Giải Pháp 1: Giải Pháp Nâng Cao Tính Hiệu Quả Các Nguồn Lực Hỗ


đến (hệ số Bêta = 0.148); Sự hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến (hệ số Bêta = 0.139), và; Quản lý và Chính sách phát triển điểm dến du lịch (hệ số Bêta = 0.113);

4.3.1.1. Giải pháp 1: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả các nguồn lực hỗ

trợ


Theo kết quả nghiên cứu, yếu tố tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ tương quan cùng chiều với yếu tố năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến. Các thành phần của yếu tố này được du khách đánh giá dao động từ 3.57 (mức trung bình) đến 3.89 (cận kề với đồng ý). Ngành du lịch Tiền Giang (Sở VHTT&DL, các doanh nghiệp du lịch...) cần chú trọng những điểm sau:

- Ngành du lịch cần hợp tác với các ngân hàng thương mại trên đại bàn tỉnh, lắp đặt những máy rút tiền tự động (ATM), chấp nhận thẻ Visa tại các điểm đến du lịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tiền mặt cho du khách, đặt biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, du khách đi du lịch tại các điểm đến du lịch Tiền Giang, khi có nhu cầu về tiền mặt, họ phải đi đến trung tâm thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) để rút tiền, gây không ít khó khăn cho du khách, nhất là khách du lịch tự đi đến Tiền Giang (khách lẻ), không mua tour qua các công ty du lịch.

- Ngành du lịch cần mở những lớp nghiệp vụ du lịch, đào tạo, giáo dục cư dân điểm đến biết cách thể hiện đón tiếp nồng nhiệt, cởi mở của mình đối với du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Đồng thời, các cư dân luôn sẵn sàng chào đón du khách khi họ đến tham quan/ du lịch tại địa phương của mình, tạo bầu không khí thân thiện, chân tình, tạo cảm giác thật ấm áp, làm cho du khách phương xa cảm nhận như đang sống tại quê hương của họ.

- Ngành du lịch cần kiến nghị với các cơ quan chức năng (Sở Công an, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ…) đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh của du khách quốc tế, Việt kiều khi họ đến du lịch và lưu trú tại Tiền Giang. Tạo điều kiện tối ưu cho du khách nói trên và khách du lịch từ địa phương khác đi lại và lưu trú tại các địa phương


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

trong địa bàn tỉnh được dễ dàng. Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính gây phiền hà cho du khách (ví dụ thủ tục đăng ký tạm trú).

- Cần tạo sự liên kết tốt, mật thiết với các địa phương lân cận như TP.HCM, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long trong việc cung ứng và phục vụ du khách… Đồng thời, chú trọng việc liên kết để cùng nhau phát triển ngành du lịch địa phương mình, không để tình trạng cạnh tranh không lành mạnh (ví dụ hạ giá tour) nhằm tranh giành thị trường của nhau. Đặc biệt chú trọng không được sao chép sản phẩm du lịch của các địa phương lân cận.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 19

- Phối hợp với Hiệp hội du lịch Tiền Giang thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, chuyên đề… về phát triển du lịch bền vững. Trong đó, cần kêu gọi các doanh nghiệp du lịch phải lấy đạo đức kinh doanh làm trọng tâm, không để xảy ra những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng những quy chế hoạt động trong kinh doanh du lịch, và kêu gọi các doanh nghiệp cam kết thực hiện. Cần khen thưởng kịp thời những doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh, đóng góp tốt cho việc phát triển du lịch tỉnh nhà. Ngoài ra, cần đưa ra biện pháp phạt hoặc chế tài những doanh nghiệp vi phạm quy định, quy chế.

- Cần tạo ra một môi trường chính trị tại điểm đến ổn định, không để xảy ra bất kỳ một xung đột nào (ví dụ như biểu tình, khiếu kiện) tại điểm đến. Chính quyền địa phương cần giáo dục người dân ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, không được nghe theo lời kích động của các thế lực thù địch, giúp người dân hiểu việc tôn trọng và bảo vệ pháp luật là vấn đề then chốt, quyết định sự phát triển của nước nhà nói chung và sự thịnh vượng của địa phương mình nói riêng.

- Ngành du lịch cần kết hợp với các ngành hữu quan (công an, quân đội) đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách trong quá trình họ tham quan/ du lịch tại điểm đến. Cần giáo dục người dân ý thức tốt về đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương mình, đảm bảo tốt nhất an ninh, an toàn cho du khách, không để xảy ra bất kỳ một tình huống nào đe dọa đến an ninh đối với du khách.


4.3.1.2. Giải pháp 2: Giải pháp xây dựng hình ảnh của điểm đến


Yếu tố này cũng tác động cùng chiều (+) với năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách đánh giá mức này dao động từ 3.55 (trên mức trung bình) đến 3.97 (mức cận kề với đồng ý). Yếu tố này được xếp vị trí thứ hai trong phương trình hồi quy với hệ số Bêta là 0.232. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tiền Giang cần chú trọng các vấn đề sau:

- Giá cả sản phẩm/ dịch vụ là yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm/ dịch vụ, khách hàng thường cân nhắc kỹ về giá. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chiến lược giá cả, cụ thể: (1) Xây dựng chiến lược giá cho sự khác biệt: Định giá cao cho những chương trình tour có sự khác biệt, độc đáo, chất lượng dịch vụ cao. Khách hàng của chiến lược giá này sẽ bao gồm: các doanh nhân, du khách có thu nhập cao… ; (2) Xây dựng chiến lược giá thâm nhập thị trường: Định giá cạnh tranh để thu hút thêm khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường. Vận dụng mức giá linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng: giảm giá cho các nhà cung ứng du lịch là khách hàng tiềm năng, những đoàn có số lượng du khách đông. Khách hàng gồm các cơ quan, xí nghiệp, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách du lịch đi theo nhóm/ đoàn riêng…; (3) Xây dựng chiến lược giá theo mùa: Đối với các mùa ít du khách (dao động từ tháng 5 – tháng 9 hàng năm), doanh nghiệp cần đưa ra giá thấp để khuyến khích du khách đến Tiền Giang du lịch. Khách hàng gồm khách lẻ, người có thu nhập thấp…

- Hiện nay, năng lực phục vụ du khách của đội ngũ quản lý/ nhân viên tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Tiền Giang chưa đồng bộ. Do đó, ngành du lịch tỉnh cần kết hợp với các trường nghiệp vụ du lịch, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho các quản lý và nhân viên của các doanh nghiệp du lịch nhằm giúp họ trang bị được kiến thức, kỹ năng tốt trong việc phục vụ du khách. Ngành du lịch cần định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề để phát hiện những quản lý/ nhân viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ, qua đó, đào tạo nâng cấp những cá nhân


này thành những nhà quản lý giỏi trong tương lai. Đồng thời, qua cuộc thi tay nghề, sẽ giúp các doanh nghiệp phát hiện những nhân viên yếu kém, đưa họ đi đào tạo lại hoặc chuyển công tác những nhân viên không đáp ứng kỹ năng, chuyên môn.

- Ngành du lịch cần chú trọng quảng bá các sản phẩm du lịch của mình bằng các ấn phẩm du lịch, trao tận tay cho du khách trong và ngoài nước các tờ rơi, tập bưu ảnh, tập gấp… khi họ đến Tiền Giang tham quan, du lịch. Đồng thời, cần chú trọng quảng cáo tuyên truyền tại chỗ: giới thiệu các loại hình du lịch, nét đặc trưng của điểm đến du lịch tại địa phương mình cho du khách khi họ đến du lịch tại Tiền Giang. Thông qua báo, đài trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch, truyền thống văn hóa, dân gian của người dân Tiền Giang nhằm truyền thông cho du khách biết. Ngoài ra, ngành du lịch cần thiết kế các trang web du lịch của tỉnh và giới thiệu các trang web này cho du khách. Khi du khách đến Tiền Giang, cần chủ động tặng quà cho du khách những món quà biểu tượng của ngành du lịch Tiền Giang, từ đó sẽ tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp về ngành du lịch Tiền Giang trong lòng du khách.

- Để du khách biết được điểm đến du lịch Tiền Giang, ngành du lịch cần xây dựng một điểm đến ấn tượng trong lòng du khách khi họ đến tham quan/ du lịch tại Tiền Giang. Để xây dựng được hình ảnh riêng, đặc thù, ngành du lịch Tiền Giang cần chú trọng tuyên truyền cho các doanh nghiệp du lịch, cư dân... nâng cao ý thức về một môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, cung cấp cho du khách những sản phẩm có chất lượng cao, đặc thù địa phương Tiền Giang, xây dựng được hình ảnh thân thiện, cởi mở đối với du khách. Kiên quyết loại bỏ tình trạng nạn ăn xin, bán hàng rong, cò mồi... đeo bám du khách.

4.3.1.3. Giải pháp 3: Giải pháp gia tăng sự hấp dẫn của điểm đến


Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố này cũng tác động cùng chiều với các yếu tố tạo năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, và xếp vị trí thứ ba trong phương trình hồi quy với hệ số Bêta = 0.148, các thành phần của yếu tố này được du khách đánh giá dao động từ 3.48 (trên mức trung bình) đến 3.69 (mức cận kề với đồng ý). Như vậy, để gia tăng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch nhằm nâng


cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, ngành du lịch Tiền Giang cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Tiền Giang là địa phương có khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch. Theo Kozak M. và Rimmington M., (1999), các mùa trong năm (seasons) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch [76, tr. 274-275]. Do đó, dựa vào khí hậu để phát triển mạnh, ngành du lịch cần quan tâm xây dựng các tour du lịch theo đặc điểm từng mùa tại Tiền Giang như: Du lịch vào mùa mưa: du khách sử dụng các phương tiện như xe đạp, xích lô, xe ngựa đi trên các con đường làng... trải nghiệm cuộc sống của vùng nông thôn êm ả; Du lịch mùa nước nổi: du khách bơi xuồng trên các cánh đồng đi câu cá hoặc giăng lưới bắt cá; Du lịch vào mùa khô: du khách sẽ được xuống các đồng lúa, vườn cây... để canh tác cùng những người nông dân...

- Tiền Giang có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển du lịch. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch Tiền Giang cần đặc biệt phát triển du lịch sinh thái, phát triển những sản phẩm du lịch xanh như: Xây dựng các loại hình tour du lịch xanh, du lịch gần gũi với thiên nhiên: du lịch sông nước miệt vườn, du lịch homestay, tour dã ngoại, tour làm vườn... là những loại hình du lịch được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

- Cần chú trọng bảo vệ môi trường tự nhiên hoang sơ của các điểm/ khu du lịch. Hiện tại, ngoài loại hình du lịch sinh thái sông nước đặc thù miền Tây Nam bộ, Tiền Giang có Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, có quy mô 107 héc-ta rừng tràm ngập nước thuộc huyện Tân Phước, có hệ sinh thái vùng ngập nước độc đáo, nơi sinh sống của nhiều loài động – thực vật đặc hữu. Để thu hút du khách, ngành du lịch cần thiết kế các tour du lịch “khám phá nét hoang sơ vùng Đồng Tháp Mười”, nhằm thu hút các đối tượng du khách là các nhà nghiên cứu sinh học, các giảng viên, sinh viên các trường đại học...

- Hiện nay, Tiền Giang chỉ có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, và hơn 100 khách sạn, nhà


nghỉ du lịch. Điều này cho thấy, ngành kinh doanh lưu trú tại Tiền Giang đang tập trung khai thác khách du lịch có thu nhập trung bình, chưa quan tâm khai thác đối tượng khách du lịch là thương gia, khách du lịch hạng sang, khách du lịch có thu nhập cao... Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tiền Giang cần mời gọi các đối tác đầu tư xây dựng thêm nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao để phục vụ các loại khách du lịch cao cấp nói trên. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các loại hình cơ sở lưu trú du lịch gần gủi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường như xây dựng các làng du lịch, nhà nghỉ du lịch...

- Tiền Giang có nhiều di tích lịch sử: di tích Rạch Gầm – Xoài mút, khu di tích chiến thắng Ấp Bắc, khu di tích đình Long Hưng, Lăng Hoàng Gia, chùa Vĩnh Tràng, di chỉ khảo cổ Gò Thành... Để tăng thêm sức hấp dẫn của điểm đến cần chú trọng khai thác các di tích lịch sử nói trên thành các điểm tham quan hấp dẫn cho du khách, nhất là đối tượng khách đi du lịch vì mục đích tìm hiểu văn hóa – lịch sử.

- Hàng năm, tại Tiền Giang có khoảng 17 lễ hội. Qua đó, Ngành du lịch cần kết hợp đưa du khách thăm viếng, tham gia vào các đoàn người dự lễ trong các lễ hội truyền thống nói trên vào các chương trình tour du lịch của mình nhằm tạo ra sức hấp dẫn, mới lạ cho du khách. Bên cạnh đó, khi tham gia lễ hội, du khách có thể tham gia các trò chơi dân gian (đua thuyền, thi nhau đi qua cầu khỉ...) nhằm tạo thêm sức hấp dẫn của loại hình du lịch này. Tiền Giang là vùng đất chuyên canh sản xuất nông nghiệp, cần đưa du khách đi tham quan những miền quê tĩnh lặng, êm ả, không khí trong lành... chắc chắn sẽ hấp dẫn đối tượng khách đi du lịch với mục đích giải trí, thư giãn, và các đối tượng khách lớn tuổi.

- Kết quả khảo sát của Sở VHTT&DL Tiền Giang năm 2010, cho thấy, có 57.94% du khách đến Tiền Giang du lịch vì cảnh quan của điểm đến này [25, tr. 22]. Để gia tăng sức thu hút cảnh quan tại Tiền Giang, cần chú trọng thiết kế những gói tour ngắm nhìn cảnh quan, phong cảnh miền quê êm dịu của Tiền Giang (ví dụ, thiết kế tour “chiều tà trên sông Tiền”, du khách có thể ngắm nhìn mặt trời lặn dần cuối chân trời trên các du thuyền...).


4.3.1.4. Giải pháp 4: Gia tăng sự hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch


Theo kết quả khảo sát, yếu tố sự hấp dẫn của sản phẩm/ dịch vụ du lịch tác động cùng chiều với yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, (hệ số Bêta = 0.139 trong phương trình hồi quy), các thành phần của yếu tố này được du khách đánh giá dao động từ 2.28 đến 2.47 (dưới mức trung bình). Để cải thiện và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ du lịch, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến, cần chú trọng các việc sau:

- Theo số liệu điều tra năm 2010 của Sở VHTT&DL Tiền Giang, du khách đến Tiền Giang lần đầu là 72.6%, lần thứ 2 là 22.8%, lần 3 là 4.6%, [25, tr. 22]. Nguyên nhân số lượt khách quay trở lại Tiền Giang lần 2 và 3 thấp là do các sản phẩm du lịch Tiền Giang chưa đa dạng, độc đáo, các chương trình tour du lịch tại Tiền Giang chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và các tuyến điểm du lịch của người dân để khai thác, các tuyến điểm chưa được đầu tư, quy hoạch hợp lý. Do vậy, để thu hút du khách quay trở lại tham quan, du lịch tại Tiền Giang, ngành du lịch Tiền Giang cần xây dựng chiến lược sản phẩm. Cụ thể: Các doanh nghiệp du lịch cần thiết kế các tour du lịch độc đáo, trải nghiệm thu hút khách nghỉ qua đêm, tạo ra sự khác biệt so với tour du lịch các tỉnh ĐBSCL như: cung cấp những trải nghiệm du lịch phong phú cho du khách thông qua các hoạt động văn hóa có ý nghĩa, gần gũi với thiên nhiên với sự tham gia của cư dân điểm đến (ví dụ: tour du lịch tải nghiệm làm nông dân Tiền Giang, hoặc tour du lịch thu hoạch nông sản địa phương – du khách được làm người nông dân thực thụ, cùng ăn, cùng làm đồng và cùng sinh hoạt với người nông dân).

- Tiền Giang là vùng sông nước Nam bộ, đậm đà bản sắc dân tộc miền sông nước, cung cấp nhiều sản vật đặc trưng miền tây Nam bộ, điều đó đã làm phong phú ẩm thực của Tiền Giang. Với lợi thế như vậy, ngành du lịch Tiền Giang cần cung cấp cho du khách các món ăn dân dã địa phương như: cá lóc nướng trui, canh chua cá linh nấu bông điên điển, cá rô đồng kho tộ, cá trắng hấp cuốn bánh tráng, ốc bươu nướng… Ngoài ra, cần giới thiệu và cung cấp cho du khách những món ăn nổi


tiếng của Tiền Giang như hủ tíu Mỹ Tho, mắm chà Gò Công, bánh giá Gò Công, chả nướng Chợ Gạo, bánh phồng sữa Cái Bè… điều đó sẽ góp phần gia tăng tính độc đáo, hấp dẫn của loại hình ẩm thực tỉnh nhà.

- Sông Tiền là một nhánh của dòng sông Mêkông khi chảy vào Việt Nam, do đó, ngành du lịch có thể tận dụng các nhánh của con sông này trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch dựa vào tự nhiên như: thiết kế tour cho du khách tự chèo đò trên sông/ kênh rạch, đi du thuyền tham quan các bè cá nổi trên sông, câu cá trên sông Tiền…, du khách có thể tự mình chế biến và thưởng thức các món thủy sản mình vừa bắt được (hoặc mua lại từ các ngư dân) trên các chiếc thuyền chạy dọc tuyến sông Tiền.

- Khách du lịch khi lưu trú qua đêm tại Tiền Giang, đều mong muốn tìm hiểu cuộc sống về đêm của địa phương nơi họ lưu trú lại. Do vậy, ngành du lịch cần thành lập các điểm vui chơi cho du khách như: thành lập câu lạc bộ khiêu vũ (dancing); Xây dựng các quán bar phục vụ thức uống cocktail; Thành lập các tụ điểm ca nhạc như chương trình ca nhạc “hát với nhau”, tạo điều kiện cho du khách tham gia ca hát khi họ có nhu cầu… Hiện nay, tuy UBND tỉnh đã cho phép thành lập hai khu chợ đêm tại thành phố Mỹ Tho, gồm chợ đêm Mỹ Tho, và Phường 8, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân. Tuy nhiên, hai khu chợ đêm này chỉ phục vụ từ 19h đến 24h, nên không đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế, do họ mong muốn được phục vụ suốt đêm (over night) nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức không khí trong lành miền sông nước vào ban đêm. Hơn nữa, một số quy định hạn chế bán rượu, bia, đồ uống có cồn sau 22h đã gây không ít trở ngại cho du khách và các chủ quán bar. Do vậy, ngành du lịch cần tìm biện pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu này của du khách, nhất là khách quốc tế.

- Tiền Giang có nhiều làng nghề sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu, các sản phẩm gia dụng làm từ thân cây dừa, vỏ dừa…) và các sản phẩm địa phương như nghề làm mắm tôm chà, nghề làm bánh tráng/ cốm, nghề làm kẹo dừa… Ngành du lịch cần quy hoạch, xây dựng các khu mua sắm, bán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023