Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Huy Động Vốn Của Nhtm



cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các NHTM chỉ được lấy 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay có thể khẳng định vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn lớn hơn nhiều so với con số quy định. Điều này đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Thực ra NHNN cũng đã nhìn ra vấn đề này nên từ năm 2009 đã giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30%. Nhưng nguy cơ vượt trần quy định này là hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta đều biết do căng thẳng nguồn vốn nên tại các ngân hàng hiện nay, lãi suất huy động các kỳ hạn đều bằng nhau. Thậm chí, lãi suất ngắn hạn còn cao hơn lãi suất dài hạn. Với biểu lãi suất này, đương nhiên người gửi tiền sẽ chọn kỳ gửi ngắn hạn, bản thân ngân hàng cũng không dám huy động dài hạn với lãi suất cao vì sợ rủi ro. Như vậy có thể khẳng định, vốn huy động đầu vào của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, đầu ra là cho doanh nghiệp, cá nhân vay thì hầu hết lại là dài hạn trong khi chỉ được phép sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Đó là lý do khiến nhiều ngân hàng phải "lách" bằng cách đưa ra các sản phẩm kỳ hạn dài nhưng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn và vẫn được hưởng lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn thực gửi. Nói thẳng ra, cũng là ngắn hạn. Điều đó khẳng định việc vượt trần 30% theo quy định như nói trên là có thực. Tất nhiên, khi vốn ngắn hạn cho vay dài hạn quá nhiều, rủi ro thanh khoản là điều có thể dự báo. Cũng vì lao theo huy động kỳ hạn ngắn nên các khoản huy động liên tục đến hạn. Bên cạnh đó, khách hàng lại thường xuyên "chạy" từ ngân hàng này qua ngân hàng khác để kiếm lãi suất cao hơn dẫn đến việc hụt tiền ở các ngân hàng. Khi đó, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ khách hàng, vay qua đêm hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn.

Tất cả những động thái này đều dẫn đến chung một kết quả là đẩy lãi suất tăng cao. Minh chứng rõ ràng nhất là lãi suất trên liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, chứng tỏ các ngân hàng đang thực sự khát vốn và tìm mọi cách huy động vốn để bù đắp thanh khoản. Lãi suất huy động được NHNN quy định trần lãi suất vào



tháng 9 năm 2011 là 14% nhưng thực tế đã lên tới 17%, 18% bởi ngân hàng lớn tăng lãi suất để giữ chân khách, ngân hàng nhỏ phải tăng lãi suất vì thiếu thanh khoản. Điều này tiếp tục hình thành một cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường. Như vậy có thể thấy, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng phần lớn đến từ việc huy động kỳ hạn ngắn chứ không phải do thiếu hụt trong giao dịch với doanh nghiệp (tăng trưởng tín dụng chậm lại, hoạt động kinh doanh khó khăn nên giao dịch của doanh nghiệp với ngân hàng khó có thể tăng lên). Vì vậy, để mục tiêu thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát đạt hiệu quả, để an toàn thanh khoản cho các ngân hàng cần sự giám sát chặt chẽ của NHNN trong việc vượt trần lãi suất, vượt trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Qua đó ta thấy rằng, việc tăng nguồn vốn huy động trong ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn không làm tăng khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu huy động vốn của NHTM

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Uy tín của ngân hàng: Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, nó được xem là những hoạt động xương sống của một ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch. Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu – đối tượng góp phần gia tăng vốn huy động. Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài chính,…) mà một ngân


Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - 4


hàng hứa hẹn với thị trường. Hiện nay, một số ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, chẳng hạn như: VIB, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu.

Lãi suất huy động: Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để có thể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho ngân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Chính sách sản phẩm: Mỗi một ngân hàng phải có một chính sách sản phẩm đa dạng, phong phú, nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Cần mở rộng hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM để tạo thuận lợi cho họ. Thậm chí, để thực sự thu hút có thể giao, nhận số tiền lớn tại nơi kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Một số biện pháp ưu đãi dành cho doanh nghiệp lớn, có uy tín cũng cần áp dụng như về lãi suất, về phí, kết nối giao dịch qua internet, tư vấn tài chính; thủ tục thực hiện các hợp đồng vay vốn cần rõ ràng và nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các giao dịch quốc tế, vấn đề thanh toán lại càng quan trọng do đó cần phải có nhân viên nắm vững và am hiểu thủ tục để hướng dẫn thực hiện.Vì theo kết quả điều tra cho thấy là doanh nghiệp rất quan tâm đến nghiệp vụ thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế vì đó là hoạt động chính của doanh nghiệp trong ngành xuất nhập khẩu. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ở nước ta đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại



tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Chính sách khách hàng: Khách hàng là tâm điểm để ngân hàng khai thác tiềm năng từ họ, tuy theo từng đối tượng khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ có một chế độ đặc biệt để chăm sóc, phục vụ, thu hút và giữ chân khách hàng. Cụ thể: tặng quà cho khách hàng nhân ngày sinh nhật và các ngày lễ đặc biệt của khách hàng cung cấp miễn phí các thông tin mới về sản phẩm dịch vụ, cung cấp thông tin về trạng thái tài chính của khách hàng, tư vấn miễn phí về sản phẩm dịch vụ và các kênh đầu tư nguồn vốn của khách hàng ( nếu khách hàng có nhu cầu), khách hàng được tham gia các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết và chương trình ưu đãi của ngân hàng, tôn vinh khách hàng là doanh nghiệp tiêu biểu, tôn vinh doanh nhân, tri ân khách hàng …

Hoạt động marketing: Mục tiêu cuối cùng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thì marketing đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong NHTM hiện nay. Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hoá cao, phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường kinh doanh như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường chính trị,... nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:

Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.

Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sẽ giúp ngân hàng đưa ra được những sản phẩm phù hợp, linh hoạt góp phần dáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn. Cũng từ việc nghiên cứu thị trường, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới. Mặt khác chính sách khuếch trương sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy đủ về ngân hàng thông qua phương tiện



thông tin đại chúng xây dựng một hình ảnh nhân viên ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn,... sẽ tạo lòng tin với khách hàng

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Với những ngân hàng sát địa bàn dân cư hoặc gần với những trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn. Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở thật nhiều chi nhánh để thu hút tiền gửi của người dân cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác. Với một mạng lưới chi nhánh rộng trải khắp đất nước, đến cả những vùng sâu vùng xa, các ngân hàng sẽ có điều kiện cấp các dịch vụ của mình cho ngườI dân một cách chu đáo và tiện lợi nhất. Tuy nhiên để mở thêm nhiều chi nhánh thì các ngân hàng phải cân nhắc về khả năng vốn, khách hàng mục tiêu, địa điểm hoạt động và các yếu tố khác để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng quản lý, kinh doanh không hiệu quả.

Trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ:

Trình độ đội ngũ nhân viên: Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất chính nhưng con người vẫn luôn khẳng định vị trí trung tâm của mình, vừa là chủ thể vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Như vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ cao, đồng thời phải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trình độ công nghệ: Công nghệ thông tin giữ một vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với công nghệ thông tin ở hầu hết các nghiệp vụ từ việc nhận, nhập tiền gửi, hay thanh toán qua tài khoản khách hàng đến việc cho vay, đầu tư trên thị trường tài chính. Hệ thống công nghệ và thông tin càng hiện đại thì càng phục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc tìm kiếm, quản lý thông tin về khách hàng, thị trường cũng như toàn bộ ngân hàng. Đồng thời một hệ thống công nghệ và thông tin tốt cũng giúp cho việc triển



khai các kế hoạch chiến lược huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả tốt nhất, đồng thời sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng

1.3.2. Nhân tố khách quan

Chính sách tiền tệ của NHTW: NHTW ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động nhằm đảm bảo các NHTW hoạt động theo đúng định hướng của nó, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước thay đổi theo từng thời kì, tùy thuộc vào chính sách kinh tế chung của nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Để kiểm soát việc huy động vốn của các NHTM, NHTW có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... Tất cả những quy định, chính sách này được áp dụng cho tất cả các NHTM nên ảnh hưởng của chúng tới mỗi ngân hàng là rất khác nhau. Cụ thể :

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Các NHTM vừa phải đảm bảo tỷ lệ dữ trữ theo yêu cầu của NHTW vừa phải đáp ứng nhu cầu cho vay nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Khi đó chi phí huy động vốn của các NHTM sẽ phải cao hơn để thu hút càng nhiều vốn càng tốt, đồng thời vốn huy động để cho vay sẽ nhỏ hơn. Các ngân hàng nhỏ, vốn ít, khả năng huy động hạn chế thì tỷ lệ dự trữ cao sẽ trở thành một gánh nặng khó giải quyết.

Lãi suất chiết khấu: NHTW thực hiện tái chiết khấu vốn để cung ứng tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu. Nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát thì lúc đó NHTWcung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất chiết khấu cao. Và như vậy, nguồn vốn vay từ NHTW của các NHTM sẽ bị hạn chế. Khi đó, các ngân hàng muốn tăng lượng vốn huy động sẽ phải tìm cách huy động từ các nguồn khác chứ không nên trông chờ vào việc đi vay NHTW

Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước: Hoạt động của các NHTM nằm trong hoạt động kinh tế chung của đất nước nền dĩ nhiên chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế vào thời kì tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, do đó tạo môi trường



cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi hơn. Mặt khác, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của mình. Khi môi trường đầu tư mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền để cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng. Khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm thu nhập của người dân giảm khiến cho họ không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang tích luỹ bằng các tài sản khác như : vàng, ngoại tế mạnh…Lượng tiền gửi của ngân hàng sẽ sụt giảm cùng với việc môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do các doanh nghiệp không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện sản suất thua lỗ.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn: Trong quá trình thu hút vốn, các ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh không những của các ngân hàng trong ngành mà còn của các tổ chức tài chính khác. Sản phẩm tiền gửi của ngân hàng dễ bắt chước đòi hỏi các ngân hàng phải rất cố gắng trong việc đưa thêm những tiện ích vào sản phẩm cũng như triển khai những chương trình huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài chính khác như : Các công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…Các tổ chức này tuy không có chức năng nhận tiền gửi như ngân hàng song lại có nhiều dịch vụ phong phú thu hút tiền đầu tư của người dân và các doanh nghiệp. Ngày này, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán lại càng khiến cho thị trường vốn của các ngân hàng thu hẹp lại, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn. Do vậy để có thể thu hút được những nguồn vốn có chất lượng, các ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút và thoả mãn nhu cầu khách hàng ...

Nhân tố về chính trị: Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống. Nhờ vậy mà NHTM có khả nănng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải,



tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất chắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của NHTM giảm.

Nhân tố xã hội, văn hóa và dân cư: Mỗi quốc gia đểu có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yêu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý,… Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Ở các nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức của họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách nhà nước, hoạt động của ngân hàng cho đến nay vẫn còn tình trạng có tiền nhưng không muốn gửi ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nào, người dân ngại mất thời gian do thủ tục rườm rà, … có tiền cũng e ngại không biết gửi ở đâu an toàn nhất, lãi cao và được bảo hiểm chắc chắn khi có rủi ro xảy ra…

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn của một số NHTM

Tất cả các ngân hàng đều có chiến lược huy động vốn khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường và trở thành ngân hàng lớn nhất, tốt nhất và mạnh nhất. Điều này thể hiện qua hiệu quả huy động vốn của mỗi ngân hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt và khó khăn như hiện nay, liệu tất cả các ngân hàng có đạt được điều đó.

Thực tế cho ta thấy sự sáp nhập của ba ngân hàng: NH TMCP Đệ nhất, NH TMCP Sài Gòn và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa là vì ba ngân hàng này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Sự kiện này cho thấy, dù ngân hàng có tăng trưởng quy mô cao, kết quả kinh doanh có lãi mà khả năng quản trị rủi ro kém thì nguy cơ rơi vào căng thẳng

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí