kinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh, đồng thời góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI“ làm đề tài tốt nghiệp chương trình Cao học kinh tế
2/ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Làm sáng tỏ và góp phần hoàn thiện lý luận về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tình Đồng Nai
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn một tỉnh giai đoạn 2007- 2011
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - 1
- Tác Động Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
- Khái Niệm Và Sự Cần Thiết Của Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng
- Các Phương Pháp Tiếp Cận Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng cũng như nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
4/ Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp từ hệ thống lý luận được trang bị trong quá trình đào tạo, để hoàn thành chương lý luận của luận văn về tín dụng và rủi ro tín dụng
+Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, thăm dò và so sánh để phản ánh các thông tin thực tiễn từ hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm giải quyết nội dung thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp logic để tìm lời giải cho các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của đề tài luận văn
5/ Kết cấu của bản luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn có kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ VỀ TÍN DỤNG:
1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng ( ban hành kèm theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) thì: cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng”
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này, TCTD được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
1.1.2 Bản chất của tín dụng
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm ba hình thức là cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá và cho thuê tài sản . Phần lớn các giao dịch tín dụng đều có tài sản đảm bảo
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Độ lớn của khoản chênh lệch này chính là lãi suất tín dụng mà hai bên đã cam kết
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.3 Vai trò của tín dụng:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Thông qua hoạt động tín dụng giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động của các ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế, những người có nhu cầu về vốn và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Trong điều kiện nước ta, Nhà nước tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí…
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả.
Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm
đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.
-Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với kinh tế thế giới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau.
Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.
1.1.4 Phân loại hoạt động tín dụng
* Dựa vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.
+ Cho vay mua bán bất động sản.
+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.
+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
* Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng phân chia như sau:
+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
* Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
* Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là: chiết khấu thương mại; bao thanh toán.
1.2 LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm:
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN thì : “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
+ Loại rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.
+ Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng.
+ Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết
+ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng
+ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ, trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ, không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng phân chia thành các loại sau:
1.2.2.1 Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro giao dịch là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro giao dịch là loại rủi ro mang nặng tính chủ quan của bên cho vay trong quá trình tác nghiệp, bao gồm:
- Rủi ro lựa chọn : Quá trình đánh giá, phân tích, lựa chọn khi tác nghiệp chưa tốt :
Phân tích, đánh giá khách hàng thiếu bao quát, còn nhiều sơ hở Phân tích, lựa chon phương án vay vốn của khách hàng còn lỏng lẻo
Lựa chọn phương án thu nợ thiếu cân nhắc có nhiều sơ hở dẫn đến rủi ro
- Rủi ro đảm bảo là rủi ro các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài sản : Điều khoản đảm bảo tín dụng thiếu chặt chẽ, rò ràng
Danh mục tài sản đảm bảo thiếu tính cụ thể
Hình thức đảm bảo và phương pháp xử lý tài sản còn bất cập Tỷ lệ đảm bảo tài sản thiếu rò ràng
- Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
1.2.2.2 Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mục cho vay của NH. Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa tác động của các nhân tố khách quan. Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
+ Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố rủi ro bên trong của mỗi khách hàng vay vốn, ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động
+ Rủi ro tập trung: Rủi ro sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.