Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2

4.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực 43

4.5.3. Giải pháp về môi trường 43

4.5.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch cộng đồng 43

4.5.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch 44

PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1. Kết luận 45

5.2. Kiến nghị 45

5.2.1. Đối với UBND xã 45

5.2.2. Đối với ban quản lý thôn 46

5.2.3. Đối với người dân địa phương 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài‌‌


PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Ngày nay, trên thế giới, du lịch được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai.

Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa. Du khách tới những bản làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống với cảnh quan hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, những chương trình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng đến những bản làng được du khách quốc tế ưa chuộng. Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1997, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc,.. Trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ X (năm 1996), tỉnh Lào Cai đã trú trọng phát triển mạnh mẽ du lịch và xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã dành một phần vốn ngân sách đáng kể để đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm là Sa Pa. Phát triển du lịch Sa Pa không chỉ dừng lại ở việc phục vụ nghỉ dưỡng còn được mở rộng ra phạm vi ngoài thị trấn với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm,…

Là một huyện nhỏ vùng cao phía Bắc tỉnh Lào Cai, Sa Pa cũng đồng thời là một địa danh du lịch nổi tiếng, là 1 trong 16 khu du lịch trọng điểm của


quốc gia thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đây là điểm du lịch kì thú không chỉ với du khách trong nước mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến với Việt Nam. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi đây trở thành tiềm năng quý giá cho phát triển du lịch - một ngành kinh tế mũi nhọn thời mở cửa. Đặc biệt tiềm năng về văn hóa xã hội có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ sở tạo đà cho phát triển về du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng - nét đặc trưng mang đậm dấu ấn du lịch Sa Pa.

Tả Van là một xã nằm trong 6 điểm được định hướng phát triển du lịch cộng đồng của huyện Sa Pa. Tả Van có diện tích không lớn nhưng lại chứa tiềm năng du lịch vô cùng to lớn bao gồm cả tiềm năng tự nhiên và tiềm năng văn hóa xã hội. Trên thực tế, du lịch cộng đồng ở đây mới phát triển, điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết với công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng.

Để nghiên cứu vấn đề trên tôi lựa chọn đề tài: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cailàm khóa luận tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

- Tìm hiểu được thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng.

- Đưa ra được những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch cộng đồng.


1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

- Giúp bản thân vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn.

- Nâng cao năng lực rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài.

- Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin đồng thời bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho bản thân.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

- Kết quả của đề tài giúp UBND xã Tả Van đánh giá được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng phù hợp trên địa bàn xã.

- Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.


PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng

- Du lịch: Là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. [10]

- Du lịch bền vững: Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững đã được Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC) đưa ra năm 1996: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. [22]

- Du lịch cộng đồng: Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa,..). [19]

Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của du khách để tìm hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân từ thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. [18]

2.1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên, môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng. Tham quan tìm hiểu, tham gia sản xuất, tìm hiểu cái mới lạ đang là một trong những xu hướng của du khách tham gia du lịch cộng đồng.

- Điều kiện yếu tố cộng đồng: Con người là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng.


- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế: Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của chương trình phát triển du lịch cộng đồng. Việc hiểu rõ nhu cầu, mối quan tâm và động cơ của khách du lịch rất cần thiết cho việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương. Điều này giúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể tham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý: Để du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính phủ cần có những chính sách phù hợp để phát triển các chiến lược, chương trình, các chính sách đảm bảo, khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ, tạo thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. [6]

2.1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng trong phát triển nông thôn

- Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói. Điều này cực kì quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương.

- Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa là hệ thống các cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn, điều kiện tiếp cận tốt hơn như: Khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch, viễn thông,…


- Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm. Thông qua các loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm cho bản thân và người dân địa phương. Du lịch cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra đô thị.

- Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa, góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống, cải tạo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam với các nước khác. Đây là yếu tố quan trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống và là cơ hội phát triển kinh tế của các cùng khó khăn. [18]

2.1.4. Tiêu chí của du lịch cộng đồng

Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm các tiêu chí sau:

- Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng.

- Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng.

- Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.

- Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.

- Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các "cấu trúc xã hội" tại cộng đồng.

- Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua" những ảnh hưởng của những khách du lịch phương Tây.

- Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.


- Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.

- Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hoá/Tôn giáo của họ.

- Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu họ không muốn. [6]

2.1.5. Nguyên tắc của du lịch cộng đồng

Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bao gồm:

- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá. [8]

Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:

- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.

- Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.

- Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng. [13]

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí