2.1.6. Các hình thức du lịch cộng đồng
- Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
- Du lịch nông nghiệp: Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
- Du lịch bản địa: Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.
- Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du
lịch. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.
- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độc đáo của họ. [18]
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 1
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2
- Tình Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Tả Van
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Xã Tả Van, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai
- Độ Tuổi Tham Gia Vào Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Của Hộ Điều Tra
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
2.1.7. Tác động của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm du lịch cụ thể:
2.1.7.1. Du lịch cộng đồng mang tính hiệu quả cao
* Hiệu quả kinh tế: các loại hình du lịch ngày càng phong phú đa dạng, thu hút trí tò mò của du khách làm cho lượt du khách ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Hiệu quả đầu tư: Nắm bắt được cơ hội, nhìn nhận tương lai. Từ những đặc trưng nổi bật của thiên nhiên và con người đã tạo nên những nét riêng nổi bật cho vùng. Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ dưỡng, resot, nhà hàng, khách sạn,.. Do đó đầu tư phát triển làm thay đổi diện mạo một khu vực, hứa hẹn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu khách du lịch.
* Hiệu quả xã hội: Du lịch cộng đồng thu hút nguồn lao động lớn, giảm tình trạng thất nghiệp thông qua các loại hình dịch vụ như (Hướng
dẫn viên địa phương, phục vụ phương tiện đi lại, phục vụ ăn uống, cung cấp dịch vụ chỗ ở/lưu trú, bán hàng thủ công mỹ nghệ, trình diễn văn hóa địa phương,…). Qua đó nâng cao trình độ giao tiếp cũng như các kỹ năng tay nghề cho người dân, cải thiện thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống. [10]
2.1.7.2. Du lịch cộng đồng góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
Du lịch càng ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và hàng xuất khẩu tại chỗ. Du lịch tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại vùng, miền khác nhau trên cả nước. Du lịch cũng làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, thúc đẩy bảo tồn và phát triển các nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước, góp phần quan trọng với công tác giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Để ngày càng khẳng định mình trong nền kinh tế đất nước rất cần những chính sách, biện pháp đúng đắn của những người quản lí, lãnh đạo. Cần coi phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại có trọng tâm, trọng điểm, trú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, tăng khả năng thu hút. [10]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Thành phố Hua Hin – Thái Lan
Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc trưng của vùng Hua Hin, từ đó góp phần quảng bá du lịch cho Hua Hin. Người dân tại Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng thông qua chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and Promotion), là sự kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Theo khái niệm kinh doanh này, các nhà sản xuất hàng lưu niệm phải xem xét các sản phẩm thỏa mãn được các nhu cầu của người tiêu dùng chưa. Bước tiếp theo đưa sản phẩm đến những nơi thuận tiện cho khách hàng có thể tiếp cận. Quảng cáo là một bước để tạo ra sự kết nối thông tin với các khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ bỏ tiền mua các sản phẩm này. Thiết lập các hỗ trợ dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận để thu hút khách hàng là điều hết sức cần thiết.(Pongsakornrangsilp, 2004). Từ chính sách này, chiến lược tiếp thị 4P mang đến sự hài lòng của khách hàng trong việc tiếp cận và mua các sản phẩm, điều này mang lại cho du lịch ở Hua Hin có bước phát triển bền vững.
Hua Hin phát triển du lịch theo một hệ thống toàn diện từ chính phủ, đến chính quyền địa phương, các đơn vị làm du lịch, người dân cùng tham gia đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo nên sự phát triển du lịch bền vững thành phố Hua Hin.[21]
2.2.1.2. Ở Malaysia
Nói đến Malaysia là nói đến đất nước của ngành công nghiệp du lịch, với các điều kiện văn hóa – kinh tế xã hội khá đa dạng, vào những năm 90
du lịch Malaysia đã thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm, là ngành thu ngoại tệ đứng thứ 3. Theo Tổ chức du lịch thế giới, năm 2010 Maylaysia là 1 trong 10 nước có số lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt gần 180 tỷ USD. Để giữ vững vị trí của du lịch, Maylaysia đã đầu tư cho ngành du lịch 184,94 triệu USD phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch cho kế hoạch 1996-2000 và năm 2001-2005 đã đầu tư 630 triệu USD cho cơ sở hạ tầng du lịch. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển: “Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo Tổ chức du lịch thế giới thì 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thailand, China, Brunay, India, Australia, Phillipines, Anh và Nhật Bản.
Trong chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Với mục tiêu bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn môi trường; phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc gia về một Malaysia xanh, sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa về du lịch, Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Gần đây với khẩu hiệu: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi”, khuyến khích người nước ngoài mua nhà để nghỉ ngơi, du lịch và đón thêm người thân tới du lịch tạo ra tính đột phá. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch
trương sản phẩm du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực. Tập trung các sản phẩm du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể, từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE. [12]
2.2.1.3. Ở Indonesia
Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tập trung nâng cao chất lượng du lịch hướng mục đích đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, với lượng khách quốc tế dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Với kế hoạch phát triển đến năm 2025 với nội dung tập trung vào 3 loại hình là du lịch sinh thái; du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia và phát triển du lịch chủ yếu dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng đồng làm du lịch, đồng thời hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Hoạt động theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia được tiến hành bởi các cơ quan chức năng một cách thường xuyên, chính điều này tạo cho du lịch Indonesia dịch chuyển tập trung đầu tư (hơn 40 triệu USD cho quảng bá du lịch) thu hút du khách đến từ các nước Asean. Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, trong đó nhấn mạnh đến các đặc trưng của cộng đồng bản địa, đặc biệt tại đảo Bali – tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. [24]
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
2.2.2.1. Ở Hội An
Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 khi được UNESCO trao tặng danh hiệu này. Khu phố cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn, hiện còn người dân sinh sống và được xem như một bảo tàng sinh thái (ecomuseum). Sự tồn tại và phát triển tạo nên thương hiệu Hội An có được nhờ sư góp sức của nhiều phía, nhưng hơn tất cả phải kể đến người dân địa phương, hay nói cách khác đó là cộng đồng người Hội An. Người dân Hội An ý thức được vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng thương hiệu từ việc đón tiếp du khách, bảo tồn di sản hiện có đến việc bảo vệ môi trường cảnh quan và chung sức với chính quyền địa phương trong các chính sách bảo tồn và phát triển. Thái độ niềm nở, lịch sự và sự nhiệt tình để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người du khách. Ấn tượng ban đầu của du khách 6 đối với người dân địa phương giữ một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, du khách được chứng kiến ý thức bảo vệ di sản của người dân ngay chính trong ngôi nhà của họ. Một số di tích tham quan tại Hội An là nhà ở của người dân và mọi sinh hoạt thường ngày vẫn diễn ra, nhưng không vì thế mà di tích bị tàn phá, chỉnh sửa xây dựng theo ý riêng của chủ nhà. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu được sống trong nhà cao cửa rộng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyền lợi của người dân, nhưng không vì những lợi ích cá nhân mà chủ những ngôi nhà cổ đánh mất giá trị bằng việc thay thế một ngôi nhà bê tông cốt thép. Cùng phối hợp và theo sự chỉ đạo của chính quyền, chủ nhân những ngôi nhà cổ tu trì, bảo vệ ngôi nhà riêng của họ như một di sản đúng nghĩa và cũng xem như đó chính là tài sản của địa phương góp phần xây dựng phát triển thương hiệu cho Hội An. Việc bảo vệ song song với việc phát triển môi trường cảnh quan của người dân Hội An vẫn còn nhiều điểm phải xem xét, tuy nhiên
nếu chúng ta làm phép so sánh với các điểm đến được coi là con đường di sản miền Trung (Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng…) thì thương hiệu Hội An vẫn nổi bật trên bản đồ du lịch không những của Việt Nam mà còn của thế giới. [26]
2.2.2.2. Ở Bến Tre
Bến Tre là một trong những tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước đây, do điều kiện đi lại khó khăn nên du lịch không thể phát triển được. Hiện nay, với hệ thống đường xá khá tốt, cầu Rạch Miễu đã được xây dựng xong, việc phát triển du lịch ở Bến Tre bắt đầu khởi sắc. Người ta đề cập nhiều đến du lịch cộng đồng ở Bến Tre thông qua hình thức homestay, với sự tham gia của một số xã có điều kiện để đón tiếp du khách, nhất là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, người dân thật sự tham gia nhiều nhất vào việc sản xuất và chế biến những sản phẩm từ nguyên liệu đặc trưng của tỉnh là dừa (cây dừa, trái dừa, lá dừa, gỗ dừa,…). Những sản phẩm này đã đại diện cho Bến Tre, đóng góp thêm thành phần cho một sản phẩm văn hóa mới là Lễ hội Dừa được tổ chức thường niên từ hai năm nay. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng, các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre sẽ khó vượt qua được rặng dừa nước để đến với những thị trường trong và ngoài nước. Nhờ đưa sản phẩm về dừa tham gia cung ứng cho nhu cầu của du khách (như vật dụng hàng ngày hoặc hàng lưu niệm sau chuyến đi), Bến Tre đã bắt đầu có được thương hiệu du lịch riêng cho mình. [26]