Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------


BÙI THỊ VÂN ANH


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng

Mã số 60340201

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu trong bản luận văn này là trung thực. Kết quả phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là kết quả nghiên cứu tổng hợp của cá nhân.


Người cam đoan


Bùi Thị Vân Anh

Khóa 18 Cao Học Kinh Tế


MỤC LỤC


Trang


Lời nói đầu. 1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN

LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận tổng quan về tín dụng… 4

1.1.1 Khái niệm về tín dụng… 4

1.1.2 Bản chất của tín dụng 4

1.1.3 Vai trò của tín dụng 5

1.1.4 Phân loại hoạt động tín dụng. 6

1.2 Lý luận về rủi ro tín dụng. 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng 8

1.2.3 Đánh giá rủi ro tín dụng 10

1.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 14

1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng 16

1.2.6 Lượng hóa rủi ro tín dụng 17

1.3 Lý luận về quản lý rủi ro tín dụng 22

1.3.1 Khái niệm và sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng. 22

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng. 23

1.3.3 Các phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel. 27

1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. 33

1.3.5 Những bài học kinh nghiệm. 33

Kết luận chương 1 37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 Vài nét về hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 38

2.2 Tình hình huy động vốn và doanh số cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 39

2.2.1 Tình hình huy động vốn 39

2.2.2 Doanh số cho vay 41

2.3 Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 46

2.3.1 Thực trạng tín dụng. 46

2.3.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng. 51

2.4 Thực trạng QLRRTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 57

2.4.1 Đánh giá thực trạng QLRRTD của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 57

2.4.2 Đánh giá việc vận dụng Basel trong việc quản lý rủi ro tín dụng của NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 60

2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 61

2.5.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn. 61

2.4.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 64

2.4.3 Nguyên nhân khách quan khác. 70

Kết luận chương 2 73

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

3.1 Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và dự báo hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 74

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế. 74

3.1.2 Dự báo hoạt động ngân hàng trên địa bàn. 76

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 77

3.2.1 Nhóm giải pháp chung để hạn chế rủi ro tín dụng 77

3.2.2 Giải pháp cụ thể trong từng NHTM. 82

3.3 Một số ý kiến đề xuất. 86

3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. 86

3.3.2 Tăng cường thanh tra giám sát đối với hệ thống NHTM. 89

3.3.3 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. 90

Kết luận chương 3 90

KẾT LUẬN CHUNG 91

Phụ lục số 1. 92

Phụ lục số 2. 98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


+ NHNN : Ngân hàng Nhà nước

+ NHTM: Ngân hàng thương mại

+ TCTD: Tổ chức tín dụng

+ TCKT: Tổ chức kinh tế

+ KH : Khách hàng

+ SXKD: Sản xuất kinh doanh

+ TNHH : Cty trách nhiệm hữu hạn

+ DNTN: DN tư nhân

+ RRTD: Rủi ro tín dụng

+ DPRR: Dự phòng rủi ro

+ HĐQT: hội đồng quản trị

+ Ban QLRR : ban quản lý rủi ro

+ CBTD: Cán bộ tín dụng

+ THA: Thi hành án

+ CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng

+ DN: Doanh nghiệp

+ QLRRTD: Quản lý rủi ro tín dụng

+ RRTD: Rủi ro tín dụng


`


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU


- Bảng số 2.1: Huy động vốn giai đoạn 2007-2011 phân loại theo đồng tiền

- Bảng số 2.2: Huy động vốn giai đoạn 2007-2011 phân loại theo thời hạn

- Bảng số 2.3: Tổng hợp doanh số cho vay giai đoạn 2007 -2011

-Bảng số 2.4: Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn và tỷ trọng

tương ứng giai đoạn 2007 – 2011

- Bảng số2.5 Dư nợ cho vay phân loại theo đồng tiền giai đoạn 2007 -2011

-Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2007 -2011

- Bảng số 2.7 : Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 -2011

-Bảng số 2.8: Dư nợ phân loại theo nhóm nợ giai đoạn 2007 -2011

-Bảng số 2.9 : Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2007 – 2011

-Bảng số 2.10: Nợ quá hạn phân theo ngành nghề kinh tế giai đoạn 2007 - 2011

-Bảng số 2.11:Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2007 – 2011


LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Theo thống kê sơ bộ của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời nói riêng và tổng tài sản có nói chung của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tạo ra tài sản có sinh lời lớn, là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thương mại, chính vì vậy, việc mở rộng, tăng dư nợ tín dụng là yêu cầu mang tính sống còn đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn luôn phát sinh rủi ro và là rủi ro lớn nhất trong toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy chưa ở mức nguy hiểm cao độ, nhưng cũng đang ở trong tình trạng báo động, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành theo số liệu thanh tra đã gần 9 %, còn theo các tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Đây là vấn đề thật sự nguy hại cho nền kinh tế và cho cả hệ thống ngân hàng.Rủi ro tín dụng với tỷ lệ nợ xấu cao không những sẽ gây hậu quả nặng nề đối với hệ thống ngân hàng, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác quản lý để giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Trên gốc độ của cơ quan quản lý và trên góc độ kinh doanh của ngân hàng thương mại, việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đều có ý nghĩa tích cực đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Thực tiễn hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng chưa được quản lý, kiểm soát chưa có hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong đó yêu cầu đảm bảo nhận diện và kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, để vừa mở rộng tín dụng vừa nâng cao hiệu quả tín dụng, làm cho hoạt động tín dụng theo hướng giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng, tăng thêm lợi nhuận

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí