Mô Hình Mô Phỏng Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Của Crouch (2007)



CÁC YẾU TỐ HẠN ĐỊNH VÀ MỞ RỘNG

Địa Điểm

An ninh/ an toàn

Chi phí Giá trị

Phụ thuộc lẫn nhau

Ý thức/ hình ảnh

Công suất thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 8


CHÍNH SÁCH ĐIỂM ĐẾN, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

Xác định

hệ thống

Triết lý/ giá trị

Tầm nhìn

Vị thế/ Thương hiệu

Phát triển

Năng lực cạnh tranh/ Phân tích Hợp tác

Giám sát/ đánh giá

Kiểm tra


Lợi thế so sánh

(Nguồn tự có)

- Nguồn nhân lực

- Nguồn vật lực

- Nguồn kiến thức

- Nguồn vốn

- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng du lịch

- Nguồn tài nguyên văn hóa

- Quy mô của nền kinh tế

SỨC CẠNH TRANH VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐIỂM ĐẾN

Lợi thế cạnh tranh

(Triển nguồn lực)

khai

- Kiểm tra & lưu trữ

- Bảo tồn

-Tăng trưởng & phát triển

- Hiệu quả

- Hữu hiệu

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH (VĨ MÔ)

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH (VI MÔ)

QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

Tổ chức

Tiếp thị

Chất lượng dịch vụ/

trải nghiệm

Thông tin/ nghiên cứu

Quản trị & Nguồn

nhân lực

Tài chính vốn liên doanh

Quản lý du khách

Quản lý nguồn lực

Quản lý khủng hoảng

NGUỒN LỰC CỐT LÕI VÀ SỰ THU HÚT

Địa lý & khí hậu

Văn hóa & lịch sử

Phối hợp các hoạt động

Các sự kiện đặc biệt

Giải trí

Kiến trúc thượng tầng

Ràng buộc thị trường

CÁC YẾU TỐ HỖ TRỢ VÀ NGUỒN LỰC

Cơ sở hạ tầng

Khả năng tiếp cận

Điều kiện tài nguyên

Lòng hiếu khách

Doanh nghiệp

Ý chí chính trị

Hình 2.2: Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007)


(Nguồn: Crouch G.I. (2007), Modeling destination competitiveness, A survey and analysis of the impact of competitiveness attributes, tr.3)

- Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007), đã giúp các nhà nghiên cứu xây dựng và hiểu biết nội dung và cấu trúc các thành phần của mô hình này, đồng thời mô hình này đã cung cấp một cách nhìn sâu sắc về chiều rộng lẫn tính phức tạp của các thuộc tính năng lực cạnh tranh điểm đến.

Nhược điểm


- Mô hình Crouch (2007) bỏ qua điều kiện cầu để xác định năng lực cạnh tranh điểm đến. Mô hình chỉ tập trung vào các yếu tố bên cung cấp để phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến. Mô hình của Crouch (2007) gộp


các yếu tố cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, do đó, sẽ rất khó xác định thuộc tính nào có tầm quan trọng hơn trong việc đánh giá các thuộc tính tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, trong khi đó, hai thuộc tính này được các tác giả khác (Dwyer và Kim (2003), Kim và Dwyer (2003), Goffi (2012)…) tách riêng thành 2 yếu tố.

Còn nhiều thuộc tính ảnh hưởng, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến (ẩm thực, các hoạt động về đêm, hàng hóa lưu niệm…) chưa được đề cập trong mô hình; Nghiên cứu của Crouch (2007) mới chỉ dừng lại ở việc xác định thứ hạng và mối quan hệ giữa 5 nhóm của thuộc tính cạnh tranh, chưa chỉ ra được yếu tố nào trong mô hình tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến (định lượng). Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ dựa vào việc khảo sát của một nhóm chuyên gia, nên kết quả khảo sát chưa đáng tin cậy.

2.2.2. Mô hình Tích hợp của Dwyer L. và Kim C. (2003)


Mô hình Tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến (Hình 2.3) được Dwyer và Kim (2003) phát triển bao gồm 6 yếu tố: (1) Nguồn lực thừa hưởng; (2) Nguồn lực tạo ra; (3) Nguồn lực hổ trợ; (4) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển; (5) Quản lý điểm đến; (6) Điều kiện cầu [62].

Trong mô hình (Hình 2.3), yếu tố Nguồn lực (tài nguyên) được phân thành 2 loại: Nguồn lực trời phú (được phân thành 2 nhóm: Tự nhiên, gồm: bãi biển, sông, khí hậu..., và; Kế thừa/ Văn hóa, gồm: ẩm thực, thủ công mỹ nghệ,...) và Nguồn lực tái tạo (gồm: Cơ sở hạ tầng du lịch, Các sự kiện đặc biệt, Chuỗi các hoạt động, Mua sắm...). Nguồn lực hỗ trợ trong mô hình, gồm: Cơ sở hạ tầng chung, Chất lượng dịch vụ, Dễ tiếp cận điểm đến, Sự thân thiện, Gắn chặt thị trường.

Ô Điều kiện tình huống, bao gồm các nhân tố: Kinh tế, Văn hóa, Nhân khẩu học, Môi trường, Chính trị, Luật pháp... thuộc môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến. Ô Quản lý điểm đến gồm những yếu tố thuộc về các hoạt động của tổ chức: Tổ chức quản lý điểm đến; Quản lý tiếp thị điểm đến; Chính


Các nguồn lực

Nguồn lực trời phú

Chính phủ

Ngành

QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

Tự nhiên

Nguồn lực tái tạo

Nguồn lực hỗ trợ

Điều kiện tình huống

Nhu cầu

Các chỉ số về năng lực cạnh tranh điểm đến

Kế thừa

Năng lực cạnh tranh điểm đến

Sự thịnh bượng của kinh tế xã hội

sách điểm đến, hoạch định và phát triển; Phát triển nguồn nhân lực và Quản lý môi trường. Mô hình này có một ô các điều kiện về cầu (gồm 3 yếu tố chính của du lịch: Nâng cao ý thức về điểm đến; Nhận thức điểm đến và; Sở thích điểm đến) và một ô Điều kiện tình huống (gồm: Môi trường cạnh tranh; Vị trí điểm đến; Môi trường toàn cầu; Cạnh tranh về giá và; An toàn/ an ninh). Ô đại diện cho năng lực cạnh tranh điểm đến được liên kết ngược trở lại với các yếu tố khác nhau của năng lực cạnh tranh và chuyển tiếp đến sự thịnh vượng kinh tế xã hội của quốc gia cho thấy năng lực cạnh tranh điểm đến là mục tiêu trung gian hướng tới mục tiêu cơ bản mang lại sự thịnh vượng của nền kinh tế xã hội cho người dân. Mỗi mục tiêu liên kết với một tập hợp các chỉ số. Các chỉ số về cạnh tranh điểm đến rất nhiều và đa dạng bao gồm cả hai thuộc tính chủ quan (điểm đến hấp dẫn, cảnh đẹp) và những thuộc tính khách quan (thị phần điểm đến, ngoại tệ thu được từ du lịch). Các chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia/địa phương liên quan đến các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng bao gồm cả năng suất trong nền kinh tế, tổng hợp việc làm các cấp, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế...



Các chỉ số về chất lượng cuộc sống


Hình 2.3: Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim (2003)


(Nguồn: Dwyer L. và Kim C. (2003), “Destination competitiveness: Determinants and indicators”, tr.378)


Ưu điểm: Mô hình giúp so sánh các điểm đến của các quốc gia và các ngành du lịch. Mô hình nhằm phát hiện các yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh du lịch, đồng thời mô hình cũng đánh giá đúng những vấn đề đặc biệt liên quan đến việc khám phá các khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm đến đã được các nhà nghiên cứu du lịch tranh luận. Sự liên kết của các yếu tố trong mô hình sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các điểm đến du lịch khác nhau. Mô hình có thể được ngành du lịch và các chính quyền vận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành kinh doanh du lịch qua việc gia tăng số lượng du khách đến, gia tăng chi tiêu của du khách tại các điểm đến, đồng thời làm tác động tích cực đến kinh tế xã hội của điểm đến thông qua sự tăng trưởng du lịch.

- Mô hình có thể được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của bất cứ điểm đến nào, đồng thời thực hiện việc xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến của từng quốc gia/ địa phương... Bên cạnh đó, mô hình cũng đã cung cấp thông tin về “lợi ích ròng” tiềm năng từ các chính sách thay thế để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Mô hình có thể được sử dụng để so sánh chi phí và lợi nhuận, và có thể giúp các chính phủ trong việc ban hành những chủ trương, chính sách về mức độ tăng/ giảm chất lượng cuộc sống của cư dân thông qua việc đo lường các yếu tố.

Nhược điểm: Cũng giống như nghiên cứu của Crouch (2007), mô hình của Dwyer và Kim (2003) mới chỉ dừng lại ở việc xác định các thuộc tính cạnh tranh và thứ hạng của các thuộc tính và mối quan hệ giữa 5 nhóm của thuộc tính này (định tính), chưa chỉ ra được yếu tố nào trong mô hình tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến (định lượng). Trong mô hình của Dwyer và Kim (2003), các tác giả đã “bỏ quên” ý kiến của các chuyên gia ngành du lịch [62, tr.406].

- Kết quả cuối cùng của năng lực cạnh tranh điểm đến – sự thịnh vượng kinh tế xã hội, đã không được định nghĩa rõ, vì hiện nay, có rất nhiều cuộc tranh luận của các nhà lý luận xã hội về các thước đo thích hợp của từ ngữ “phúc lợi” xã hội hay “hạnh phúc”. Các tác giả của mô hình này cho rằng, mô hình được thiết kế có thể được xem như là một khuôn mẫu cho việc xác định năng lực cạnh tranh của điểm


đến du lịch của hoặc điểm đến du lịch của địa phương. Tuy nhiên, một số biến quan sát trong mô hình khá chung chung, quá ít tiêu chí để xác định.

2.2.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012)

Mô hình của Goffi (2012) điều chỉnh từ mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến của Richie và Crouch (2000) (Hình 2.4), để đo lường 610 điểm đến tại Italia. Nghiên cứu phát triển một mô hình về năng lực cạnh tranh điểm đến ngành du lịch và thực nghiệm kiểm tra các yếu tố có khả năng để giải thích năng lực cạnh tranh của một điểm đến ngành du lịch [70]. Mô hình gồm 7 biến độc lập với 64 biến quan sát (items) tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến: (1) Nguồn lực cốt lõi và sức hấp dẫn chính (gồm 10 biến quan sát), (2) Dịch vụ du lịch (5 biến quan sát), (3) Cơ sở hạ tầng nói chung (6 biến quan sát), (4) Các nhân tố và điều kiện hỗ trợ (13 biến quan sát), (5) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển (12 biến quan sát), (6) Quản lý điểm đến (11 biến quan sát), và (7) Yếu tố cầu (7 biến quan sát). Công cụ khảo sát được sử dụng trong mô hình là công cụ điều tra trực tuyến Limesurvey, dùng để thu thập, xác định, giám sát và phân tích thông tin. Đây là ứng dụng khảo sát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử sử dụng mã nguồn mở với cơ sở dữ liệu đã được tích hợp sẵn, được cài đặt trên máy chủ của người sử dụng.

Ưu điểm: Mô hình này có thể góp phần vào việc tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng các điểm tham quan du lịch/ các nguồn lực để đạt được năng lực cạnh tranh điểm đến nhiều hơn. Những kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch ngành du lịch, các nhà hoạch định chính sách hiểu các yếu tố du lịch trọng điểm. Nghiên cứu này đã tập trung vào một cuộc điều tra của các yếu tố tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch, như: “cơ sở hạ tầng nói chung”, “nhà nghỉ du lịch”, “năng lực quản lý của ngành du lịch địa phương”, “tiếp thị điểm đến”... là những đặc tính quan trọng của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu cũng đã phát hiện các khu vực công cộng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch ở điểm đến.



7. Nhu cầu



1. Nguồn lực cốt lõi và sức hấp dẫn chính

2. Dịch vụ du lịch

Các hoạt động chính và các nguồn lực



4. Điều kiện và các nguồn lực hỗ trợ

3. Cơ sở hạ tầng chung


6. Quản lý điểm đến

5. Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển

Các hoạt động hỗ trợ và các nguồn lực


Hình 2.4: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch của Goffi (2012)

(Nguồn: Goffi G. (2012), Determinants of tourism destination competitiveness: a theoretical model and empirical evidence, tr.46)

- Mô hình cho thấy, một chính sách du lịch bền vững và quản lý điểm đến hữu ích cho việc bảo tồn sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực đến văn hóa và xã hội, và có một tầm quan trọng to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Một phát hiện quan trọng cho các chiến lược cạnh tranh trong nghiên cứu này là vai trò của các tổ chức quản lý điểm đến: để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trong thời gian dài, vai trò tổ chức quản lý điểm đến cần được nhấn mạnh và thiết lập trong hệ thống. Ngoài ra, mô hình này chỉ ra rằng, tổ chức quản lý điểm đến du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương và các cấp quản lý du lịch lập kế hoạch và phát triển du lịch. Việc thành lập liên kết hiệu quả giữa chính quyền địa phương và các cấp quản lý du lịch có thể cải thiện năng lực cạnh tranh điểm đến trong thời gian dài.

Nhược điểm: Các số liệu điều tra được thu thập trong 610 điểm đến ưu tú vừa và nhỏ tại Italia. Hạn chế của khảo sát, về mặt vị trí địa lý của các điểm đến


khác nhau, có thể tạo ra kết quả và kết luận khác nhau về những tác động của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Hơn nữa, các bên liên quan trong các điểm đến du lịch và các quốc gia có thể có nhận thức khác nhau trong việc phát triển du lịch và chiến lược cạnh tranh điểm đến.

- Nghiên cứu này còn hạn chế trong lựa chọn các yếu tố và các chỉ số. Những yếu tố và các chỉ số được lựa chọn trong nghiên cứu chỉ dựa vào việc đánh giá tài liệu liên quan, trong khi các yếu tố quan trọng khác đánh giá sự tác động đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến chưa được đưa vào trong mô hình (ví dụ các yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ, chính sách du lịch hay quản lý điểm đến… đã bị rút gọn lại). Trong các tài liệu du lịch, các bên liên quan du lịch có thể bao gồm các cư dân, khách du lịch, và các chuyên gia du lịch như những người đang tham gia vào các tổ chức, các hiệp hội, quản lý điểm đến và điểm tham quan… Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không lấy ý kiến của cư dân và ý kiến của khách du lịch về chiến lược cạnh tranh điểm đến.

2.2.4. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (2013)


Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI (2013), của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (World Economic Forum) [100], nhằm mục đích để đo lường các yếu tố chính để phát triển ngành du lịch và lữ hành ở các nước khác nhau. Chỉ số đã được phát triển với sự hợp tác chặt chẽ với một số đối tác như Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành (WTTC). TTCI được tích hợp thành 3 nhóm chính đó là: Chỉ mục A: Khung pháp lý Du lịch và Lữ hành (The T & T regulatory framework) có 5 trụ cột, được đo lường bằng 29 biến, Chỉ mục B: Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành (The T & T business environment and infrastructure) gồm 5 trụ cột được đo lường bằng 27 biến, Chỉ mục C: Nguồn nhân lực du lịch và lữ hành, văn hóa và nguồn lực tự nhiên (The T and T human, cultural, and natural resources) có 5 trụ cột, tuy nhiên, trụ cột thứ 5 trong mô hình chưa công bố các yếu tố đo lường, do vậy, nội dung Chỉ


mục C chỉ nêu lên 4 trụ cột đo lường bằng 23 biến (Hình 2.5). Thang đo được sử dụng để đo lường các chỉ số là thang đo 7 điểm.


CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Chỉ mục A: Khung pháp lý Du lịch và Lữ hành

Chỉ mục B: Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành

Chỉ mục C: Nguồn nhân lực du lịch và lữ hành, văn hóa và nguồn lực tự nhiên

1) Các quy tắc và các quy định về chính sách

6) Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không

11 Nguồn nhân lực

2) Tính bền vững về môi trường

7) Cơ sở hạ tầng vận tải mặt đất

12) Mối quan hệ Du lịch và Lữ hành

3) An toàn và an ninh

8) Cơ sở hạ tầng du lịch

13) Nguồn tài nguyên tự nhiên

4) Y tế và vệ sinh

9) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền

14) Nguồn tài nguyên văn hóa

5) Mức độ ưu tiên của Du lịch và Lữ hành

10) NLCT về giá trong ngành công nghiệp Du lịch và Lữ hành

15) Thay đổi khí hậu

Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI (2013)

(Nguồn: World Economic Forum (2013), The Travel and Tourism Competitiveness Report, tr.8).

Ưu điểm của mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch của OECD (2013): Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của TTCI cung cấp một bản phát họa nhanh năng lực cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành của 140 quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các chỉ số trong mô hình không chỉ giúp các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách du lịch hiểu rõ hơn về bản chất của cạnh tranh ngành công nghiệp du lịch mà còn giúp họ cải thiện các yếu tố này trong từng quốc gia đối với sự phát triển ngành du lịch đất nước. Qua đó, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng một mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh trong du lịch từ các yếu tố trên, giúp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023