trình. Theo Hermann Scheer, “Những công nghệ bắc cầu” (bridging technologies) như thu giữ và lưu trữ các­bon hay năng lượng hạt nhân, kể cả (hay đặc biệt là) khi được nói bởi các nhà môi trường học, đều thực sự gây hại đến chương trình nghị sự mang tính cấp bách hơn về việc chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Thay vì thế, ông cung cấp những ví dụ về công nghệ đang khả thi (về mặt kinh tế) hiện nay và chỉ rõ chi tiết về các điều kiện chính sách và thị trường sẽ cho phép những điều đó phát triển tốt.

N. Armaroli, V. Balzani (2008), Nhà xuất bản Zanichelli (Powering Planet Earth: Energy Solutions for the Future, by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone) “Cung cấp năng lượng cho trái đất”, thu hút được sự quan tâm và được đánh giá cao từ cả hai phía công chúng và cộng đồng các nhà khoa học. Kể từ khi sự quan tâm đến vấn đề năng lượng đã trở nên cấp bách, đặc biệt là sau thảm họa điện hạt nhân Fukushima, cuốn sách đã được tái bản năm 2011 với những dữ liệu có liên quan và thảo luận được cập nhật về hậu quả của các quyết định năng lượng đã được thực thi tại châu Âu. Cuốn sách sau đó đã dẫn đến những mở rộng phân tích về vấn đề năng lượng tại Canada, nước Mỹ và Vương quốc Anh. Thế hệ trẻ phải

được nhận thức rằng họ sẽ phải chịu gánh nặng của những di sản năng lượng

không lạc quan và phủ đầy hoa hồng của chúng ta để lại, và bởi vậy họ cần phải được thông tin đầy đủ về những vấn đề năng lượng mà Xã hội đang phải đối mặt với nguồn lực hạn chế có sẵn trên tàu vũ trụ Trái đất và sự bừa bãi của chúng ta trong việc tiêu thụ năng lượng.

Nghiên cứu của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản & Công ty Điện lực Tokyo (2008), nghiên cứu tổng sơ đồ phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đã nghiên cứu về những thách thức về nguồn cung năng lượng tái tạo đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp của việc thiết lập thị trường năng lượng cạnh tranh đặt ra những chính sách như sau “Thị trường năng lượng sẽ được thiết lập để khuyến khích cạnh tranh giữa những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển nhanh và chấp nhận được của ngành năng lượng” (1) Bổ sung, phát triển mới những tài liệu hợp pháp cho ngành

năng lượng; (2) Xúc tiến cải cách quản lý, tách rời chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý doanh nghiệp ­ sản xuất; (3) Ngăn chặn độc quyền nhà nước thông qua việc thực hiện cổ phần hoá thí điểm và mở rộng cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Sẽ có những cơ chế phù hợp cho việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của

những dự án năng lượng; (4) Phát triển các mô hình và từng bước thiết lập thị

trường năng lượng phù hợp với điều kiện Kinh tế ­ Xã hội của Việt Nam;

Hermann Scheer (2010), Mệnh lệnh năng lượng bắt buộc, 100% tái tạo ngay bây giờ (The Energy Imperative: 100% Renewable Now, by Hermann Scheer) đã là một trong những người khởi xướng hàng đầu về năng lượng tái tạo. Trong cuốn sách này, ông đã đưa ra tầm nhìn cho một hành tinh được cung cấp bởi 100% năng lượng tái tạo và xem xét những yếu tố bắt buộc về đạo đức và kinh tế căn bản cần cho một cuộc thay đổi như vậy. Quan trọng hơn, ông đã chứng minh vì sao thời điểm cho sự dịch chuyển đó là ngay bây giờ.

REN21 (2017), Cho thấy một sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang diễn ra thuận lợi, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, chi phí giảm nhanh, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió cùng với tăng trưởng kinh tế giảm phát thải khí từ ngành năng lượng liên tiếp trong ba năm. Hiện trạng năng lượng tái tạo toàn cầu REN21, nghiên cứu cho thấy sự chuyển đổi năng lượng tái tạo toàn cầu đang diễn tiến thuận lợi với những con số về công suất lắp đặt mới của năng lượng tái tạo, chi phí giảm mạnh, đặc biệt là về năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Báo cáo Đánh giá năng lượng toàn cầu ­ Hướng tới một tương lai bền vững,

do Học

viện

Quốc

tế về Phân tích các hệ thống

ứng dụng

(IIASA, 2012), đã

nhận định rằng các nguồn NLTT có trữ lượng phong phú, sẵn có và chi phí sản xuất ngày càng rẻ. Cần thay đổi cơ bản trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chuyển đổi hướng tới các hệ thống năng lượng sạch và ít phát thải khí nhà kính. Các chuyên gia của IIASA nhận định rằng cần có cách tiếp cận tổng thể trong phát triển bền vững các thị trường năng lượng, trong đó các chính sách năng lượng cần kết hợp với các chính sách trong các ngành công nghiệp, xây dựng, đô thị hóa, giao thông vận tải... Quan trọng hơn, cần có chính sách, quy định và các cơ chế đầu tư ổn định thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh các hệ thống năng lượng theo hướng sử dụng năng lượng hiệu quả và đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng nói chung và điện năng nói riêng.

Renenergy Hub (2021), Nhà cung cấp và cố vấn các giải pháp công nghệ cho thị trường năng lượng và các­bon, để tạo ra một tấm pin mặt trời, bắt buộc phải có một số thành phần như bạc, đồng, niken, amorphous silicon, cadmium telluride và copper indium gallium selenideone. Quá trình hoá học chiết tách các chất này sẽ dẫn đến phát thải. Trong quá trình sản xuất các tấm pin mặt trời, người ta sử dụng Polysilicon – một vật liệu bán dẫn được tinh chế từ thạch anh – sản phẩm đá đặc sau khi sa thạch bị nghiền nát giữa các mảng kiến tạo. Loại vật liệu này được nung

trong lò nướng khổng lồ

và được xử

lý bằng hóa chất đến khi ngưng tụ

thành

những thỏi polysilicon gần như tinh khiết. Sau đó người ta dát mỏng polysilicon bằng cưa kim cương, rồi cắt thành các hình vuông, tạo ra pin mặt trời, biến ánh sáng mặt trời thành điện năng.

1.3. Các khoảng trống về lý luận và thực tiễn

Tổng quan nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài trên đây cho thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của năng lượng tái tạo và sản phẩm năng lượng tái tạo. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lượng tái tạo và thị trường các sản phẩm. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến tiềm năng hoặc những vấn đề về cơ

chế

chính sách hỗ

trợ

liên quan khai thác tiềm năng về

năng lượng tái tạo. Tuy

nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước còn những khoảng trống trong mà Luận án sẽ tập trung nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, khoảng trống về nội dung: Luận án tiếp cận về nội dung phát triển yếu tố cấu thành thị trường: (1) Hệ thống quản lý nhà nước tại các vùng, tỉnh; (2) Cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm; (3) Thị trường sản phẩm (cung ứng; giá và cạnh tranh)

Thứ hai, khoảng trống về phương pháp: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn số liệu đáng tin cậy, phỏng vấn các chuyên gia, điều tra trắc nghiệm qua bảng câu hỏi. Từ đó nhận thấy còn có một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn bao gồm:

1) Về lý thuyết, Các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra những thất bại của nền kinh

tế thị trường tự do và đề cao vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các sản

phẩm đặc thù có ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế nói chung. Ngược lại, các nền kinh tế tập trung đề cao quá mức vai trò của nhà nước trong nền kinh tế cũng sẽ làm mất tính hiệu quả của thị trường tự do. Từ đó, hầu hết các nhà kinh tế

đều khẳng định cần có sự kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” để mang lại phúc lợi xã hội tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự kết hợp đó được

thực hiện mở

mức độ

nào? bằng những phương thức, hình thức nào?... Luôn là

những câu hỏi cần được các nhà khoa học tìm kiếm, đưa ra câu trả lời thông qua các công trình nghiên cứu về những thị trường hàng hóa cụ thể, trong môi trường kinh tế cụ thể.

2) Thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo đã được các nước trên thế giới

quan tâm phát triển sau cuộc khủng hoảng năng lượng từ những năm 1970. Sản

phẩm năng lượng tái tạo với những lợi ích to lớn đã thu hút sự quan tâm và sự ủng hộ của các nhà chính trị, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và người dân. Sự phát triển của thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo đã và đang đạt được những thành công to lớn cùng với những thành tựu khoa học công nghệ cho phép chuyển hóa tiềm năng vô tận thành những sản phẩm được trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo lại là những khu vực thiếu hụt lớn về năng lượng cho phát triển kinh tế ­ xã hội. Vấn đề này đã và đang đặt ra những câu hỏi cần được trả lời không chỉ từ các nhà chính trị, các nhà kinh tế, các nhà khoa học mà cả từ người dân và doanh nghiệp. Một trong những câu hỏi cần được nghiên cứu để đưa ra câu trả lời sớm hiện nay là làm thể nào để tạo lập, phát triển thị trường sản phẩm năng lượng tái tạo để mang lại lợi ích cho để người dân và doanh nghiệp với chi phí thấp nhất? Làm thế nào để thúc đẩy nguồn cung, đã dạng hóa sản phẩm năng lượng tái tạo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, khả năng tiếp cận của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tại những khu vực kinh tế khó khăn cụ thể là vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi mà Cung ­ Cầu trên thị trường SPNLTT còn rất yếu?.

3) Về thực tiễn, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng ở nước ta đã và đang ngày càng trở thành yêu cầu cấp bách đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Bộ Chính trị đã ban hình Nghị quyết số 55­NQ/TW ngày 11/02/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2045” là một trong những minh chứng cho yêu cầu cấp bách đó.

Trong đó, Nghị quyết đã nêu rõ “Tiếp tục xem xét và hình thành những trung tâm năng lượng tái tạo dựa trên nền tảng lợi thế của công nghệ, vị trí địa lý, tiềm năng, đồng thời khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng”.

Thực tế, năng lượng tái tạo, sản phẩm năng lượng tái tạo và thị trường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2022