Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

-----o0o-----


QUÁCH HÙNG HIỆP


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI, 2016

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN KIM ANH

2. TS. HOÀNG HUY HÀ


Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất

Đại học Kinh tế Quốc dân


Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh

Học viện Ngân hàng


Phản biện 3: TS. Nguyễn Đức Trung

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp học viện vào hồi …… Giờ …… Ngày …… tháng …… năm 2016

tại Học viện Ngân hàng


Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng

- Thư viện Quốc gia


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, khu vực nông nghiệp–nông thôn luôn chiếm vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển trên với đóng góp khoảng 18% trong GDP và tạo ra hơn 60% việc làm trong toàn xã hội. Những thành tựu vượt bậc của khu vực nông nghiệp – nông thôn trong thời gian qua đã có đóng góp quan trọng của nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA).

Tính tới cuối năm 2014, vốn của Ngân hàng Thế giới đầu tư vào nông nghiệp-nông thôn của Việt nam là 1,65tỷ USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi (1,5tỷ USD). Trong các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ phải kể tới chuỗi dự án Tài chính nông thôn (TCNT) I, II và III. Tổng vốn của Ngân hàng thế giới đầu tư vào chuỗi dự án này lên đến 548 triệu. Chuỗi dự án TCNT đã hỗ trợ Chính phủ Việt nam trong: (i) nỗ lực cải thiện điều kiện sống của người dân và tạo ra nền tảng bền vững cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn; (ii) hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh, đủ khả năng để phục vụ tốt hơn cho khu vực nông thôn. Đến nay, dự án TCNT do WB tài trợ đã kết thúc giai đoạn giải ngân. Tuy nhiên, nguồn vốn được tiếp tục duy trì và cho vay quay vòng đến năm 2033 và dự kiến nguồn vốn quay vòng này sẽ tạo ra khoảng 5tỷ USD cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn.

Theo nghiên cứu của tác giả, cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu, đánh giá sâu về hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ WB cho dự án TCNT. Do vậy, với tâm huyết của một người đã gắn bó lâu năm với công tác này, tác giả lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thế giới cho dự án Tài chính nông thôn tại Việt nam”, để nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về sử dụng hiệu quả nguồn vốn của WB cho dự án TCNT và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các dự án TCNT nói riêng và dự án ODA nói chung trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu: (i) Luận giải những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự án TCNT; (ii) Nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử


dụng nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn của WB nói riêng tại một số quốc gia trong khu vực để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt nam; (iii) Phân tích, đánh thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT. Từ đó chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; (iv) Nghiên cứu định hướng chiến lược khai thác nguồn vốn của WB cho lĩnh vực nông nghiệp Việt nam đến năm 2020 và các năm tiếp theo; (v) Đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án của TCNT tại Việt Nam và các dự án ODA trong tương lai.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự án TCNT tại Việt nam.

Về phạm vi nghiên cứu:Luận án tập trung vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT III.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống; Phương pháp tổng hợp, thống kê; Phân tích so sánh, tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu; Phương pháp so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để tính toán hiệu quả dự án. Đồng thời luận án cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập ý kiến đánh giá của các cán bộ thuộc cơ quan quản lý và người vay vốn cuối cùng của dự án TCNT để bổ sung thêm luận cứ số liệu thứ cấp được sử dụng.

5. Tổng quan nghiên cứu

Qua nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, cho tới thời điểm thực hiện luận án, chưa có các nghiên cứu toàn diện về việc đánh giá hay đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự án TCNT tại Việt Nam. Do vậy, với việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt nam", tác giả kỳ vọng sẽ là rõ các khoảng trống nghiên cứu liên quan.


6. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Về mặt lý luận:

Luận án đã có đóng góp về lý luận trên các phương diện: (i) Khái quát hóa các vấn đề chung về vốn của WB cho dự án TCNT; (ii) Đưa ra được định nghĩa để từ đó tổng hợp và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá toàn diện và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT; (iii) Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn của WB cho lĩnh vực nông thôn của một số quốc gia trên thế giới như Malaysia; Indonesia, Phillipines trên cả hai mặt thành công và thất bại, từ đó rút ra các bài học cho Việt nam.

Về mặt thực tiễn:

Luận án đã rút ra các kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT;

Luận án đã xây dựng được một hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp căn cứ vào các hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng cho dự án TCNT kết hợp với định hướng phướng chiến lược khai thác nguồn vốn của WB cho dự án TCNT nói riêng và phát triển nông thôn nói chung.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Sau khi hòan thiện, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác hoạch định chính sách, nghiên cứu và là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, áp dụng vào thực tiễn cho các vấn đề có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn của WB nói chung và vốn ODA nói riêng trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh Việt nam trở thành nước có thu nhập trung bình và chính sách ODA của các nhà tài trợ có xu hướng giảm ưu đãi.

8. Kết cấu nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo và phục lục đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt nam.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN

1.1. Những vấn đề chung về vốn của Ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn

1.1.1. Những vấn đề cơ bản về dự án tài chính nông thôn

Trước đây, các dự án TCNT thường được hiểu là dự án cung cấp tín dụng ưu đãi cho khu vực nông thôn. Hiện nay, khái niệm dự án TCNT gắn liền với các dự án chính sách tài chính cho khu vực nông thôn nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững khu vực nông thôn thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đến các nguồn tài chính một cách bền vững về mặt tài chính và môi trường. Đồng thời dự án cũng sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho các ĐCTC để cung cấp tốt hơn các dịch vụ cho khu vực nông thôn và góp phần phát triển hệ thống TCNT bền vững.

1.1.2. Vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn

1.1.2.1.Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những định chế cung cấp tài chính và tri thức lớn nhất thế giới cho các nước đang phát triển. Được thành lập năm 1944, WB gồm có năm cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: (i) Hiệp hội Phát triển quốc Tế (IDA); (ii) Ngân hàng quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Công ty Tài chính quốc Tế (IFC); (iv) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa biên (MIGA); và (v) Trung tâm quốc tế về xử lý tranh chấp đầu tư (ICSID). Mỗi tổ chức đều có vai trò riêng biệt trong cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân ở các nước đang phát triển.

1.1.2.2. Những vấn đề cơ bản về vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn:

a) Khái niệm:Vốn hỗ trợ của WB cho dự án TCNT là một loại hình vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có hoàn lại nhằm tài trợ cho các nước cần vay vốn một khoản tiền với các ưu đãi về lãi suất (thấp hơn lãi suất thị trường tùy vào mục tiêu vay và nước vay) hoặc không chịu lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ; thời gian ân hạn (từ 10-12 năm) và thời gian trả nợ dài (thông thường từ 20-30 năm).


b) Mục tiêu tổng thể: Dự án TCNT của WB là tiếp tục hỗ trợ Chính phủ các nước trong các nỗ lực phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn, xóa đói giảm nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đến các nguồn tài chính một cách bền vững về mặt tài chính và môi trường.

c) Cấu phần vốn: Cấu phần A: Quỹ phát triển nông thôn (RDF); Cấu phần B: Quỹ cho vay TCVM (MFL); Cấu phần C: Xây dựng năng lực thể chế và phát triển thị trường mới.

d) Các chủ thể tham gia gồm: WB, Các cơ quan quản lý, giám sát thực hiện dự án, Ban quản lý dự án, Các ĐCTC tham gia dự án (PFI/MFI), Đối tượng vay vốn cuối cùng.

1.1.3. Vai trò vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn

1.1.3.1. Vai trò đối với phát triển kinh tế- xã hội-môi trường

1.1.3.2. Vai trò đối với hệ thống Tài chính nông thôn (PFI và MFI)

1.1.3.3. Vai trò đối với người vay vốn cuối cùng


1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới đối với dự án Tài chính nông thôn

1.2.1. Khái niệm

Hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án tài chính nông thôn đạt được khi dự án vừa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn, xóa đói giảm nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đến các nguồn tài chính một cách bền vững về mặt tài chính và môi trường.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thế giới cho dự án TCNT

1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT

WB và Chính phủ nước nhận viện trợ phải thống nhất một tập hợp các chỉ số hoạt động chủ chốt và các chỉ số này sẽ được theo dõi, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện dự án.


Bảng 1.2: Bộ chỉ số KPI đánh giá hiệu quả dự án TCNT theo khuyến nghị của WB


TT


Chỉ số


Nội dung

Mục tiêu khi kết thúc

dự án

Đã thực hiện

So với mục

tiêu

(tr.USD)

(tr.USD)

(%)


Chỉ số kết quả

1

Tổng mức đầu tư lũy kế ở khu vực nông thôn do dự án mang lại (triệu USD)

Là chỉ số đo lường lợi ích kinh tế trực tiếp tăng lên do dự

án mang lại

X

Y

(Y/X)

2

Số việc làm tạo ra

Chỉ số thể hiện tác động xã hội và lợi ích kinh tế gián tiếp

của dự án.

X

Y

(Y/X)


Các chỉ số đầu ra trung gian

3

Cấu phần 1: Quĩ RDF Lũy kế giải ngân khoản vay lại (Sub-loans) trung

và dài hạn

Chỉ số thể hiện khả năng tiếp cận tới các nguồn tín dụng có kỳ

hạn

X

Y

(Y/X)

4

Số lượng người vay

Chỉ số phản ảnh thước đo mức độ

tiếp cận của dự án đến các cá nhân, hộ gia đinh và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

nông thôn

X

Y

(Y/X)

5

Tỷ lệ nợ quá hạn của người vay/tổng dư nợ

Chỉ số đánh giá hiệu

quả của hoạt động trung gian tài chính

X

Y

(Y/X)


Cấu phần 2: Quĩ MLF





6

Số lượng khoản vay lại

Chỉ số phản ảnh

X

Y

(Y/X)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 33 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam - 1



TT


Chỉ số


Nội dung

Mục tiêu

khi kết thúc dự án

Đã thực hiện

So với

mục tiêu

(tr.USD)

(tr.USD)

(%)


cho người vay lần đầu

thước đo mức độ tiếp cận của dự án đến các cá nhân, hộ gia đinh ở khu vực

nông thôn.




7

Tỷ lệ % các khoản vay MLF dành cho người vay là nữ

Chỉ số để đánh giá tác động của dự án tới vai trò của phụ

nữ

X

Y

(Y/X)


Cấu phần 3: Xây dựng năng lực và Phát triển

sản phẩm mới





8

Ngân hàng Đầu mối:

Đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc thực hiện IDP thống nhất với WB


X

Y

(Y/X)

9

Các PFIs/MFIs:

Đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc thực hiện IDP thống nhất với WB

Chỉ tiêu đánh giá đáp ứng các tiêu chí lựa chọn hoặc có Kế hoạch Phát triển Thể chế với lịch trình thực hiện được WB

chấp thuận

X

Y

(Y/X)

10

Số cán bộ ngân hàng

được đào tạo


X

Y

(Y/X)

11

Chuẩn bị tài liệu đào tạo

cho Hiệp hội SME


X

Y

(Y/X)

(Nguồn: Tổng hợp từ văn kiện dự án TCNT III do WB tài trợ)


1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội đối với người vay vốn cuối cùng

a) Chỉ tiêu đánh giá chung cho hai cấu phần vay vốn là quỹ RDF và MFL: (i)Đáp ứng mục tiêu kinh doanh; (ii) Tăng thu nhập; (iii) Tăng cường nhận thức của người dân đối với các dịch vụ tài chính; (iv) Cải thiện chất lượng cuộc sống.

b) Hiệu quả sử dụng vốn đối với cấu phần RDF:

+Lợi nhuận (NPV) của dự án: là tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai phát sinh từ dự án được áp dụng với một lãi suất chiết khấu hợp lý trừ đi khoản đầu tư thuần ban đầu của dự án đó.

+ Tỷ suất sinh lời của dự án (Internal Rate of Return - IRR): là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV=0. Nói cách khác, tỷ suất sinh lời của dự án là lãi suất chiết khấu phải tìm sao cho với mức lãi suất đó tổng hiện giá của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng hiện giá của vốn đầu tư.

+Thời gian hoàn vốn đầu tư: Để đơn giản hoá việc tính toán, có thể bình quân hoá các khoản thu nhập ròng trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

c) Hiệu quả sử dụng vốn đối với cấu phần MLF: Do tính chất các món vay từ quỹ MLF là nhỏ, với thời hạn ngắn và thường là để giúp các hộ gia đình, cá nhân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa bàn, nên chỉ số tỷ suất hòan vốn nội bộ (FRR) được sử dụng để xác định khả năng sinh lời của các khỏan vay nhỏ.

1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tác động kinh tế xã hội tới các PFI/MFI:

a) Nâng cao năng lực thể chế và cải thiện tình hình tài chính.

b) Khả năng tiếp cận khu vực nông nghiệp - nông thôn và đa dạng hóa danh mục khoản vay.

c)Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

1.2.2.4 Tính bền vững của dự án

a) Quỹ quay vòng sau khi dự án kết thúc

b) Tính lan tỏa của dự án

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT

1.2.3.1. Kinh tế thế giới.

1.2.3.2. Chính sách của Nhà nước

1.2.3.3. Hoạt động của các đơn vị tham gia dự án

1.2.3.4. Người vay vốn cuối cùng:


1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của các dự án tài chính nông thôn tại một số quốc gia

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực: (i) Kinh nghiệm của Malaysia trong áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn ODA nhằm chống tham nhũng; (ii) Kinh nghiệm của Indonesia trong việc tiếp nhận và quản lý dự án ODA; (iii) Bài học của Philippines trong vấn đề tham nhũng làm ảnh huởng tới hiệu quả của nguồn vốn ODA.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam: (i) cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ. (ii) đảm bảo tính chủ động trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA cho khu vực nông thôn; (iii) thiết lập cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ các dự án ODA, đặc biệt các dự án TCNT; (iv) tăng cường công tác phân cấp trong quản lý ODA cho khu vực nông thôn; (v) thận trọng tiếp nhận các nguồn vay ODA cho khu vực nông thôn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO

DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh môi trường vĩ mô và môi trường ngành trong quá trình triển khai dự án Tài chính nông thôn tại Việt nam

2.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô của Việt nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2015 đã dần ổn định, thể hiện thông qua tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, tình hình tài chính – ngân hàng có chuyển biến tích cực. Giai đoạn 5 năm trở lại đây, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế được đánh giá là bước đi cần thiết để tiến tới tăng trưởng bền vững.

2.1.2. Bối cảnh khu vực nông nghiệp-nông thôn Việt nam

Trong thời gian qua, nếu xét về đóng góp vào GDP và việc làm tạo ra trong khu vực nông nghiệp chưa tương xứng với tổng mức đầu tư trong lĩnh vực này. Ngành nông nghiệp đóng góp trung bình hàng năm khoảng 18% vào GDP và tạo ra hơn 60% số việc làm trong toàn xã hội nhưng tổng mức đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 5,5% tới 6,1% tổng mức đầu tư.


2.1.3. Nguồn vốn ODA phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Từ năm 1993-2015, nguồn vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 6,5 tỷ USD. Trong đó có khoảng 80% là vốn vay và 20% còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại. Các nhà tài trợ chính cho lĩnh vực nông nghiệp gồm: WB (chiếm 25%), ADB (26%), JICA(8,9%), AFD, KfW, Kexim.


2.2. Tổng quan vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án TCNT tại Việt Nam

2.2.1. Khái quát chuỗi dự án TCNT

Những thông tin cơ bản về vốn của WB cho dự án TCNT tại Việt nam:

Hạng mục

TCNT I

TCNT II

TCNT III

Số hiệu dự án

P004847

P072601

P100916

Số hiệu Khoản vay

IDA 2855-VN

IDA 3648-VN

IDA 4447-VN

Ngày ký Hiệp định

19/7/1996

09/9/2002

14/11/2008

Ngày Hiệu lực của khoản vay

06/2/1997

14/4/2003

10/02/2009

Ngày Kết thúc rút vốn

31/12/2001

30/9/2009

31/12/2013

Cam kết ban đầu – Triệu SDR

82,70

160,20

127,70

Tương đương – Triệu USD

122,00

200,00

200,00

Thực tế giải ngân – Triệu USD1

113,79

234,86

430,00

Tỷ lệ giải ngân

100%

100%

215%

Bên vay

CP Việt Nam

CP Việt Nam

CP Việt Nam

Cơ quan thực hiện dự án

NHNN

BIDV

BIDV

Điều chỉnh mục tiêu dự án

Không

Không

Không

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về dự án TCNT


(1/ Do biến động về tỷ giá giữa SDR và USD.)

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của BQLDA.

2.2.2 Dự án TCNT III

2.2.2.1 Mục tiêu của dự án: (i) Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp nông thôn; (ii) Tăng đầu tư vốn của các doanh nghiệp nông thôn và tăng việc làm; và (iii) Tăng cường hoạt động cho vay, đặc biệt là khoản vay có kỳ hạn đối với khu vực tư nhân nông thôn thông qua tất cả các ĐCTC tham gia theo các điều kiện thị trường nhằm phát triển nông thôn bền vững, trả được nợ vay nhà tài trợ và không tạo ra gánh nặng cho ngân sách.

2.2.2.2. Cấu phần vốn của dự án TCNT III: (i) Cấu phần A-Quỹ Phát triển nông thôn (RDF III- 175 triệu USD); (ii)Cấu phần B-Quỹ Cho vay TCVM (MLF III-


10 triệu USD); (iii) Cấu phần C-Cấu phần Xây dựng năng lực thể chế và phát triển sản phẩm mới: 15 triệu USD).

2.2.2.3. Cơ cấu tổ chức của dự án

WB và SBV đã thống nhất giao vai trò ngân hàng bán buôn cho BIDV từ khi triển khai dự án TCNT2.

Phê duyệt rút vốn

Cho ý kiến không phản đối

Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát

Giám sát

Cơ quan thực hiện

RDF III

(175 triệu USD)

MLF III

(10 triệu USD)

Phân bổ lại: 12.5 triệu USD

Tiểu cấu

Tiểu cấu phần vay lại phần vay lại C2:

C1: Tăng cường

1,5 triệu USD NL:

8,5 triệu USD Phân bổ lại:

6.5 triệu USD

Tiểu cấu phần cấp phát C3: Phát triển SP mới & Tăng cường NL:

5 triệu USD Phân bổ lại:

4.5 triệu USD

Quản lý và cho vay lại

PFIs

MFIs


Bộ Tài chính


Ngân hàng Thế giới

1. NH NN&PTNT

2. NH TMCP Đông Á

3. NH TMCP Xây Dựng VN

4. NH TMCP Quốc tế

5. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

6. NH TMCP PT Nhà ĐBSCL

7. NH TMCP Kỹ Thương

8. NH TMCP SG Công Thương

9. NH TMCP Kiên Long

10. NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội

11. NH TMCP Đại Á

12. NH TMCP Quân đội

13. NH Hợp tác xã

14. NH TMCP Phương Tây

15. NH TMCP Việt Á

16. NH TMCP Hàng hải

17. NH TMCP Đông Nam Á

18. NH TMCP Bưu điện Liên Việt

19. NH TMCP Á Châu

20. NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

21. NH TMCP Công Thương VN

22. NH TMCP Đại Chúng VN

23. Quỹ TDND Mộc Châu

24. Quỹ TDND An Thạnh

25. Quỹ TDND Quang Trung

26. Quỹ TDND Việt Lâm

27. Quỹ TDND Chăm Mát

28. Quỹ TDND Vạn Trạch

29. Quỹ TDND Gò Đen

30. Quỹ TDND Đồng Hóa


1. NH NN&PTNT

2. NH TMCP Xây Dựng VN

3. NH TMCP SG Thương tín

4. NH TMCP Kiên Long

5. Quỹ TDND An Thạnh

6. Quỹ TDND Chăm Mát

7. Quỹ TDND Vạn Trạch

8. Quỹ TDND Gò Đen

9. Quỹ TDND Việt Lâm

10. Quỹ TDND Chiềng Sơn

11. Quỹ TDND TTNT Mộc Châu


1. HO-BIDV

2. Sở GD3- BIDV

1. VBARD (7 triệu USD) Phân bổ lại: 5 triệu USD

2. Các PFI khác (1,5 triệu USD)


1. VAPCF

2. VINASME

3. Các định chế phi ngân hàng

4. BSA

5. Sở GD3- BIDV

Sở Giao dịch III – BIDV

(Ban QLDA)

Cấu phần C: Xây dựng Năng lực Thể chế & Phát triển Thị trường mới

(15 triệu USD)

Phân bổ lại: 12.5 triệu USD

Cấu phần Tín dụng A & B

(185 triệu USD)

Phân bổ lại: 187.5 triệu USD

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

(Chủ Dự án)

Ngân hàng Nhà nước

(Cơ quan chủ quản)


Quản lý & Giám sát


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hiện nay của dự án



B

á n


b u ô n


B

á n


l ẻ


Nguồn: Văn kiện dự án TCNT

2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT

2.3.1.Phạm vi, phương pháp tiếp cận và các chỉ tiêu đánh giá

2.3.1.1. Phạm vi đánh giá

Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào hiệu quả vốn của WB cho dự án TCNT III ở cả hai giai đoạn là rút vốn dự án và quỹ quay vòng của dự án.

2.3.1.2. Phương pháp tiếp cận và chỉ tiêu đánh giá: a) Phỏng vấn cán bộ SBV, Bộ tài chính nước; b) Phỏng vấn cán bộ và lãnh đạo các ĐCTC; c) Phỏng vấn đối với người vay vốn cuối cùng; d) Phỏng vấn cán bộ tham gia tại các cuộc họp với đại diện của các chủ thể tham gia dự án.

Xem tất cả 33 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí