cuộc họp hoặc hội nghị, triển lãm và hội chợ thương mại, kinh doanh du lịch cá thể, động cơ du lịch (Verhelä 2000, tr. 16)” [74, tr.11].
Holloway J.C. và các tác giả (2009), kinh doanh du lịch,“chủ yếu là, đi du lịch kết hợp với mục đích thương mại, và các mục đích liên quan đến công việc – biểu hiện các hình thức phi giải trí chủ yếu của ngành du lịch” [73, tr.286].
Ouariti Z. và Hamri H. M. (2014), cho rằng, khái niệm này không chỉ liên quan đến việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp kinh doanh chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong đó bao gồm các chính phủ trung ương, các nhà máy sản xuất và chế biến lớn…, mà còn với những người có đầy đủ cơ sở cho việc tổ chức các cuộc họp quốc tế [89, tr.9].
Điều 38, Luật Du lịch (2005), đã đưa ra khái niệm “Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ” và xác định các ngành, nghề kinh doanh du lịch bao gồm:
1. Kinh doanh lữ hành (lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, đại lý du lịch);
2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Kết Quả Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch
- Năng Lực Cạnh Tranh Tạo Ra Thu Nhập, Lợi Nhuận Cho Quốc Gia, Ngành, Doanh Nghiệp
- Mô Hình Mô Phỏng Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Crouch (2007)
- Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Của Kim Và Dwyer (2003)
- Mô Hình Lý Thuyết Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch
Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Có thể thấy kinh doanh du lịch là loại hình kinh doanh dịch vụ với các hình thức khá đa dạng. Cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ có liên quan khác, nhiều loại hình kinh doanh du lịch mới đã và đang phát triển với nhiều triển vọng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao như du lịch y tế – chăm sóc sức khỏe, du lịch làm đẹp, du lịch mua sắm, v.v.
Như vậy, dù có ở hình thức nào thì kinh doanh du lịch vẫn mang trong mình bản chất của hoạt động kinh doanh với mục tiêu tạo lợi nhuận về kinh tế. Tuy nhiên khác với nhiều hình thức kinh doanh, bên cạnh mục tiêu về lợi nhuận kinh tế, kinh doanh du lịch còn có mục tiêu làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, tạo cơ hội
việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương cũng như tạo được sự “lan tỏa” trong phát triển cho các ngành/lĩnh vực kinh tế khác có liên quan.
2.1.3.2. Năng lực cạnh tranh du lịch
Craigwell R. (2007) nhận xét, năng lực cạnh tranh du lịch là một khái niệm tương đối phức tạp, đa chiều khi áp dụng trong nền kinh tế và các điểm đến vì hàng loạt các nhân tố quyết định so sánh về kinh tế, sinh thái, yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị quyết định nó; Craigwell R. (2007) đã định nghĩa “năng lực cạnh tranh du lịch được xem là những sự kiện và chính sách đã hình thành nên khả năng của một quốc gia để tạo ra và duy trì một môi trường mà môi trường đó tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho các doanh nghiệp và sự thịnh vượng hơn cho người dân của quốc gia đó” [52, tr.8].
Tác giả Croes R. (2010), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh cù lao du lịch nhỏ: Mở rộng một phần thiên đàng điểm đến của bạn” nhận định, năng lực cạnh tranh du lịch bao gồm hai khái niệm: du lịch và năng lực cạnh tranh. Du lịch biểu lộ nhiều tính năng đặc thù khác với hàng hóa xuất khẩu khác. Du lịch là một sản phẩm gồm toàn bộ điểm đến. Khách hàng tìm kiếm một sự trải nghiệm và do đó họ phải di chuyển để tiêu thụ sản phẩm, tức là khách hàng phải đi đến nơi bán sản phẩm để tìm mua và sử dụng nó chứ không phải sản phẩm du lịch được giao đến tận tay cho khách hàng. Cạnh tranh du lịch phụ thuộc vào sự lựa chọn các điểm đến của khách du lịch. Do đó, du lịch đã trở thành một hoạt động cạnh tranh giữa các khu vực mà các khu vực đó buộc phải nâng cao hoạt động của mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn từ đó gia tăng doanh thu của mình [53, tr.6].
Theo Barbosa và các tác giả (2010), năng lực cạnh tranh du lịch là: “Năng lực phát triển để tạo ra kinh doanh trong các hoạt động kinh tế liên quan đến ngành du lịch, theo hướng bền vững, cung cấp cho khách du lịch với một trải nghiệm đích thực” [46, tr.1077].
Ferreira J. và Estevão C. (2009), nhận xét “Theo Dwyer và Kim (2003), năng lực cạnh tranh du lịch là khái niệm rất phức tạp khi kết hợp một số yếu tố có thể quan sát được hoặc không, và cho rằng trong nhiều trường hợp, không dễ dàng để đo lường năng lực cạnh tranh du lịch. Hơn nữa, nó là một khái niệm tương đối mà mức độ đánh giá có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian mà các quốc gia thực hiện việc xem xét tài liệu tham khảo. Để cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, một điểm đến không chỉ có lợi thế so sánh mà còn phải có lợi thế cạnh tranh, nói cách khác, yêu cầu không phải chỉ có ít hoặc nhiều sản phẩm và tài nguyên du lịch, mà bắt buộc điểm đến cũng phải được quản lý một cách hiệu quả về lâu dài” [67, tr.9].
Qua xem xét các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả, khái niệm “năng lực cạnh tranh du lịch” trong đề tài này được xác định dựa vào nhận định của Dragićević V. và các tác giả (2012), như sau: “Theo Hong (2008), năng lực cạnh tranh du lịch là khả năng của một điểm đến để tạo ra, tích hợp và cung cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch. Những trải nghiệm này duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp giữ một vị thế thị trường tốt so với các điểm đến khác” [59, tr.313-314].
Cho dù có thể hiện ở hình thức diễn đạt như thế nào thì về bản chất của khái niệm “Năng lực cạnh tranh du lịch” luôn bao hàm cả “Năng lực cạnh tranh điểm đến” tức là khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến và “Năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến” thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến.
2.1.3.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Goffi G. (2012), cho rằng, năng lực cạnh tranh đã được định nghĩa trong các tài liệu du lịch được cho là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các điểm du lịch; Và dường như có một sự đồng thuận trong các tài liệu về thực tế rằng việc đạt được năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch phụ thuộc nhiều về tính bền vững của một điểm đến du lịch [70, tr.13].
Theo D‟Hauteserre A.M. (2000), năng lực cạnh tranh du lịch là “năng lực của một điểm đến nhằm duy trì vị trí thị trường của mình và chia sẻ và/hoặc cải tiến chúng theo thời gian” [57, tr.23].
Hassan S.S. (2000), cho rằng, “năng lực cạnh tranh được định nghĩa là khả năng của điểm đến để tạo và tích hợp các sản phẩm giá trị gia tăng đảm bảo duy trì nguồn lực của mình trong khi vẫn giữ vị trí thị trường so với đối thủ cạnh tranh” [71, tr.239-240].
Dwyer L. Forsyth P., và Rao P. (2000), nhận định: “Năng lực cạnh tranh là một khái niệm chung bao gồm sự khác biệt về giá kết hợp với các biến động của tỷ giá hối đoái, mức độ năng suất của các thành phần khác nhau trong ngành công nghiệp du lịch và các yếu tố chất lượng ảnh hưởng đến sự hấp dẫn hoặc khía cạnh khác của điểm đến” [63, tr.9].
Benedetti J., (2010), năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, là “khả năng của một điểm đến nhằm làm gia tăng chi tiêu du lịch, gia tăng sức thu hút du khách, trong việc cung cấp cho họ sự hài lòng, những trãi nghiệm đáng nhớ, nhằm thu được lợi nhuận” [48, tr.12].
Như vậy, “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch”, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2013) của Dupeyras A. và MacCallum N. là: “Năng lực cạnh tranh du lịch của một điểm đến là năng lực của điểm đến để tối ưu hóa sự hấp dẫn của mình đối với người lưu trú và người không lưu trú trú, nhằm cung cấp chất lượng, sự sáng tạo và hấp dẫn dịch vụ du lịch (ví dụ như việc cung cấp hàng hóa tương xứng với đồng tiền bỏ ra) cho người tiêu dùng nhằm đạt được thị phần trên thị trường nội địa và toàn cầu, đồng thời đảm bảo rằng nguồn lực sẵn có hỗ trợ du lịch được sử dụng một cách hiệu quả và theo một cách bền vững” [61, tr.7].
2.1.3.4. Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
Du lịch được cho là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản… với giá bán lẻ cao
hơn so với giá bán buôn theo đường xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch còn được ví như ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh sáng mặt trời vùng nhiệt đới, những di tích lịch sử – văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán… [8, tr.53-54]. Nguyễn Hồng Giáp (2002), trong kinh doanh du lịch, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là rất quan trọng. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp các dịch vụ về thông tin, giao lưu, vận tải, lưu trú, ăn uống và giải trí… Phạm vi hoạt động rất rộng, bao hàm nhiều đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp du lịch có thể đón nhận các nhà kinh doanh, các đại biểu hội nghị, các vận động viên thể thao, những người lao động đang được đào tạo [10, tr.109].
Kinh doanh du lịch được xem là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị – xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. Kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ và tiện nghi cho hàng triệu các đại biểu, cá nhân hàng năm tham dự các hội nghị, cuộc họp, triển lãm, đại hội, các sự kiện kinh doanh, thúc đẩy du lịch và hợp tác khách sạn. Nó có liên quan với những người đi du lịch cho các mục đích liên quan đến công việc của họ [8, tr.19- 20]. Đặc điểm của ngành kinh doanh du lịch là cùng một loại sản phẩm du lịch, nhưng vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, tức là, sản phẩm du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay người kinh doanh.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của Ferreira J. và Estevão C. (2009): “Là khả năng thu hút khách du lịch trong nước – ngoài nước của các doanh nghiệp du lịch, những người tốn thời gian cho điểm đến du lịch,
nhằm bù đắp chi phí phát triển kinh doanh, và hoàn lại vốn đầu tư bằng hoặc cao hơn chi phí cơ hội (Dominguez 2001)” [67, tr.9].
Bãlan D., Balaure V., và Veghey C. (2009) nhận định, năng lực cạnh tranh nói chung của du lịch và lữ hành được quyết định và điều khiển bởi năng lực cạnh tranh của từng thành phần của môi trường vĩ mô, được xem xét và đo lường bởi năng lực cạnh tranh kinh tế, năng lực cạnh tranh văn hóa – xã hội, năng lực cạnh tranh môi trường, năng lực cạnh tranh chính trị và năng lực cạnh tranh dựa trên công nghệ [47, tr.980].
Căn cứ vào Điều 38, Luật Du lịch (2005), khái niệm “năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch” có thể được hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường khách du lịch thông qua việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch khi họ đến tham quan/ du lịch tại điểm đến. Trong đó, các bên tham gia việc cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ du lịch trong chuỗi hoạt động du lịch nêu trên gồm chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch, người dân, nhà cung ứng…
Khác với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến là thu hút du khách, mục tiêu cuối cùng của nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch là lợi nhuận kinh tế bên cạnh những mục tiêu khác như tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, tạo sức “thu hút” để kéo theo các ngành/ lĩnh vực kinh tế có liên quan khác cùng phát triển. Chính vì vậy, khác với chỉ tiêu thống kê có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cạnh tranh điểm đến du lịch là “lượng khách du lịch”, chỉ tiêu thống kê quan trọng nhất đối với cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến sẽ là “thu nhập/doanh thu du lịch” và “Tỷ lệ đóng góp du lịch vào GDP địa phương”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch có thể được hiểu là khả năng khai thác có hiệu quả các yếu tố thuộc lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch về: tài nguyên du lịch, môi trường kinh doanh, hạ tầng xã hội, anh ninh/ an toàn, về hình ảnh điểm đến, về các chính sách hoạch định và
phát triển điểm đến du lịch…, kết hợp với việc phát huy đầy đủ các yếu tố năng lực nội tại của các doanh nghiệp du lịch về quy mô nguồn lực, về kinh nghiệm kinh doanh, về văn hóa kinh doanh…, cho hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến nhằm mở rộng thị trường, đồng thời đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách du lịch, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội ở điểm đến.
Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến
Các yếu tố ảnh hưởng
- Chính sách vĩ mô đối với kinh doanh du lịch
- Môi trường kinh doanh quốc gia
- Vị trí của điểm đến trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia
- Hỗ trợ của quốc gia đối với điểm đến
Năng lực cạnh tranh của điểm đến
- Vị trí địa lý (so với trung tâm phân phối khách của vùng – Quốc gia)
- Hạ tầng - khả năng tiếp cận
- Mức độ đa dạng, đặc sắc, nổi trội của tài nguyên du lịch
- Hình ảnh/Thương hiệu du lịch
- Chính sách phát triển du lịch của điểm đến
- Môi trường kinh doanh
- Môi trường xã hội (an ninh an toàn, thân thiện)
- Môi trường tự nhiên (tình trạng ô nhiễm)
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch tại điểm đến
- Chiến lược kinh doanh
- Quy mô kinh doanh (tài chính, thị trường)
- Năng lực đội ngũ (quản lý, nghiệp vụ)
- Kinh nghiệm kinh doanh
- Văn hóa kinh doanh
- Khả năng liên kết trong kinh doanh
Biểu hiện về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến
- Sản phẩm du lịch: đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn
- Giá sản phẩm du lịch (cùng loại ở điểm đến khác): hợp lý,cạnh tranh
- Chất lượng sản phẩm du lịch (cùng loại ở điểm đến khác): cao hơn
- Mức độ hài lòng của du khách
- Lượng khách đến
- Tỷ lệ khách quay lại
- Thu nhập từ du lịch của điểm đến
- Tỷ lệ đóng góp du lịch trong GDP điểm đến
- Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp du lịch là cộng đồng địa phương điểm đến
Về tổng thể nội hàm của năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch bao hàm cả năng lực cạnh tranh của điểm đến, và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch hoạt động tại điểm đến. Nội hàm và biểu hiện của năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến được thể hiện trong Sơ đồ hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ Năng lực cạnh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến
Hiện nay, ngành kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp không khói, được nhiều quốc gia coi đây là nền kinh tế mũi nhọn, vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cho nền kinh tế, và đóng góp đáng kể, hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,... của đất nước mình. Du lịch là một ngành kinh doanh hấp dẫn hơn so với các ngành kinh tế khác do kinh doanh du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít hơn so với các ngành công nghiệp khác, khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh du lịch lại nhanh hơn, trong khi nhu cầu về vốn đầu tư trong kinh doanh du lịch lại ít hơn những ngành khác, đồng thời ngành kinh doanh du lịch lại thu hút khá đông lực lượng lao động.
2.2. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch
2.2.1. Mô hình của Crouch G.I. (2007)
Crouch G.I. (2007), đã xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến gồm 5 nhóm yếu tố chính với 36 tiêu chí đánh giá. Để nhận dạng các thuộc tính nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến từ 36 thuộc tính đề xuất của mô hình, tác giả đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia, việc này thực hiện bằng cách sử dụng một cổng mạng trực tuyến. Mỗi người tham gia trong khảo sát được cung cấp tên truy cập và mật khẩu đặc biệt của riêng mình được gọi là Expert Choice (sự lựa chọn của các chuyên gia). Người tham gia đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố năng lực cạnh tranh điểm đến cũng đưa ra nhận xét của họ về ba điểm đến mà họ đã lựa chọn. Phương pháp luận sử dụng được gọi là Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process), là phương pháp được áp dụng trong các lĩnh vực quan trọng bằng cách xem xét cả các yếu tố định tính lẫn định lượng [4, tr.186]. Các thuộc tính được người tham gia chọn là yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến.