Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 7


Lợi nhuận từ du lịch của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn chưa cao, vì quy mô kinh doanh còn nhỏ, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu vốn để đầu từ vào khoa học kỹ thuật nên làm tăng chi phí. Hai nhóm hộ này tham gia các hoạt động chủ yếu là hướng dẫn viên hay biểu diễn nghệ thuật có doanh thu thấp nhưng lại phải chi khá nhiều vào phục trang, chi phí cho học tập đào tạo, đi lại,..nên lợi nhuận còn thấp. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Du lịch đã góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, là một phần không thể thiếu trong công tác xóa đói giảm nghèo.

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng

Ý kiến của các hộ điều tra về lợi ích của du lịch được thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch


Lợi ích

Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

Tăng thu nhập, cải thiện đời sống

51

73,91

Tạo công ăn việc làm

36

52,17

Được ưu đãi của chính quyền địa phương

29

42,03

Nâng cao kiến thức

30

43,48

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ

thuật mới

13

18,84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 7

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Hầu hết các hộ đều thấy lợi ích khi tham gia du lịch cộng đồng, hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống (73,91%). Do du lịch được xem là ngành có thu nhập cao, không phân biệt lứa tuổi, thành phần tham gia, đa dạng các loại hình kinh doanh như: ăn uống, bán đồ lưu niệm, lưu trú, hướng dẫn viên


du lịch,..Theo số liệu điều tra có tới 52,17% ý kiến cho rằng, hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã, đặc biệt là vào mùa du lịch.

Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo và hơn hết thông qua du khách du lịch còn góp phần nâng cao kiến thức cho người dân. Có 30 hộ nhận thấy được điều này từ hoạt động du lịch.

Ngoài ra du lịch còn đem lại cho người dân sự ưu đãi của chính quyền địa phương. Khi tham gia vào các hoạt động du lịch người dân được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho học tâp chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như sản xuất.

Nhiều hộ dân tham gia vào du lịch theo phong trào địa phương, nhưng những hộ sau này một thời gian tham gia vào các hoạt động du lịch cũng đã nhận thấy nhiều lợi ích như tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm.

Du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân. Du lịch cũng là một phần cầu nối giúp cho người dân đến gần hơn với các chính sách của nhà nước và giữa người dân với lãnh đạo địa phương.

4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng

Mặc dù du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nhưng trong quá trình hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.16. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng

Khó khăn

Số ý kiến

Tỷ lệ (%)

Thiếu kinh nghiệm

36

52,17

Thiếu vốn

28

40,58

Ngoại ngữ

39

56,52

Không có sự hỗ trợ

12

17,39

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)


Qua bảng 4.16 ta thấy, khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ (chiếm tới 56,52%), vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông - lâm nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng (chiếm 52,17%) như: thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón các đoàn khách, thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, thiếu kinh nghiệm trong quản lý,… Nguyên nhân là do người dân địa phương chưa được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng.

Vốn cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch (40,58%). Họ thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú,.. Bên cạnh đó, khi tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn còn gặp một số khó khăn khác như: không có sự hỗ trợ, không có kỹ năng,…

Còn một số ít hộ dân gặp khó khăn khi không nhận được sự hỗ trợ. Đây chủ yếu là những hộ không tham gia các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia. Nên họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.

4.5. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

4.5.1. Tăng cường cơ sở vật chất cho du lịch

Xây dựng hồ chứa nước, các đập nước thượng nguồn quy mô nhỏ hoặc các bể chứa nước mưa, giếng khoan, giếng đào để cung cấp nước cho người dân và khách du lịch trên địa bàn xã vào mùa khô.

Đầu tư xây dựng mở rộng các quy mô và số lượng các dịch vụ lưu trú đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của khách du lịch trên địa bàn xã Tả Van.

Đầu tư tôn tạo, nâng cấp một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa bản địa, những phong tục tập quán, sinh hoạt, sản xuất, những trò


chơi dân gian,.. cần có kế hoạch, biện pháp phù hợp để duy trì và không ngừng làm phong phú các giá trị này, tránh làm mai một, biến dạng.

Triển khai thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về công tác du lịch tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn thân thiện.

4.5.2. Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực

Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch như: lễ tân, thuyết minh, giao tiếp cho lao động, chú trọng việc đào tạo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng làm du lịch tạo địa phương.

Mở lớp học tiếng anh giao tiếp và tổ chức thi học viên nói tiếng anh giỏi cho các hộ tham gia du lịch trong cộng đồng.

Tổ chức chuyến tham quan thực tế tại các địa phương, vùng miền trong cả nước đang phát triển tốt các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,.. để học hỏi linh nghiệm phục vụ cho việc phát triển du lịch Sa Pa nói chung và du lịch lại xã Tả Van nói riêng.

Khuyến khích, nâng cao trình độ học vấn của người lao động tham gia hoạt động du lịch cũng như các ngành nghề khác.

4.5.3. Giải pháp về môi trường

Trong thực tế, nhiều khu lịch môi trường đã bị tác động và ảnh hưởng do chất thải của du khách du lịch do đó cần xây dựng hệ thống thu gom rác thải để quản lý và xử lý được lượng rác thải do khách du lịch để lại.

4.5.4. Giải pháp về tổ chức, quản lý du lịch cộng đồng

- Tiến hành kiểm soát việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, đối với các hộ làm du lịch, ưu tiên người dân trong xã có đủ khả năng làm du lịch, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

- Tìm hiểu nhu cầu kinh doanh của người dân để đề xuất phương án cho vay vốn, hướng dẫn kinh doanh du lịch với cá hộ có nhu cầu và khả năng làm kinh doanh nhưng không đủ vốn.


- Quy hoạch hướng dẫn các làng nghề vừa để cung cấp cho người dân vừa để cung cấp cho ngành du lịch vừa tạo điểm du lịch và việc làm cho người dân.

- Xây dựng các tuyến, điểm du lịch: Sa Pa - Sa Pả - Hầu Thào - Sử Pán - Tả Van - Sử Pán.

4.5.5. Nâng cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Sưu tầm, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian với các loại hình: Múa xòe, điệu múa cổ (múa trống kèn, múa đón dâu), múa quạt, múa hoa đăng,...; làn điệu dân ca: Hát then, hát trao dâu,..và các loại hình nhạc cụ dân tộc: kèn, sáo lá, sáo ngang,, sáo lưỡi gà, chùm nhạc,..

Nâng cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch, các dịch vụ tắm lá thuốc và phương tiện di chuyển đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến tham quan.



5.1. Kết luận‌‌

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua việc tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tôi có những kết luận sau:

Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Cách trung tâm huyện Sa Pa không xa, theo suối Mường Hoa quỹ đất khá đa dạng. Với tổng diện tích tự nhiên là 6.789,86 ha cùng với khí hậu, thời tiết trong lành phù hợp với khả năng thích ứng của con người. Với phong cảnh đẹp thu hút du khách xã còn có các phong tục tập quán như: Các lễ hội Roóng Poọc, xuống đồng, ngày mùa trên ruộng bậc thang,...

Hệ thống cơ sở vật chất (với 12 cơ sở lưu trú, 13 điểm bán hàng) và các loại hình dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng phong phú tạo điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng.

Lực lượng lao động tham gia vào du lịch cộng đồng ngày càng tăng (chiếm 8,2% năm 2017) với trình độ ngày càng cao.

Thu nhập từ hoạt động của các hộ cao hơn so ngành nghề khác, là động lực để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.

Song song với những lợi ích mà người dân được hưởng (tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm,...) thì vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định như: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ,.. gây trở ngại lớn cho phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với UBND xã

- Có kế hoạch phối hợp với trưởng thôn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện xây dựng làng văn hóa du lịch gắn với


xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các phòng ban, cơ quan chức năng huyện rà soát, xây dựng phương án thiện cá tiêu chí chưa đạt chuẩn.

- Tiếp tục vận động người dân giữ gìn vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường, phục vụ du khách đến tham quan, giao lưu,..

5.2.2. Đối với ban quản lý thôn

- Tổ chức các cuộc họp để tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu rõ về các chương trình dự án liên quan tới hoạt động du lịch, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia của người dân.

- Tổ chức các cuộc gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập trong quá trình hoạt động du lịch cộng đồng.

- Gắn kết các hộ làm du lịch nhằm tăng tính liên kết trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

5.2.3. Đối với người dân địa phương

- Các hộ cần năng động, sáng tạo và mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn trong quá trình phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.

- Không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để thu thập, nắm bắt thông tin về du lịch,… nhằm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển nhanh và bền vững.

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất

- Hợp tác với các cơ quan quản lý để thực hiện các dự án, chương trình áp dụng cho địa phương để đạt hiệu quả cao nhất.

- Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên song song với văn hóa bản địa truyền thống.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Hoa Cương - Bùi Thanh Hương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, khoa Quản Trị kinh doanh và du lịch Trường Đại học Hà Nội.

2. Đỗ Thanh Hoa (2007), Phát huy vai trò của CCĐP phát triển du lịch bền vững, Tạp chí du lịch Việt Nam số 4.

3. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng,

Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch.

4. Phạm Trung Lương (2010), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Võ Văn Phong (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An, Luận văn ThS.

7. Võ Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

8. Võ Quế (2008), Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa hương.

9. Tổng cục du lịch Việt Nam (2011), Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

10. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch.

11. Ts. Nguyễn Anh Tuấn (2016), Du lịch Việt Nam một năm nhìn lại.

12. Tổng cục du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Malaysia đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015” - Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Hà Nội tháng 6/2012.

13. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí