DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Mô hình hệ thống thành công của Mc Lean & Delon (1992) 7
Sơ đồ 1.2 Mô hình hệ thống thành công của Mc Lean & Delon (2003) 8
Sơ đồ 2.1 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 20
Sơ đồ 2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong đơn vị SNCL 34
Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung 45
Sơ đồ 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu phân tán 46
Sơ đồ 2.5 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Yêu Cầu, Nguyên Tắc Và Nhiệm Vụ Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
phân tán 47
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 60
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức 63
Sơ đồ 4.1 Quy trình luân chuyển chứng từ trong các trường 78
Biểu đồ 4.1 Mức độ đồng ý của nhân viên trong sử dụng phần mềm kế toán 82
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ bậc đào tạo của các trường 85
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ trình độ học vấn của cá nhân được khảo sát 86
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ thâm niên công tác của cá nhân được khảo sát 87
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa 93
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa 100
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 101
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới trên nhiều mặt, các rào cản đã từng bước bị dỡ bỏ. Quá trình hội nhập này yêu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, đủ về chất và lượng. Điều này đòi hỏi nền giáo dục nước ta, đặc biệt giáo dục các cấp sau phổ thông phải luôn được cập nhật, nâng cao, phát triển và hội nhập với quốc tế để đáp ứng các yêu cầu mới về nguồn nhân lực đặt ra.
Việc thay đổi cơ cấu, hệ thống quản lý của từng trường là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập và phát triển trong điều kiện mới. Việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, xác định các tồn tại và đưa ra các hướng giải pháp khắc phục và nâng cao tổ chức công tác kế toán trong mỗi trường là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán nhằm mục đích để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và giúp các cơ sở giáo dục hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay cả nước nói chung và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả đã tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu trước cả trong nước và nước ngoài có liên quan; hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập; tìm hiểu các lý thuyết nền cũng như kết hợp với phương pháp khào sát chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặt khác, tác giả áp dụng mô hình nghiên cứu định lượng nhân tố khám phá thông qua sử dụng phần mềm SPSS 22.0 nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Yêu cầu đối với thông tin kế toán (β = 0.270). Tiếp theo là các nhân tố Nguồn nhân lực kế toán (β = 0.264), nhân tố Khuôn khổ pháp lý về kế toán (β = 0.256), nhân tố Kiểm soát nội bộ (β = 0.174), và nhân tố Công nghệ thông tin (β = 0.154) có mức độ tác động thấp nhất.
Qua kết quả nghiên cứu đã được thể hiện những luận giải có cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp; các nội dung khoa học trong luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần củng cố cơ sở lý luận về, ứng dụng vào thực tế về việc hoàn thiện tổ chức ông tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các đơn vị công hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều cần thiết và đóng vai trò quan trọng, góp phần cung cấp lực lượng lao động có trình độ cho xã hội. Chính vì vậy, việc các đơn vị này hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch thông tin, sẽ tác động làm tăng lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội.
Văn kiện đại hội lần thứ XI của đảng tiếp tục khẳng định “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục”. Như vậy, chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục công lập là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, việc nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đặc biệt là đã giúp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo chủ động hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ đào tạo với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Mặc khác qua trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực giáo dục nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
Trong những năm gần đây đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo Việt Nam có rất nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đại học nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và nhiều chương trình du học tại chỗ của nước ngoài tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục ở Việt Nam. Điều này, đã đặt các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo của Việt Nam vào một vị thế cạnh tranh lẫn nhau ngày càng tăng và cạnh tranh với những tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục của nước ngoài ngày càng cao hơn. Mặt khác, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhà nước sẽ từng bước giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên NSNN cho giáo dục với mục tiêu tăng tính tự chủ cho các trường nhằm giúp các trường nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục. Như vậy, về mặt tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam phải chủ động chuyển đổi nguồn thu theo hướng từ một cơ cấu nguồn thu chủ yếu dựa vào sự tài trợ của nhà nước sang một cơ chế nguồn thu đa dạng hơn, dựa nhiều hơn vào học phí cũng như những hoạt động dịch vụ khác của nhà trường.
Trong bối cảnh đó, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững. Như vậy, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngày càng gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện NSNN cấp chi thường xuyên cho giáo dục đại học có xu hướng giảm xuống và học phí vẫn bị khống chế bởi mức trần thu học phí. Để đáp ứng được yêu cầu đó, công tác tổ chức kế toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quản lý có hiệu quả các nguồn tài chính trong đơn vị, cho việc quản lý các nguồn thu và các nội dung chi của đơn vị được hiệu quả
hơn. Thực trạng là công tác tổ chức kế toán tại các trường học công lập còn yếu kém và chưa thật sự hiệu quả. Do các đơn vị thường áp dụng cứng nhắc các chế độ kế toán nên bị động, lúng túng trong ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới, chậm cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán, ít ứng dụng công nghệ thông tin; chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên kế toán chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn…. Do đó vấn đề hoàn thiện, đổi mới tổ chức công tác tổ chức kế toán có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của đơn vị.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương” với mong muốn tìm hiểu thực trạng và tìm ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán tại các trường để từ đó sẽ đề ra một số hàm ý chính sách nhằm giúp các trường có thể tổ chức công tác kế toán phù hợp với cơ chế tự chủ toàn phần, giúp cho việc quản lý các nguồn thu, chi tại đơn vị được chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch, đồng thời số liệu báo cáo cho các ban ngành được chính xác, thể hiện đúng tình hình hoạt động tài chính của đơn vị là nhu cầu cấp thiết, cả trong lý luận thực tiễn hoạt động hiện tại và tương lai của các trường hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tài chính toàn phần trên địa bàn tỉnh Bình Dương; từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các trường có thể tổ chức công tác kế toán phù hợp với cơ chế tự chủ toàn phần.
2.2. Các mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các trường có thể tổ chức công tác kế toán phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Câu hỏi 3: Các trường cần làm gì để có thể tổ chức công tác kế toán phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức công tác kế toán trong các trường và các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp cũng như phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, nhằm xác định các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thông qua Bảng câu hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu.
Giai đoạn 2: Trên cơ sở thu thập dữ liệu được từ bảng câu hỏi, đề tài sử dụng phương pháp định lượng nhằm đánh giá cụ thể về các nhân tố cũng như mức tác động của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập theo cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng nhân tố khám phá EFA dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các nghiên cứu trước và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể ở tỉnh BÌnh Dương, luận văn đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các trường ĐH – CĐ – TC công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chỉ ra mức độ cũng như thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các trường.