Tình Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Tả Van


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch cộng đồng; cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động DLCĐ tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Thực hiện trên địa bàn xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi về thời gian: Từ ngày 13/8/2018 đến 23/12/2018.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa,

tỉnh Lào Cai.

- Thực trạng phát triển du lịch cộng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng

đồng tại xã Tả Van.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thông qua các sách báo, tài liệu, mạng internet, các báo cáo thông kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có


liên quan về điều kiện tự nhiên, dân sinh, hạ tầng, kinh tế xã hội, văn hóa, hoạt động du lịch cộng đồng của khu vực nghiên cứu.

3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Chọn điểm nghiên cứu

Tả Van là một xã thuộc Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sa Pa 9km về phía Đông Nam, là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc Dáy, Mông, Dao. Hiện nay trên địa bàn xã có tất cả 7 thôn và các thôn đều có sự phát triển kinh tế khá đồng đều, tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó xã Tả Van còn có các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng như: Loại hình du lịch sinh thái, du lịch làng bản, các hình thức dịch vụ du lịch (ăn uống, nghỉ ngơi,..).

* Chọn mẫu điều tra

- Tại xã Tả Van có 69 hộ tham gia hoạt động du lịch nên trong đề tài tôi chọn 69 hộ để tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi đã được lập trước, gồm những nội dung sau:

+ Thông tin cơ bản về hộ gồm: Họ và tên, giới tính, trình độ học vấn.

+ Điều tra các thông tin về hoạt động du lịch cộng đồng của hộ.

3.3.2. Phương pháp phân tích xử lí số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lí, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực hiện.

- Phương pháp đối chiếu so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tả Van là một xã thuộc Thung lũng Mường Hoa cách thị trấn Sa Pa 9km về phía Đông Nam. Xã có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Lao Chải và xã Hầu Thào, huyện Sa Pa.

- Phía Nam giáp với xã Bản Hồ, huyện Sa Pa.

- Phía Đông giáp với xã Sử Pán, huyện Sa Pa.

- Phía Tây giáp với huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.

4.1.1.2. Địa hình, đất đai

Xã Tả Van có tổng diện tích đất tự nhiên là 6789,86 ha và được phân bố hành chính thành 7 thôn.

Xã có địa hình đồi núi phức tạp, nằm trong địa phận Vườn quốc gia Hoàng Liên, chủ yếu là đồi núi bao quanh là các thửa ruộng bậc thang nằm ở cấp thấp hơn.

Tả Van hứa hẹn là điểm đến thú vị cho du khách và đặc biệt du khách say mê tìm hiểu phong tục, tập quán phong cảnh nơi đây, cũng như các loại hình du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm.


Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Tả Van




Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2017

So sánh

DT ( ha)

CC (%)

DT (ha)

CC (%)

Tăng (+) Giảm (-)

Tổng DT đất tự nhiên

6.789,86

100

6.789,86

100

0

1. Đất nông nghiệp

5.313,41

78,26

5.751,08

84,7

437,67

1.1. Đất sản xuất NN

270,11

5,08

266,03

4,62

-4,08

1.1.1. Đất trồng cây hàng

năm

237,45

87,91

233,4

87,73

-4,05

- Đất trồng lúa

158,75

66,86

155,45

66,6

-3,3

- Đất trồng cây hàng năm khác

78,7

29,14

77,95

33,4

-0,75

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm

32,66

12,09

32,63

12,27

-0,03

1.2. Đất lâm nghiệp

5.041,33

94,88

5.483,08

95,34

441,75

1.2.1. Đất rừng sản xuất

572,73

11,36

532,71

9,72

-40,02

1.2.2. Đất rừng đặc dụng

4.468,61

88,64

4.950,37

90,28

481,76

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

1,96

0,04

1,96

0,34

0

2. Đất phi nông nghiệp

164,64

2,42

172,14

2,54

7,5

2.1. Đất ở

16,69

10,13

16,69

9,69

0

2.2. Đất chuyên dùng

107,15

65,08

117,83

68,45

10,68

2.3. Đất cơ sở tín ngưỡng

0,06

0,04

0,06

0,03

0

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

táng


5,63


3,42


5,63


3,27


0

2.5. Đất sông ngòi, kênh rạch, suối

35,11

21,33

31,93

18,55

-3,18

3. Đất chưa sử dụng

1.311,81

19,32

866,65

12,76

-445,16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 4

( Nguồn: UBND xã Tả Van năm 2018)

Qua bảng 4.1 ta thấy đất đai của xã Tả Van rất đa dạng và phong phú, tổng diện tích đất tự nhiên là 6.789,86 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng đều có sự thay đổi và biến động qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động trên do sự quy hoạch trong xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình nông thôn mới được thực hiện.


- Đất nông nghiệp tăng lên 437,67 ha nguyên nhân là do diện tích đất trồng cây lâm nghiệp tăng.

- Diện tích đất phi nông nghiệp có sự biến động nhưng hợp lý.

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tả Van nằm trong thung lũng Mường Hoa chủ yếu là các hộ làm nông nghiệp, trong đó thảo quả là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, tình hình kinh tế của xã Tả Van ngày càng được thay đổi theo hướng tích cực. Đặc biệt thực hiện chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020, cơ sở vật chất của địa phương được củng cố khang trang, kinh tế có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơn so với năm trước, bình quân tăng 8%/năm.

Cơ cấu kinh tế của địa bàn nghiên cứu những năm qua đã có sự dịch chuyển tương đối tích cực, theo hướng tăng giá trị sản xuất của thương mại - dịch vụ.

4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội

* Tình hình nhân khẩu và lao động trên địa bàn xã

Con người là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Dân số xã Tả Van thuộc 7 thôn với 3 dân tộc chính là Mông, Giáy, Dao sinh sống.


Bảng 4.2. Tình hình dân số trên địa bàn xã Tả Van



Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh (%)


SL

CC (%)


SL

CC (%)


SL

CC (%)

2016 2015

2017 2015


BQ

1. Tổng nhân

khẩu

Người

4.115

100

4.260

100

4.328

100

103,52

105,18

104,35

2. Tổng số hộ

Hộ

777

100

799

100

837

100

102,83

107,72

105,28

2.1. Hộ nông

nghiệp

Hộ

695

89,44

705

88,24

735

87,81

101,44

105,76

103,60

2.2. Hộ phi

nông nghiệp

Hộ

82

10,56

94

11,76

102

12,19

114,63

124,39

119,51

3. Tổng số

lao động

Người

1.962

100

2.050

100

2.672

100

104,49

136,19

120,34

3.1.Lao động nông,

lâm ,thủy sản


Người


1.599


81,5


1780


86,83


2.187


81,85


111,32


136,77


124,05

3.2. Lao

động CN-XD

Người

8

0,4

7

0,34

18

0,67

87,50

225,00

156,25

3.3. Lao động

TM-DV


Người


143


7,29


83


4,05


219


8,2


58,04


153,15


105,59

3.4. Lao

động khác

Người

212

10,81

180

8,78

248

9,28

84,91

116,98

100,94

4. BQNK/hộ

NK/hộ

5,30


5,33


5,17





( Nguồn: Báo cáo KT - XH xã Tả Van, Sa Pa)

Hiện nay, tổng dân số của xã Tả Van có 4328 người. Số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (87,81% năm 2017). Tương đương với đó số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm 81,85% tổng số lao động toàn xã năm 2017. Tả Van là một xã thuần nông, dân cư trong xã sản xuất nông nghiệp là chính.

Lao động công nghiệp có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2015 là 8 người (chiếm 0,8% tổng số lao động), năm 2017 là 18 người (chiếm 0,67% tổng số lao động của xã). Nguyên nhân chủ yếu là do độ tuổi lao động đi ra các thành phố, xí nghiệp làm các công ty mang lại thu nhập cho người dân.

Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ tăng 5,59% trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, làm tốt công tác quảng bá hình ảnh địa phương và


các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn. Giúp người dân nâng cao được khả năng, kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

* Điện: Điện được coi là nguồn năng lượng quan trọng nhất để phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Tính đến nay, toàn bộ các hộ dân trong xã đã có điện để phục vụ sản xuất và đời sống.

* Điện tín, truyền thanh: Xã có bưu điện văn hóa, cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc, sách báo, văn hóa phẩm cho người dân. Những nguồn thông tin nay đã thường xuyên cung cấp cho người dân những thông tin về khoa học, kỹ thuật mới, các giống cây trồng có năng suất cao, phương pháp phòng trừ dịch bệnh. Thông tin liên lạc phát triển thuận tiện cho việc cung cấp vật tư, tìm hiểu khách hàng tiêu thụ sản phẩm,…

* Đường: Các tuyến đường đã được mở rộng và bê tông hóa. Tuyến đường liên thôn cũng được bê tông hóa nhờ sự đóng góp của người dân trong xã.

* ANTT- ATXH: Đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn toàn xã, chủ động đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Ban công an xã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã thường xuyên trực 24/24 và phối hợp chặt chẽ giữ các lực lượng và các ban ngành, đoàn thể nắm chắc tình hình, đảm bảo ANTT - ATXH trong các ngày lễ hội, các ngày kỷ niệm khác theo kế hoạch của UBND.

* Văn hóa, giáo dục: Song song với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục cũng ngày càng được đẩy mạnh, hệ thống giáo dục trong xã tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay có 1 tiểu học, 1 trường THCS, 13 lớp mẫu giáo và đội ngũ giáo viên luôn tận tụy và nhiệt huyết.


Xã đẩy mạnh nhiều hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường học và địa bàn dân cư.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn.

Phát động người dân tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”.

* Y tế: Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, tăng cường về cơ sở vật chất, thiết bị. Đội ngũ cán bộ y tế, công tác chuyên môn từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

UBND xã chỉ đạo Trạm y tế xã phối hợp cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của các sơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đã yêu càu các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng xã Tả Van

4.2.1. Tiềm năng tài nguyên tự nhiên

* Khí hậu, thời tiết

Tả Van nói riêng và Sa Pa nói chung là vùng đất mang đặc điểm của vùng khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới nên mát mẻ quanh năm. Tình hình nhiệt độ Tả Van được thể hiện qua các số liệu sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5 - 7oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33oC và tháng thấp nhất là 0oC.

+ Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.800 - 2.200mm, tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7, 8 (chiếm 80% lượng mưa cả năm).

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%. Độ ẩm biến thiên theo từng mùa, thấp nhất vào tháng 4 (65 - 70 %).

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí