Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là một văn bản pháp lý quan trọng quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh. Hợp đồng này do bên nhượng quyền soạn thảo và được thỏa thuận giữa các bên. Để phát triển hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu phải xây dựng được một hợp đồng nhượng quyền vững mạnh, theo đó chủ thương hiệu có đủ quyền hạn pháp lý cần thiết để yêu cầu bên mua nhượng quyền tuân thủ các chuẩn mực đồng bộ của hệ thống. Chính vì vậy, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh nên được soạn thảo trên nguyên tắc nghiêng về phía chủ thương hiệu để có thể đảm bảo tính ổn định và đồng bộ của cả hệ thống.
Về hình thức hợp đồng, tuỳ theo hình thức nhượng quyền sẽ có các loại hợp đồng nhượng quyền tương ứng như: hợp đồng nhượng quyền đơn lẻ, hợp đồng nhượng quyền phát triển khu vực, hợp đồng nhượng quyền độc quyền. Về nội dung hợp đồng, không có một khuôn mẫu nào cho hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, tùy vào đặc thù kinh doanh, nét đặc trưng của doanh nghiệp cũng như loại hình nhượng quyền mà chi tiết của từng hợp đồng khác nhau. Song về cơ bản khi xây dựng hợp đồng nhượng quyền, chủ thương hiệu phải lưu ý đến các điều khoản chính sau:
- Sở hữu trí tuệ: liệt kê cụ thể những tài sản trí tuệ mà chủ thương hiệu cấp phép cho bên nhận quyền sử dụng; xác nhận từ phía bên nhận quyền rằng chủ thương hiệu sẽ là chủ sở hữu của bất kỳ tài sản trí tuệ nào của hệ thống nhượng quyền.
- Vị trí nhượng quyền: chỉ rõ những khu vực, vùng, miền độc quyền nào được nhượng cho bên nhận quyền.
- Phí nhượng quyền và các khoản phí khác: nêu rõ các loại phí bắt buộc bao gồm phí ban đầu và phí hàng tháng; cơ sở để tính phí và các điều khoản thanh toán như: phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, tiền phạt thanh toán chậm.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhượng quyền: trong đó nêu rõ những dịch vụ bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền như: đào tạo, hỗ trợ vận hành, quảng cáo tiếp thị.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận quyền: trong đó nêu rõ trách nhiệm của bên nhận quyền như: tham gia các khoán đào tạo, điều hành kinh doanh, lập và nộp các báo cáo đầy đủ hợp lệ.
- Tiêu chuẩn đối với hàng hóa và dịch vụ do cửa hàng nhượng quyền cung cấp: gồm các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp; cách thức trưng bày hàng hóa, sản phẩm tại cửa hàng nhượng quyền; việc lựa chọn các nhà cung cấp .
- Tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của cửa hàng: bao gồm các tiêu chí chung để đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn của một cửa hàng nhượng quyền như: mức doanh số tối thiểu cần phải đạt, tốc độ phát triển…
- Bảo mật: yêu cầu bên nhận quyền không được phép tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan đến hoạt động kinh doanh, bí mật kinh doanh, các hạng mục quan trọng như: cẩm nang hoạt động, danh sách khách hàng, nội dung hợp đồng cho bất kỳ bên thứ ba nào dù hợp đồng còn hiệu lực hay đã kết thúc.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 2
- Phát Triển Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm
- Ứng Dụng Nhượng Quyền Thương Mại Trong Kinh Doanh Thực Phẩm
- Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm Tại Việt Nam
- Những Vướng Mắc Trong Các Quy Định Pháp Luật Về Kinh Doanh Thực Phẩm Tại Việt Nam
- Thực Tiễn Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại Trong Lĩnh Vực Thực Phẩm Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
- Thời hạn hợp đồng: điều khoản này xác định rõ thời hạn của hợp đồng, bên nhượng quyền có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay không, bên nhận quyền có quyền được gia hạn hợp đồng hay không.
- Gia hạn, chấm dứt và chuyển nhượng hợp đồng: nêu rõ điều kiện gia hạn, chấm dứt hoặc chuyển nhượng hợp đồng nhượng quyền; quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp gia hạn, chấm dứt hoặc chuyển nhượng hợp đồng.
2.2.2. Nhân rộng hệ thống nhượng quyền
Xây dựng chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh là một khâu quan trọng trong quy trình phát triển hệ thống nhượng quyền. Mở rộng một hệ thống nhượng quyền không chỉ là tăng số lượng các cửa hàng nhượng quyền mà còn
tăng qui mô các cửa hàng, không chỉ là mở rộng hệ thống ra các tỉnh thành trong nước mà còn đẩy mạnh nhượng quyền ra nước ngoài. Việc này đòi hỏi nhiều nguồn lực nên trước khi tiến hành mở rộng, chủ thương hiệu phải đảm bảo chắc chắn về tính hiệu quả của các cơ sở nhượng quyền hiện có cũng như đảm bảo về nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nhân lực và các chương trình đào tạo cho các bên nhận quyền tương lai. Sau khi đã đảm bảo về nguồn lực, chủ thương hiệu mới bắt tay vào xây dựng chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh. Việc xây dựng chiến lược mở rộng hệ thống nhượng quyền thực chất là trả lời 3 câu hỏi: Nên nhượng quyền cho ai? Tìm đối tác mua nhượng quyền ở đâu? Cần có những điều chỉnh gì để phù hợp với điều kiện địa phương của bên nhận quyền?
- Về việc nhượng quyền cho ai, đối tác mua nhượng quyền trước hết phải có đủ khả năng tài chính, sau đến phải có khả năng quản trị và tâm huyết với mô hình nhượng quyền. Đặc thù của ngành kinh doanh thực phẩm, nhà hàng ăn uống không nhất thiết đòi hỏi bên nhận quyền phải có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, thậm chí một người hoàn toàn chưa có kinh nghiệm lại càng dễ dàng hơn cho chủ thương hiệu trong việc huấn luận, đào tạo. Điều này đã được chứng minh tại nhiều hệ thống nhượng quyền lớn trên thế giới. Ví dụ, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald’s và Domino’s, không cần quan tâm đối tác mua nhượng quyền có kinh nghiệm hay không, vẫn đòi hỏi ứng cử viên mua nhượng quyền phải tham gia chương trình thử nghiệm làm việc thực tế trong nhà hàng như một nhân viên bình thường trong một thời gian nhất định trước khi quyết định bán nhượng quyền.
- Về việc tìm kiếm đối tác mua nhượng quyền, chủ thương hiệu có thể chủ động lựa chọn nhiều phương thức khác nhau tuỳ theo nguồn lực tài chính và mục tiêu mở rộng thị trường của mình. Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và nhu cầu mở rộng trên quy mô lớn thì nên có chiến lược giới thiệu, quảng bá một cách bài bài bằng cách: tham gia các hội chợ triển lãm
quốc tế về nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm; quảng cáo trực tiếp trên các phương tiện truyền thông tại quốc gia mà doanh nghiệp muốn nhượng quyền; hoặc thuê hẳn một công ty tư vấn nhượng quyền để tư vấn cho việc tìm đối tác tin cậy và những vấn đề liên quan đến luật pháp nước sở tại. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể quảng cáo qua mạng hoặc các trang thông tin điện tử (websites) về nhượng quyền thương mại; tham khảo các tạp chí chuyên đề về nhượng quyền; tham khảo sổ niêm giám nhượng quyền của các nước.
- Về vấn đề địa phương, để tránh mắc phải những thất bại đáng tiếc do sự khác biệt về văn hoá, phong tục và luật pháp, trước khi mở rộng mô hình kinh doanh ra nước ngoài, chủ thương hiệu cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ các yếu tố địa phương như: tình hình kinh tế chính trị, văn hoá, pháp luật, các nguồn cung cấp hàng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Chẳng hạn như McDonald’s phải thêm vào thực đơn truyền thống của mình món cơm khi kinh doanh tại thị trường Indonesia, bổ sung món bánh mì với thịt cừu rán mang cái tên rất Arab là “McMaharadscha", hay "McFalafel" tại thị trường các nước đạo Hồi, thay Hamburger thịt bò bằng Hamburger kẹp thịt gà rán tại thị trường Ấn Độ, nơi người dân không ăn thịt bò. Chuỗi Phở 24 của thành phố Hồ Chí Minh khi mở rộng ra thị trường Hà Nội phải bổ sung thực đơn món quẩy chiên vì người Hà Nội có thói quen thưởng thức phở kèm với quẩy. Hay khi bán nhượng quyền tại thị trường Singapore, chủ thương hiệu cần cân nhắc đến chi phí thuê mặt bằng và nhân công rất cao tại nước này để tính phí nhượng quyền phù hợp, nếu áp dụng phí nhượng quyền giống tại các quốc gia khác thì xác suất thành công cho người mua nhượng quyền tại Singapore sẽ rất thấp.
2.3. Duy trì và phát triển hệ thống
2.2.3. Hỗ trợ các bên nhận quyền
Sau khi có được một hệ thống nhượng quyền kinh doanh, để duy trì và phát triển hệ thống đó, chủ thương hiệu phải không ngừng xúc tiến hoạt động hỗ trợ các bên nhận quyền. Có hai hình thức hỗ trợ phổ biến: hình thức thứ nhất là chủ thương hiệu cử đại diện chuyên môn thường xuyên xuống tận cửa hàng để thăm hỏi và hỗ trợ kịp thời; hình thức thứ hai là cử một đại diện thường trú đóng tại khu vực địa phương để các bên nhận quyền có thể tìm đến bất cứ khi nào cần sự giúp đỡ.
2.2.4. Quản lý chất lượng của toàn bộ hệ thống nhượng quyền
Xây dựng được một hệ thống nhượng quyền đã khó thì duy trì chất lượng của hệ thống càng khó hơn. Để đảm bảo chất lượng cho hệ thống nhượng quyền, chủ thương hiệu phải thường xuyên hỗ trợ giúp đỡ các bên nhận quyền, liên tục giám sát chặt chẽ tiêu chuẩn đồng bộ của các cửa hàng nhượng quyền. Mỗi sự sai phạm dù nhỏ nhất cũng phải được sửa chữa kịp thời để tránh việc ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, đối với ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chủ thương hiệu còn phải chú ý đến việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hoá mùi vị, bao bì mẫu mã, bổ sung chất dinh dưỡng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
3 Quy trình nhận quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
3.1. Chuẩn bị mua nhượng quyền
3.1.1. Tìm hiểu pháp luật về nhượng quyền thương mại
Trước khi tham gia vào hoạt động nhận quyền kinh doanh, các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản về nhượng quyền kinh doanh. Nhìn chung, luật nhượng quyền thương mại của các nước hay nghiêng về phía người mua nhượng quyền, bảo vệ quyền lợi của người mua. Trong các luật liên quan đến nhượng quyền thương mại, người mua nhượng quyền cần quan tâm nhất đến quy định về tài liệu mà chủ thương hiệu phải cung cấp cho người mua. Tài liệu này có thuật ngữ chuyên môn là “uniform franchise offering circular”, viết tắt là UFOC, dịch sang tiếng Việt là “ bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại”, trong đó chứa đựng đầy đủ thông tin về chủ thương hiệu và hệ thống nhượng quyền. Luật của các nước đều quy định người mua nhượng quyền phải nhận được tài liệu UFOC trong một thời gian quy định để nghiên cứu trước khi quyết định ký hợp đồng nhượng quyền.
Thông thường, một tài liệu UFOC thường chứa đựng các hạng mục thông tin chính sau: lịch sử doanh nghiệp bán nhượng quyền; kinh nghiệm và tiểu sử của ban lãnh đạo doanh nghiệp; tình trạng kiện tụng, tranh chấp hiện tại và trong quá khứ của bên nhượng quyền; phí nhượng quyền ban đầu và các khoản phí khác; vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng nhượng quyền; tiêu chuẩn đối với chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nguồn cung cấp hàng; trách nhiệm của bên nhượng quyền; hỗ trợ tài chính từ phía bên nhượng quyền; trách nhiệm của các bên nhận quyền; thông tin về các nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại mà chủ thương hiệu sở hữu; thông tin về các bằng sáng chế, bản quyền mà bên nhận quyền được phép sử dụng; giới hạn về sản phẩm, dịch vụ mà bên nhận quyền được phép bán; các quy định về gia hạn, chấm dứt, chuyển giao và tranh
chấp trong hợp đồng nhượng quyền; mức lợi nhuận mà bên nhận quyền có thể thu được từ hoạt động kinh doanh; danh sách các cửa hàng nhượng quyền thuộc hệ thống; báo cáo tài chính của hệ thống nhượng quyền trong 3 năm gần nhất; nội dung các hợp đồng mà bên nhận quyền phải ký.
3.1.2. Xúc tiến tìm kiếm đối tác nhượng quyền
Để tận dụng tối đa cơ hội nhận quyền từ các đối tác bán nhượng quyền trong và ngoài nước, doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Tuỳ theo tiềm lực tài chính và nhu cầu của mình, bên nhận quyền có thể lựa chọn những cách thức tìm kiếm đối tác khác nhau giống như các chủ thương hiệu trong quy trình nhượng quyền: có thể thông qua công ty tư vấn; tham gia hội chợ triển lãm quốc tế về nhượng quyền thương mại; tham khảo sổ niên giám nhượng quyền của các nước; hay tìm thông tin tại các trang thông tin điện tử và tài liệu in ấn chuyên ngành.
3.2. Thực hiện mua nhượng quyền
3.2.1. Điều tra, đánh giá hệ thống nhượng quyền
Việc điều tra, đánh giá hệ thống nhượng quyền trước khi quyết định chọn mua nhượng quyền là vô cùng cần thiết. Ba tiêu chí quan trọng hàng đầu để bên mua nhượng quyền đánh giá một hệ thống nhượng quyền là: (1) Uy tín của hệ thống: xem xét uy tín của thương hiệu trên thị trường, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tính đồng bộ của hệ thống. (2) Tính ổn định về mặt tài chính của hệ thống: tìm hiểu mức độ thành công, doanh số và lợi nhuận của các cửa hàng nhượng quyền trong hệ thống, ngoài ra phải tìm hiểu kỹ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền trong một vài năm gần đây. (3) Khả năng kinh doanh có lãi khi nhận quyền: nếu hệ thống đã có quá nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực địa lý, nguồn khách hàng sẽ bị chia sẻ và doanh thu của các cửa hàng mới ra nhập hệ thống sẽ thấp hơn doanh thu của các cửa hàng đã mở từ trước. Bên cạnh đó, các yếu tố
địa phương như: pháp luật, văn hoá, phong tục, tập quán, thị hiếu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.
Những thông tin cần thiết để đánh giá hệ thống nhượng quyền có thể được tìm thấy trong tài liệu UFOC. Sau đó, người mua nhượng quyền có thể gặp gỡ trực tiếp chủ thương hiệu, đến thăm quan trụ sở chính của doanh nghiệp nhượng quyền, làm quen với một vài chủ cửa hàng nhượng quyền đang kinh doanh để tìm hiểu sâu hơn.
3.2.2. Ký hợp đồng mua nhượng quyền
Sau khi đã tìm hiểu kỹ hệ thống nhượng quyền, người mua nhượng quyền bắt đầu xem xét việc ký hợp đồng. Trước khi đặt bút ký hợp đồng, người mua phải đánh giá cẩn thận từng điều khoản của hợp đồng. Người mua cũng cần lưu ý rằng hợp đồng nhượng quyền do phía người bán soạn thảo nên luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu, do đó tốt nhất người mua nên thông qua một văn phòng luật sư để được tư vấn, hỗ trợ đàm phán các điều khoản trong hợp đồng trước khi quyết định ký.
3.3. Triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền
3.3.1. Xây dựng cửa hàng
Ngay sau khi hợp đồng nhượng quyền được ký kết, bên nhận quyền có thể bắt tay vào việc triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền và khâu đầu tiên phải làm là xây dựng cửa hàng. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống và bán lẻ thực phẩm, khi xây dựng cửa hàng yếu tố quan trọng hàng đầu là vị trí mặt bằng. Nếu chọn sai vị trí thì dù thương hiệu có nổi tiếng đến đâu vẫn nắm chắc phần thất bại. Nhiều nhà hàng rất đẹp, đồ ăn ngon, giá phải chăng nhưng vẫn vắng khách do nằm trên con đường quá ít người qua lại, không có chỗ đỗ xe.
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống và bán lẻ thực phẩm, một vị trí mặt bằng lý tưởng phải thoả mãn ba tiêu chí sau: (1) Dễ tìm, dễ thấy: cửa