Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 11


càng cao của người tiêu dùng. Từng bước chuyển các chợ nhỏ, chợ dân sinh thành các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; hạn chế xây dựng mới các chợ trong khu vực nội thành do quỹ đất đã ở tình trạnh eo hẹp.

Tại nông thôn, hệ thống chợ và mạng lưới bán lẻ truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng và là kênh phân phối hàng hóa chủ yếu trong những năm tới. Do vậy cần cải tạo, nâng cấp các chợ để phục vụ người dân tốt hơn, với những vùng nông thôn có điều kiện có thể thí điểm mở các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị loại nhỏ.

Với các chính sách phù hợp, nhà nước có thể dần chuyển dịch hệ thống bán lẻ theo hướng hiện đại mà vẫn hạn chế được sự biến động quá lớn. Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ hiện đại hóa nhưng vẫn có thể duy trì song song 2 hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống, giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã thực hiện thành công.

3.1.6 Các giải pháp khác

Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, nhà nước nên đóng vai trò hướng dẫn và trợ giúp các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Biện pháp cần thiết khác là nhà nước cần nhanh chóng chọn khoảng 15 nhà bán lẻ trong nước để đầu tư và hỗ trợ trở thành những nhà phân phối đủ lớn để làm đối trọng với các tập đoàn nước ngoài. Các nhà bán lẻ này có vai trò giữ vững thị trường bán lẻ không rơi vào sự thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp được chọn để hỗ trợ cũng cần là những doanh nghiệp thuộc các loại hình bán lẻ khác nhau như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…

Cuối cùng, tuy Việt Nam bị ràng buộc bởi các cam kết WTO và nguyên tắc MFN, NT nhưng nhà nước không nên cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tư tràn lan dẫn đến nguy cơ thâu tóm thị trường nội địa. Nhà nước cần xem xét kinh nghiệm áp dụng rào cản kĩ thuật, quy định chặt chẽ về


quy mô, phạm vi, số lượng, khoảng cách... khi các nhà đầu tư muốn lập một điểm kinh doanh mới của các nước khác trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

3.2 Đối với các doanh nghiệp thuộc hệ thống bán lẻ hiện đại

Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía chính phủ, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp bán lẻ phải tự mình nâng cao hiệu quả kinh doanh, tự hoàn thiện mình trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, góp phần nhanh chóng xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển riêng phù hợp với đặc thù đơn vị mình.

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 11

3.2.1 Thay đổi nhận thức kinh doanh và xây dựng phong cách chuyên nghiệp

Trước khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh thì bản thân mỗi doanh nghiệp cần xác đổi mới tư duy, từ đó hiện đại hóa phương thức hoạt động của mình. Đặc biệt là các nhà quản lý siêu thị, trung tâm thương mại cần có kiến thức về loại hình kinh doanh của mình, am hiểu tâm lý người tiêu dùng, sự nhạy bén trong kinh doanh để kịp thời phát hiện các xu hướng tiêu dùng mới trong xã hội. Những năng lực này sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với sự phát triển của thị trường, liên tục tự đổi mới hoạt động cho phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, phù hợp với cơ chế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Các giám đốc siêu thị, trung tâm thương mại…cần được đào tạo bài bản về chuyên môn quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm khảo sát học tập mô hình tiên tiến của nước ngoài để tích lũy những bài học áp dụng cho thị trường Việt Nam.

Nhưng trên hết, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại cần quán triệt tinh thần kinh doanh dịch vụ hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng. Mọi hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp là để tạo ra sự thoải mái, hài lòng cho người mua sắm. Lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động doanh nghiệp là tư duy kinh doanh mới trong hệ thống phân phối hiện đại. Các công ty cần dành thời gian, nguồn tài chính thích đáng để nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu nhu cầu


thực tế của khách hàng, xu hướng tiêu dùng trong nước; liên tục đổi mới để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các siêu thị cần thay đổi tư duy coi người có thu nhập cao là khách hàng mục tiêu mà phải xác định khách hàng của siêu thị là những người dân có mức thu nhập khá trở lên, từ đó thay đổi cơ cấu mặt hàng cho phù hợp để phục vụ được rộng rãi hơn đối tượng khách hàng.

Để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh sắp tới, các nhà bán lẻ Việt Nam cần phải nhanh chóng đầu tư sâu về kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại và phải cải tiến vấn đề cung ứng hàng hóa. Các doanh nghiệp bán lẻ cần nghiêm túc nghiên cứu và vận dụng kiến thức chuỗi giá trị cung ứng theo công nghệ logistic vào tổ chức và quản lý hệ thống phân phối. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của các tập đoàn nước ngoài như Metro Cash&Carry, BigC trong xây dựng nguồn cung ứng hàng ổn định, hệ thống kho dự trữ, khâu vận chuyển, phân loại hàng hóa…cần được nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp tham gia trong ngành bán lẻ. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương rà soát chi phí, kiểm tra từng công đoạn hoạt động để tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế đồng thời khẳng định định hướng phát triển lâu dài.

Công tác thu mua và quản lý hàng hóa: Các công ty cần phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hàng hóa. Quản lý ở đây bao gồm nhiều hoạt động: nhập hàng, lưu kho, bảo quản, thống kê lượng hàng tồn, hàng bị mất, hàng giảm chất lượng... Để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, kho hàng, công nghệ máy tính và đào tạo nghiệp vụ quản lý cho nhân viên.

3.2.2 Nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất để kinh doanh có hiệu quả hơn

Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hiện đại hóa hoạt động kinh doanh. Các nhà bán lẻ cần ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, có giải pháp kho vận thuận tiện, nhanh chóng để vừa đảm bảo duy trì chất lượng vừa hạ giá thành sản phẩm.


Các cửa hàng tạp hóa, bách hóa truyền thống có thể tự nâng cấp, hiện đại hóa để trở thành cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại. Các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn nên mạnh dạn đầu tư nâng cấp các điểm bán lẻ này để tham gia vào hệ thống bán lẻ hiện đại. Nâng cấp hệ thống bán lẻ truyền thống là hướng đi mang lại hiệu quả nhanh chóng cho những doanh nghiệp muốn mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình. Hiện nay, các tiệm tạp hóa là mạng lưới phân phối rất phổ biến và phù hợp với các khu dân cư. Tuy nhiên, đời sống ngày càng cải thiện khiến yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng cao nên việc nâng cấp các cửa hàng tạp hóa thành những cửa hàng tiện lợi là vô cùng cần thiết.

3.2.3 Thực hiện đa dạng hóa thị trường và phát triển dịch vụ khách hàng

Đối với vấn đề danh mục hàng hóa, siêu thị luôn phải cố gắng để có thể cung cấp đủ mọi chủng loại phục vụ mọi nhu cầu trong cuộc sống, với nhiều mức giá từ thấp đến cao, tập trung số lượng ở các mặt hàng phục vụ tầng lớp nhân dân có thu nhập trung bình, tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội và có mức sống ngày càng cao. Chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng hàng ngày - hàng có chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn. Nên dự kiến một tỷ lệ một hàng nội chiếm đa số và có xu hướng tăng dần. Điều này đảm bảo nguồn hàng chắc chắn và giảm tối thiểu chi phí vận chuyển, thuế cho các siêu thị... Các siêu thị cần tích cực tìm hiểu nguồn hàng mới. Các nhà kinh doanh bán lẻ cần chủ động tìm hiểu các sản phẩm mới, nhãn hiệu mới xuất hiện có tính ưu việt để mua về cung ứng cho đơn vị của mình. Họ có thể đặt hàng bán thử để thăm dò phản ứng của người tiêu dùng, sau đó mới kí hợp đồng cung ứng dài hạn. Đây là chiến lược tạo mặt hàng đặc trưng cho doanh nghiệp mình, củng cố thêm hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Với các cửa hàng tiện lợi, do đặc thù kinh doanh là phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày nên cần xây dựng danh mục hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm như rau sạch, thịt tươi, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh. Đồng thời, những cửa hàng này có đối tượng phục vụ là


những người bận rộn nên có thêm các dịch vụ tiện lợi như giao hàng tận nhà cho các hộ gia đình, dịch vụ giặt là hoặc thanh toán hóa đơn điện, nước…Các dịch vụ gia tăng này sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng.

Các trung tâm thương mại cũng cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Với lợi thế về mặt bằng và khung cảnh mua sắm đẹp, lịch sự, các trung tâm thương mại có thể tích hợp các dịch vụ giải trí trong cùng một tòa nhà như xem phim, chơi game, dịch vụ thư giãn làm đẹp, ẩm thực…Một không khí mua sắm sôi động và thú vị sẽ là yếu tố thu hút khách hàng.

3.2.4 Ứng dụng chiến lược marketing hỗn hợp trong kinh doanh

Để thu hút được khách hàng đến với các cửa hàng, siêu thị của mình, các doanh nghiệp cần vận dụng sáng tạo các biện pháp marketing hỗn hợp. Đối với những doanh nghiệp Việt Nam, điều này còn mới mẻ nên cần nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước ngoài.

Tìm phong cách riêng: Mỗi doanh nghiệp bán lẻ phải tạo ra một phong cách riêng cho mình. Điều này càng có ý nghĩa khi bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt. Hầu hết các siêu thị của các doanh nghiệp trong nước chưa có một logo riêng trên bảng hiệu hay trên ấn phẩm quảng cáo, túi gói hàng. Phong cách riêng còn thể hiện ở cách bài trí cửa hàng, bố trí ánh sáng, âm nhạc trong siêu thị, trung tâm thương mại, hay tác phong phục vụ, cách ăn mặc của đội ngũ nhân viên và những dịch vụ hấp dẫn mà mỗi doanh nghiệp dành cho khách hàng.

Phong cách riêng còn được xây dựng qua chất lượng hàng hóa, giá cả cạnh tranh, phương thức phục vụ văn minh hiện đại. Hơn nữa, các siêu thị, trung tâm thương mại cần xây dựng được cho mình chủng loại hàng thế mạnh, ví dụ như Zen Plaza được biết đến là trung tâm thương mại chuyên kinh doanh quần áo thời trang; Vincom City Tower được biết đến là tổ hợp mua sắm giải trí hiện đại; siêu thị Seyu chuyên mua hoa quả hay đồ thực phẩm ngon, chất lượng cao, giá cao, siêu thị Minimart (66 Bà Triệu) chuyên doanh các mặt hàng nhập khẩu…


Chính sách giá: Hiện nay phần nhiều hàng hóa trong các siêu thị có giá cao hơn hàng tại các chợ, cửa hàng truyền thống. Điều này làm giảm tính hấp dẫn của loại hình bán lẻ hiện đại với khách hàng. Để thực hiện chiến lược giảm giá, các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ gắn bó với nhà sản xuất, các nhà bán buôn, giảm bớt số lượng cấp phân phối…đảm bảo hạ giá thành và có nguồn cung hàng ổn định. Giải pháp đặt ra là mạng lưới các siêu thị có thể cùng nhau thành lập một trung tâm cung ứng hàng hóa có nhiệm vụ mua hàng với khối lượng lớn, trực tiếp từ nhà sản xuất, từ đó giúp giảm chi phí mua hàng và giá hàng hóa. Bên cạnh đó, trong những dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết, Quốc khánh hay vào tháng khuyến mãi do các thành phố tổ chức, các siêu thị, trung tâm thương mại nên tích cực tham gia bằng việc giảm giá, phát phiếu mua hàng ưu đãi, tặng kèm sản phẩm…để thu hút khách hàng.

Quảng cáo: tăng cường sử dụng các panô, băngrôn về khuyến mại hay những mặt hàng mới và về hình ảnh doanh nghiệp ở nơi công cộng. Để sẵn một thông báo danh mục các sản phẩm mới được tập hợp, phát hành hàng tuần hoặc hàng ngày đặt trước cửa ra vào siêu thị, trung tâm thương mại; thiết kế lại các túi đựng hàng có hình ảnh, màu sắc gây ấn tượng với tên doanh nghiệp được in nổi bật.

Tăng cường nghiên cứu khách hàng và nhu cầu của khách hàng: Trước mắt, mỗi doanh nghiệp cần phải có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, nhu cầu, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Công việc này phải tiến hành một cách có bài bản và kết hợp với nghiên cứu tình hình khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, công tác phân tích kết quả kinh doanh cũng cần được tổ chức lại một cách nghiêm túc và khoa học hơn... các doanh nghiệp có thể học hỏi các kỹ năng này ở những nhà kinh doanh siêu thị trên thế giới.

Trưng bày sắp xếp hàng hoá ở các siêu thị cần được quan tâm đặc biệt theo những nguyên tắc của trưng bày hàng hoá trong siêu thị học từ các nhà kinh doanh siêu thị nước ngoài.


Đa dạng hóa phương thức bán hàng: Ngày nay, như đã thấy các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên thế giới không giới hạn phạm vi bán hàng trong các cửa hàng mà mở rộng ra rất nhiều hình thức khác. Những hình thức bán hàng hiện đại tuy chưa thực sự phát triển ở Việt Nam song chúng là những biện pháp marketing trực tiếp rất hữu hiệu. Các siêu thị có thể bán hàng qua thư gửi đến cho những khách hàng có nhu cầu mà doanh nghiệp biết được qua điều tra; xuất bản những cuốn catalogue nhỏ tập hợp một số sản phẩm chọn lọc của doanh nghiệp mình vào dịp cuối năm hoặc các ngày lễ, gửi đến cho các gia đình. Ngoài ra, cũng cần chiếm lĩnh nhanh chóng lĩnh vực bán hàng trên mạng điện tử vì đó sẽ là phương thức giao dịch rất phát triển trong tương lai...

Tất cả các biện pháp marketing đều phải nhất quán và hướng tới mục đích xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp bán lẻ. Sự khác biệt hóa của doanh nghiệp sẽ là yếu tố giúp tăng sự trung thành của khách hàng vì người tiêu dùng hiện đại đến với siêu thị, trung tâm thương mại không đơn thuần là để mua hàng hóa nữa mà còn là để “trải nghiệm” sự thích thú khi mua sắm.

3.2.5 Xây dựng chính sách quản trị và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mọi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như các nhà bán lẻ. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là xây dựng chương trình tuyển chọn, huấn luyện và nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Cần đặt tiêu chuẩn rõ ràng và tiến hành tuyển chọn nghiêm túc. Công tác huấn luyện nhân viên phải do cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm đảm nhiệm, mời chuyên gia giảng dạy cho một khóa đào tạo. Tạo bầu không khí thoải mái nhưng nghiêm túc trong khi làm việc; tạo tâm lý yên tâm cho người lao động, giảm áp lực làm việc và chú ý đến chế độ lao động.

Các siêu thị, trung tâm thương mại cũng cần chú ý đặc biệt đến việc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm được đào tạo bài bản về chuyên môn. Nhân viên trong siêu thị, trung tâm thương mại có nhiều nhiệm vụ


khác nhau, nên cần bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường từng người. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần quan tâm tới lực lượng nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng. Thái độ phục vụ lịch sự, cởi mở và nhiệt tình là yếu tố quan trọng tạo nên sự hài lòng của khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp.

3.2.6 Tiến hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh với các công ty bán lẻ nước ngoài

Trước áp lực phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn nước ngoài, các nhà bán lẻ Việt Nam cần tăng cường hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất để tận dụng thế mạnh của nhau. Đây là sự liên minh, liên kết để cùng tồn tại. Trong “Đề án phát triển thương mại trong nước”, Bộ Công Thương đã vạch ra lộ trình thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước liên kết thành các tập đoàn lớn để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, việc tiến hành liên kết phụ thuộc ở sự chủ động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ cần bỏ tâm lý e ngại, nhanh chóng liên kết xây dựng mạng lưới siêu thị, cửa hàng tiện lợi…hiện đại trên cả nước, giữ vững và mở rộng thị phần.

Việc thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) của 4 nhà phân phối lớn và sự ra đời của hiệp hội các nhà bán lẻ ngày 16/10/2007 có thể coi là bước tiến bộ lớn trong việc thúc đẩy quá trình liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh. Những sự liên kết chiến lược như vậy cần được các doanh nghiệp bán lẻ đẩy mạnh trong thời gian tới vì liên kết là chìa khóa giúp các doanh nghiệp trong nước đứng vững trước áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào hoạt động của Hiệp hội, đóng góp ý kiến và giải pháp phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Ngoài việc tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành một hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí