Năng Lực Cạnh Tranh Tạo Ra Thu Nhập, Lợi Nhuận Cho Quốc Gia, Ngành, Doanh Nghiệp


Dwyer và các tác giả (2000), Dwyer và Kim (2003), Ritchie và Crouch (2003)… Hiện nay, các nhà nghiên cứu về năng lực cạnh tranh với nhiều cách nhìn khác nhau, đã đưa ra những khái niệm khác về năng lực cạnh tranh. Khái niệm này đến nay chưa có định nghĩa thống nhất, dưới đây là một số quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu:

2.1.2.1. Năng lực cạnh tranh tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho quốc gia, ngành, doanh nghiệp

- Feurer R. và Chaharbaghi K. (1994): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của tổ chức để hành động và phản ứng lại trong môi trường cạnh tranh của mình, đòi hỏi sức mạnh tài chính để thực hiện các khoản đầu tư cần thiết trong công nghệ và con người”. Qua đó: (1) Một tổ chức muốn tồn tại phải có nhu cầu và việc cung cấp các nhu cầu đó; (2) Mục tiêu cuối cùng của tổ chức là tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông và tăng trưởng lợi nhuận liên tục; (3) Cạnh tranh gia tăng khi tổ chức phấn đấu tạo ra lợi nhuận thông qua việc làm thỏa mãn nhu cầu [68, tr.49-50]. Như vậy, theo Feurer và Chaharbaghi, bản chất của cạnh tranh được xác định bởi hai góc độ: khách hàng đánh giá việc cung cấp hàng hóa và các cổ đông đánh giá lợi nhuận tiềm năng liên quan đến các đối thủ tiềm năng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh sẽ không ngừng phấn đấu cải thiện khả năng cung cấp hàng hóa của mình nhằm tăng số lượng khách hàng và cổ đông.

- Quan điểm của Ambastha A. và Momaya K.S. (2004), “năng lực cạnh tranh đã trở nên phổ biến để mô tả sức mạnh kinh tế của một tổ chức đối với đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó hàng hóa, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng di chuyển tự do trên toàn địa lý biên giới (Murths, 1998)” [45, tr.47].

- Lall S. (2001), cho rằng, các công ty cạnh tranh về thị trường và nguồn lực, đo lường năng lực cạnh tranh qua việc đánh giá thị phần hoặc lợi nhuận liên quan, sử dụng chiến lược cạnh tranh để cải thiện vị thế cạnh tranh của mình. Tương tự,


năng lực cạnh tranh của quốc gia được giả định là các nền kinh tế cạnh tranh với nhau, có thể đo lường cạnh tranh, và chiến dịch gắn kết cạnh tranh [79, tr.1503].

- Theo Tsai và các tác giả (2009), “Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển – OECD (1992), năng lực cạnh tranh là mức độ mà một quốc gia có thể, theo điều kiện thị trường tự do và công bằng, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng sự thử thách của thị trường quốc tế, trong khi đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn (1992, p. 327)” [92, tr.523].

- Hatzichronoglou T. (1996): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành công nghiệp, khu vực, quốc gia và khu vực siêu quốc gia để tạo ra yếu tố thu nhập và yếu tố mức độ việc làm tương đối cao trên cơ sở bền vững, trong khi thường xuyên được tiếp xúc với các cuộc cạnh tranh quốc tế” [72, tr.20].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

- Alt R. và Zbornik S. (1996), khẳng định, “năng lực cạnh tranh là những nỗ lực được thực hiện bởi các tổ chức nhằm duy trì lợi nhuận lâu dài, trên mức trung bình của ngành công nghiệp cụ thể trong hoạt động kinh doanh của mình, hoặc cơ hội đầu tư vào các ngành công nghiệp khác” [44, tr.3]. Theo Buhalis D. (2000), khái niệm này để minh họa là các tổ chức không chỉ cạnh tranh trong phạm vi của ngành công nghiệp cụ thể mà còn phải đối phó với cơ hội đầu tư khác [49, tr.106].

- Năng lực cạnh tranh, từ góc độ vĩ mô, theo Dwyer L. và Kim C. (2003), “là mức độ mà một quốc gia có thể, trong điều kiện thị trường tự do và công bằng, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các thách thức của các thị trường quốc tế trong khi đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn” [62, tr. 371]. Theo quan điểm vi mô, để cạnh tranh, bất kỳ tổ chức nào cũng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng hoặc khách hàng, những người sẵn sàng trả giá cả sòng phẳng. Về lâu dài, trong tự do kinh doanh, “năng lực cạnh tranh được đo lường bằng khả năng của tổ chức trong quá trình kinh doanh, bảo đảm các khoản đầu tư của doanh nghiệp thu được lợi nhuận, và đảm bảo việc làm trong tương lai” [62, tr.372].

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 6


Các quan điểm về năng lực cạnh tranh nêu trên cho thấy, những ngành công nghiệp có thế mạnh về vốn, tài chính sẽ có sức cạnh tranh cao và nhanh chóng chiếm lấy các thị phần quan trọng, từ đó tăng trưởng mạnh doanh số bán, tạo ra lợi nhuận thông qua thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, năng lực cạnh tranh nhằm đến mục đích tạo sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động, qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) cho ngành, địa phương, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo sự thịnh vượng về kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương.

2.1.2.2. Năng lực cạnh tranh là cạnh tranh, tranh giành thị trường


- Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại (Dictionary of Trade Policy Terms) (2003), định nghĩa: “Sức cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không chịu lép về hiệu quả kinh tế bởi các doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế” [58, tr.83].

Định nghĩa năng lực cạnh tranh của Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý biên soạn (2010): “Khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ” [42, tr.1087].

- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003, tập 3), năng lực cạnh tranh là “Khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Một mặt hàng có năng lực cạnh tranh là mặt hàng có thể thu hút được nhiều người mua hơn những hàng hóa cùng loại đang được tiêu thụ trên thị trường. Năng lực cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, ….” [ 35, tr.41].

- Tsai H. và các tác giả (2009), cho rằng, mức độ cạnh tranh của công ty nói chung đề cập đến khả năng của các công ty gia tăng kích thước, mở rộng thị phần toàn cầu của mình và lợi nhuận của mình [92, tr.523]. Theo Benedetti J. (2010), ở


cấp độ quốc gia, năng lực cạnh tranh vẫn có thể thu hẹp bởi những yếu tố cụ thể: kinh tế, xã hội, chính trị [48, tr.11].

- Krugman P. (1996), trong “Sáng tạo ý nghĩa về cuộc tranh luận năng lực cạnh tranh” định nghĩa, năng lực cạnh tranh quốc gia giống như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, theo cùng phương pháp mà các doanh nghiệp làm. Tức là, một quốc gia có thế mạnh về sản phẩm, công nghệ tiên tiến… so với đối thủ, quốc gia đó sẽ thành công trong cạnh tranh, và sẽ loại bỏ được đối thủ [77, tr.17].

Năng lực cạnh tranh theo quan điểm trên, là các địa phương/ ngành/ doanh nghiệp cạnh tranh giành lấy thị trường về mình, và làm thất bại đối thủ bằng các loại sản phẩm do mình cung cấp cho thị trường. Để đánh bại đối thủ, các địa phương/ ngành/ doanh nghiệp phải am hiểu thị trường, am hiểu thị hiếu của khách hàng, có khả năng thu hút khách hàng bằng những sản phẩm ưu thế mà mình cung cấp: giá trị sử dụng sản phẩm, chất lượng sản phẩm… của doanh mình tốt hơn so với hàng hóa cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Như vậy, trong hình thức cạnh tranh này, các địa phương/ ngành/ doanh nghiệp muốn chiếm được ưu thế trên thị trường, bắt buộc phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, liên tục tung ra những dòng sản phẩm kích thích nhu cầu và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng.

2.1.2.3. Năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh


- Croes R. (2010), nhận xét, lý thuyết về lực cạnh tranh ra đời từ thời Adam Smith cho đến Michael Porter, cho thấy thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được tiến triển từ các điều kiện nguồn tài nguyên sẵn có và công nghệ (lợi thế so sánh) để phát triển các nguồn tài nguyên, và điều chỉnh cho phù hợp với sở thích của khách hàng (lợi thế cạnh tranh). Ví dụ, sự sẵn có các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến du lịch sẽ trở thành một lợi thế so sánh đối với ngành kinh doanh du lịch [53, tr.7-8].


- Theo Tsai H. và các tác giả (2009), một số nhà nghiên cứu cũng đã định nghĩa năng lực cạnh tranh thông qua đánh giá sản lượng của ngành/ quốc gia: “Năng lực cạnh tranh được xem là có liên quan đến sự kết hợp của tài sản và quy trình, mà tài sản hoặc là kế thừa (ví dụ: tài nguyên thiên nhiên) hoặc được tạo ra (ví dụ: cơ sở hạ tầng) và các quá trình chuyển đổi tài sản để đạt được lợi ích kinh tế thông qua việc bán sản phẩm cho khách hàng” [92, tr.523, 524].

- Enright M.J. và Newton J. (2005) nhận xét: “Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa chiều tùy thuộc vào các yếu tố như công nghệ, vốn, kỹ năng lao động, quản lý và tổ chức, và chính sách của chính phủ, và những yếu tố khác” [64, tr.340]. Lợi thế cạnh tranh của ngành/ quốc gia, theo quan điểm này, phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn lực cụ thể của ngành/ doanh nghiệp: cấu trúc tổ chức, môi trường và chiến lược cạnh tranh, và các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội.

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh theo các quan điểm trên, có thể thấy, các địa phương/ ngành/ doanh nghiệp có được năng lực cạnh tranh nhiều hơn đối thủ nhờ vào các nguồn lực dồi dào – yếu tố tạo năng lực cạnh tranh như: nguồn tài nguyên sẵn có (tài nguyên thừa hưởng), nguồn tài nguyên tạo ra (cơ sở hạ tầng). Đây chính là các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các địa phương/ ngành công nghiệp. Nếu các địa phương/ ngành công nghiệp biết tận dụng, khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên nêu trên, chắc chắn họ sẽ vượt qua đối thủ cạnh tranh, và tạo dựng được một vị thế chắc chắn trên thị trường. Như vậy, cạnh tranh là quá trình biến động, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, gia tăng sự liên kết các quan hệ kinh tế xã hội. Cạnh tranh còn là động lực phát triển kinh tế, giúp thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.


Từ những quan điểm trên, khái niệm năng lực cạnh tranh có thể hiểu là năng lực cạnh tranh kinh tế được hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, và là động lực thúc đẩy các ngành, doanh nghiệp… không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải thiện và nâng cao năng suất lao động, tạo vị thế vững chắc hơn trên thị trường so với đối thủ. Theo Vuković D. và các tác giả (2012), có một định nghĩa chuẩn nhất về nghiên cứu năng lực cạnh tranh là định nghĩa kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ quốc gia: “Khả năng của các công ty, các ngành, các khu vực, các quốc gia và các đơn vị trong khu vực siêu quốc gia tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, đồng thời vẫn tiếp xúc với cạnh tranh quốc tế (Ủy ban Châu Âu, 1999, tr. 75)” [97, tr.53].

Mặc dù khái niệm năng lực cạnh tranh là thuật ngữ phức tạp, vấn đề năng lực cạnh tranh đang được tiếp tục thu hút nhiều sự chú ý các nhà từ hoạch định chính sách trên toàn thế giới, họ cố gắng tìm kiếm và phát triển các chỉ số tốt nhất đo lường năng lực cạnh tranh cho các quốc gia, các ngành công nghiệp... từ đó xác định các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh cho các quốc gia, ngành công nghiệp..., nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định tốt chính sách, xây dựng chiến lược kinh doanh của quốc gia, ngành công nghiệp một cách hiệu quả.

Qua lược khảo các lý thuyết về năng lực cạnh tranh, có thể dẫn ý kiến của Krugman P. (1994), để kết luận: “Thực tế, thuật ngữ năng lực cạnh tranh quốc gia khó định nghĩa, đặc biệt là định nghĩa năng lực năng lực cạnh tranh quốc gia so với năng lực cạnh tranh doanh nghiệp”. Krugman (1994), cho rằng, năng lực cạnh tranh là một từ vô nghĩa khi áp dụng cho nền kinh tế quốc gia. Và nỗi ám ảnh về năng lực cạnh tranh là sai lầm và nguy hiểm [78, tr.44].


2.1.3. Năng lực cạnh tranh trong du lịch


2.1.3.1. Các khái niệm


1) Khái niệm về du lịch


- Định nghĩa về du lịch, theo Luật Du lịch (2005), Khoản 1, Điều 4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [17].

- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (1994), khái niệm về du lịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: “Du lịch bao gồm các hoạt động của những người đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài môi trường thông thường của họ, không quá một năm liên tiếp, cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác” [94, tr.5].

- Theo Dudokh D. (2009), “Hunziker và Krapf (1941) định nghĩa du lịch là tổng của các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ việc đi lại và cư trú của người không cư trú, trong chừng mực họ không thường trú và không kết nối với bất kỳ hoạt động có thu nhập” [60, tr.3].

- Holloway J.C. và các tác giả (2009), định nghĩa: “Du lịch chỉ là một loại hình hoạt động được thực hiện trong một khoảng thời gian giải trí. Giải trí được định nghĩa là “thời gian rãnh rỗi” hoặc thời gian được sắp đặt của một ngườivà do đó có thể được thực hiện để nắm lấy bất kỳ hoạt động ngoài công việc và nhiệm vụ bắt buộc. Giải trí có thể kéo theo sự tham gia tích cực hoặc vui chơi giải trí khác hoặc những thú tiêu khiển thụ động hơn như xem truyền hình hoặc thậm chí ngủ. Hoạt động thể thao, trò chơi, sở thích, thú tiêu khiển – và du lịch – là tất cả các hình thức giải trí”; “thuật ngữ du lịch được tinh chế thêm như sự di chuyển của con người ra xa khỏi nơi cư trú bình thường của mình” [73, tr.6].

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại và lưu trú, ăn uống, tham quan giải trí… của du khách. Có


thể thấy, du lịch là một hoạt động gồm có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể đa dạng: hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

2) Khái niệm về kinh doanh du lịch


Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh doanh du lịch. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (2007), kinh doanh du lịch còn bao gồm “tham dự một hoạt động hoặc sự kiện liên quan đến lợi ích kinh doanh”. Trong đó, các thành phần của kinh doanh du lịch là: kinh doanh tổ chức hội nghị, hội thảo và triển lãm (MICE ) [101, tr.18].

Thornton G. (2006), trong “Nghiên cứu Lĩnh vực Kinh doanh du lịch”, kinh doanh dịch vụ du lịch liên quan đến tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, v.v. bao gồm hai nhóm riêng biệt cụ thể là [91, tr.3]:

+ Các cuộc hội thảo được tổ chức trong các cơ sở kinh doanh du lịch, bao gồm cả các cuộc họp, hội nghị và triển lãm, v.v…;

+ Các sự kiện với việc sử dụng các dịch vụ du lịch, ví dụ sự kiện thể thao, các buổi hòa nhạc, v.v.

Theo Kettunent J. (2012), kinh doanh du lịch là loại hoạt động kinh doanh có quy mô lớn với thị trường hàng triệu người trên toàn thế giới. Kinh doanh du lịch tạo nên nhiều giá trị ở thị trường đón khách (điểm đến) du lịch, nhưng ít có được sự quan tâm từ phía chính phủ, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu cũng như các học giả. Lý do là có thể có một số loại hình kinh doanh du lịch rất khó để xác định được ranh giới rõ ràng khái niệm kinh doanh du lịch. Kettunent J. (2012), cho rằng kinh doanh du lịch, “còn có liên quan đến những người đi du lịch có mục đích kết hợp công việc của họ. Như vậy nó thể hiện một trong những hình thức lâu đời nhất của ngành du lịch, con người đã đi du lịch cho mục đích thương mại kể từ thời kỳ rất sớm (Swarbrooke & Horner 2001: 3)” [74, tr.10-11]; “các nhà nghiên cứu quốc tế xác định có bốn hình thức chính của loại hình kinh doanh du lịch này là: tham dự

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí