Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 12


mang tính chuyên nghiệp cao, Hiệp hội bán lẻ cần đóng vai trò tích cực trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ, tham gia đóng góp ý kiến để quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Hiệp hội cần sớm đề xuất và chủ động xây dựng đề cương dự thảo cho “Luật bán lẻ” để trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

Thêm vào đó, để phát huy được sức mạnh, các doanh nghiệp bán lẻ còn cần duy trì mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi, cùng chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất để có nguồn cung hàng hóa ổn định, chất lượng cao.

3.3 Đối với các doanh nghiệp sản xuất

Hệ thống bán lẻ hiện đại giúp nhiều nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ và ngay cả doanh nghiệp sản xuất lớn thay đổi cung cách sản xuất theo hướng bài bản hơn để có thể đưa sản phẩm của mình vào hệ thống bán lẻ mới này. Các nhà sản xuất trong nước phải tiêu chuẩn hóa hàng hóa của mình từ bao bì, chất lượng sản phẩm…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

Đồng thời, các nhà sản xuất nên ủng hộ những hệ thống phân phối bán lẻ trong nước. Khi nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam sẽ kéo theo các nhà sản xuất của họ.Thực tế cho thấy khi mới vào thị trường Việt Nam, hệ thống phân phối nước ngoài chấp nhận hàng Việt Nam với điều kiện dễ dàng, nhưng sau đó ngày một khó hơn. Ví dụ như đòi hỏi mức chiết khấu cao, thời hạn thành toán dài hơn, khắt khe hơn trong lựa chọn hàng... Khi Việt Nam thực hiện AFTA với mức thuế giảm mạnh, hệ thống bán lẻ nước ngoài có xu hướng nhập hàng từ các nước ASEAN nhiều hơn. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có nguy cơ không bán được hàng trong hệ thống bán lẻ hiện đại của nước ngoài. Do vậy, nếu không nhanh chóng tự hoàn thiện mình, không chỉ các doanh nghiệp bán lẻ mà các nhà sản xuất trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn.


Các nhà sản xuất trong nước cần tỉnh táo để có cái nhìn dài hạn trong sản xuất. Một mặt cần nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, mặt khác cần thiết lập mối liên kết chặt chẽ, đối tác chiến lược với các doanh nghiệp bán lẻ để hợp tác kinh doanh. Sản xuất ra các sản phẩm tốt, giá thành rẻ cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu được sản phẩm của mình khi tham gia vào chuỗi các siêu thị, trung tâm thương mại của các tập đoàn đa quốc gia. Tham gia vào hệ thống bán lẻ hiện đại có dạng chuỗi, nhất là các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia là một cách mới để xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây là một chiến lược hoàn toàn mới. Rõ ràng hình thức bán lẻ hiện đại đã mở ra cho các doanh nghiệp một hướng mở rộng và xâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả.

3.4 Đối với người tiêu dùng

Cạnh tranh tự do khi thị trường bán lẻ mở cửa khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích. Người tiêu dùng có cơ hội mua hàng trong những trung tâm mua sắm hiện đại, tiện nghi sang trọng, tiếp cận với các thương hiệu hàng hóa tốt trên thế giới. Đồng thời, do áp lực cạnh tranh nên giá cả hàng hóa trong hệ thống bán lẻ hiện đại có xu hướng giảm bớt sự chênh lệch với hàng bán tại chợ hay hiệu tạp hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Những năm tới, các điểm bán lẻ hiện đại sẽ là sự lựa chọn của tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên. Sự lựa chọn nhà bán lẻ của người tiêu dùng quyết định đến thành bại của một doanh nghiệp. Người dân nên là những người tiêu dùng thông thái khi tự nâng cao ý thức về quyền lợi của mình. Khi phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp bán lẻ như bán hàng quá hạn, hàng kém phẩm chất, xuất xứ không rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh…cần thông báo cho các cơ quan chức năng, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để có phương án xử lý. Như vậy, người tiêu dùng đã góp phần


Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 12

tạo sức ép buộc các nhà kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại phải đảm bảo chất lượng hàng hóa họ bày bán.

Ngoài ra, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đưa ra những sản phẩm dịch vụ có mức độ làm hài lòng người tiêu dùng cao nhất, giá cạnh tranh nhất, người tiêu dùng nên ủng hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù tiềm lực còn yếu, kinh doanh chưa chuyên nghiệp nhưng các nhà bán lẻ Việt Nam đang cố gắng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài trên thị trường nội địa bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc đã chứng tỏ sự ủng hộ của người tiêu dùng với các nhà bán lẻ trong nước có sức ảnh hưởng lớn như thế nào. Sau 8 năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc không hiệu quả (riêng trong năm 2005, đã lỗ tới gần 10 tỉ won), tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-mart đã quyết định bán lại các cửa hàng của mình cho Công ty Shinsegea (Hàn Quốc) và rút khỏi thị trường này. Trước đó không lâu, một đại gia bán lẻ của Pháp là Carefour cũng đã phải bán toàn bộ cửa hàng ở Hàn Quốc để chuyển sang thị trường Trung Quốc vì lý do tương tự. Sự thất bại của 2 “người khổng lồ” này cho thấy không có sức mạnh nào là bất bại. Dù Wal-mart và Carrefour đã từng thao túng hàng trăm thị trường các nước trên thế giới, họ vẫn có thể “thua” nếu như chúng ta biết cách cạnh tranh. Một trong những lý do quan trọng nhất khiến Wal-mart và Carrefour không cạnh tranh nổi ở thị trường Hàn Quốc là do sự ủng hộ và đoàn kết của người tiêu dùng Hàn Quốc.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc đã chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đứng vững trên sân nhà nếu chúng ta biết huy động sức mạnh đoàn kết của các nhà phân phối trong nước và người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp bán lẻ cung cấp hàng hóa chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thái độ phục vụ tốt, có trách nhiệm thì người tiêu dùng ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam.


KẾT LUẬN


Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển ngoạn mục, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Việt Nam đang hội đủ những điều kiện cần thiết để tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, sự kiện trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy Việt Nam mở cánh cửa trong ngành công nghiệp bán lẻ, dự báo một cuộc chuyển dịch nhanh chóng và ngoạn mục trong cơ cấu của hệ thống phân phối trên cả 2 mặt lượng và chất. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…sẽ là kênh phân phối được ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Xây dựng được hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi kinh tế xã hội đang phát triển trong xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch hệ thống phân phối truyền thống đến hiện đại phải không gây xáo trộn lớn cho các doanh nghiệp trong nước và rất nhiều hộ kinh doanh bán lẻ theo phương thức truyền thống. Do đó thách thức đặt ra là Việt Nam vừa phát triển các mô hình bán lẻ theo hướng hiện đại, vừa nâng cấp hệ thống bán lẻ truyền thống để có thể cùng tồn tại song song. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp sản xuất, sự hỗ trợ từ nhà nước và sự ủng hộ của người tiêu dùng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I/ Danh mục sách giáo khoa, sách chuyên khảo

1. PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu (2004), “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, NXB Lý luận chính trị.

2. Bộ Thương mại (2006), “Thị trường dịch vụ Việt Nam- Những cơ hội khai thác”, NXB Thế giới.

3. GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại”, NXB Lý luận chính trị.

4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2002), “Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại”, NXB Thống kê.

5. TS. Nguyễn Thị Nhiễu chủ biên (2006), “Siêu thị- phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam”, NXB Lao động xã hội.

6. Tổng cục thống kê (2006), “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội 2001- 2005”, NXB Thống kê.

7. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), “Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới 1986-2006, thành tựu và những vấn đề đặt ra”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), “WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia.

9. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), “Tổng quan các vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ”, NXB Chính trị quốc gia.

10.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2007), “Kinh tế Việt Nam năm 2006”, NXB Tài chính.

11. AT Kearney (2006), “Emerging market priorities for global retailers”, Global Retail Development Index.


12. Phillip Kotler (2003), “Quản trị marketing”, NXB Thống kê.

13. Phillip Kotler & Gary Amstrong (2002), “Principles of marketing”, NXB Thống kê.

14. Micheal Levy (2003), “Retail management”, NXB McGraw Hill Higher Education.

II/ Các văn kiện pháp luật, đề án, bài báo, tham luận

1. Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công Thương.

2. Quyết định số 1371/2004QĐ-BTM ban hành quy chế siêu thị-trung tâm thương mại ngày 24/09/2004.

3. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố

4. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), viện Nghiên cứu Thương mại, đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”.

5. Ngô Bình: “Toàn cầu hóa bán lẻ và thử thách hệ thống phân phối Việt”, Báo Nhà quản lý số tháng 6, 7, 8 năm 2007.

6. Lan Hương (2006), “Xu hướng tiêu dùng ngày càng hiện đại”, Kỷ yếu của Bộ Thương mại năm 2006.

7. Vũ Vinh Phú, “Những tiền đề để phát triển hệ thống phân phối Việt Nam”, Báo Thương mại, số 19/2006, trang 26.

8. Nguyễn Hồng Thanh, Ủy ban quốc gia Vụ đa biên, Bộ Công Thương,

“Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam”.

9. ThS. Phạm Hữu Thìn (2004), “Chính sách tạo lập và phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc”- Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương.


10.ThS. Phạm Hữu Thìn (2005), “Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối hàng hóa nội địa”, Vụ chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

11.Thời báo kinh tế Việt Nam (2006), “Kinh tế 2006-2007 Việt Nam, thế giới”.

12. Thời báo kinh tế Việt Nam (ra ngày 15/6/2006), “Hệ thống G7 Mart-liên kết nhà bán lẻ nhỏ”.

13.ThS. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Việt Nam đang là nơi hấp dẫn nhiều tập đoàn phân phối quốc tế”, Tạp chí phát triển kinh tế của ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh số 179, trang 29,30.

14. PGS. Huang Gui Zhi- Chủ nhiệm khoa marketing trường ĐH Công

thương Bắc Kinh, “Chính sách và biện pháp phát triển các mô hình phân phối hiện đại ở Trung Quốc”.

III/ Các Website điện tử

1. www.bizchina.chinadaily.com.cn (2005), “The tenth five- year plan of retail and wholesale industry and its development”.

2. http://www2.acnielsen.com/reports/index_consumer.shtml, “Consumer Confidence, Concerns and Spending Intentions- July 2007”.

3. http://www.atkearney.com/main.taf?p=1,5,1,189, “A.T. Kearney's 2007 Global Retail Development Index (GRDI)

4. http://www.certifiedconsultants.org/article.php?story=Global_Retail_De velopment_Index_2006&query=vietnam%2Bretail, The 2006 Global Retail Development Index™ - Emerging Market Priorities for Global Retailers”.

5. http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Kinh-te/News page?contentId=33863, “Thị trường bán lẻ Việt Nam-nấm mọc sau cơn mưa”, cập nhật ngày 24/07/2007.


6. http://www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=11195, “Việt Nam: Top 7 thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới”, cập nhật ngày 15/05/2007.

7. http://tintuc.timnhanh.com/xa_hoi/20070830/35A65309/. “Siêu thị bán hàng kém chất lượng:chịu thiệt vẫn là người tiêu dùng” cập nhật ngày 30/08/2007.

8. http://mfo.mquiz.net/News/?function=NEF&file=7658, “Siêu thị mất khách vì bán hàng kém chất lượng" , cập nhật ngày 20/6/2007.

9. http://mfo.mquiz.net/news/?function=NEF&file=10289, “Xu thế mới trong kinh doanh bán lẻ” cập nhật ngày 13/10/2007.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí