Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Của Chi Nhánh Nhno &


và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích,

quản lý rủi ro.


Thứ hai, NHTM cần hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng


Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này (hiện nay một số NHTM đang triển khai theo cách này) đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy việc XHTD mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro (risk based pricing) của NHTM.

Thứ ba, NHTM phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ

liệu đồng bộ


Hệ thống XHTDNB theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác. Đây cũng là tiền đề để các NHTM đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Thứ tư, Kinh nghiệm trong giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD

trong hoạt động tín dụng


Để đảm bảo hệ thống XHTDNB không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng đòi hỏi mỗi NHTM không chỉ làm tốt công tác chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống vận hành có


hiệu quả phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm được phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTD, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.

Tóm tắt chương 1


Qua việc xem xét nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết trong chương 1, khóa luận đã làm sáng tỏ khái niệm, vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong nền kinh tế thị trường. Khóa luận cũng tập trung làm rõ khái niệm về chất lượng tín dụng T&DH từ đó thấy được sự cần thiết của khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của cả doanh nghiệp, ngân hàng và của nền kinh tế. Đồng thời khóa luận đã nêu ra những nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu định tính và định lượng đo lường đánh giá chất lượng tín dụng để làm tiền đề, cơ sở cho việc đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn ở chương 2.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN TỈNH PHÚ THỌ

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo &

PTNT TỈNH PHÚ THỌ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trải qua hơn 20 năm hoạt động xây dựng và trưởng thành với nhiệm vụ chủ yếu là ngân hàng chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và có nhiều tên gọi khác nhau:

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam từ 26/3/1988

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam từ 14/11/1990

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ 15/11/1996 NHNo&PTNT Việt Nam từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định

vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Với tư cách là đơn vị thành viên thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ thành lập ngày 1/10/1988 có trụ sở chính tại số 1627, đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cũng không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, do sự tác động của điều kiện kinh tế và xã hội địa phương cũng như một số nguyên nhân khách quan nên trong quá trình hình thành và phát triển, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có những đặc điểm


riêng của mình trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp với định hướng phát

triển kinh tế của ngành ngân hàng Phú Thọ cũng như của địa phương.

Trải qua nhiều năm hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã khẳng định được vai quan trọng của mình đối với nền kinh tế của địa phương nói riêng và góp phần phát triển kinh tế đất nước nói chung. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua chi nhánh đã đạt được nhiều bằng khen, giấy khen các cấp :

Huân chương Lao động hạng II

Cờ thi đua của Ủy ban tỉnh Phú Thọ

Cúp vàng chất lượng Việt Nam của Bộ Khoa học công nghệ

Bằng khen của Ủy ban tỉnh Phú Thọ

Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

Ban giám đốc gồm:

1 Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của chi nhánh.

3 Phó giám đốc: Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số mảng nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

Các phòng chức năng nhiệm vụ được tổ chức thành 8 phòng và 15 chi nhánh cấp 3 và 35 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh cấp 3.

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòng Tín dụng

Phòng Kế toán và Ngân quỹ

Phòng Hành chính và Nhân sự

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Kinh doanh ngoại hối

Phòng Dịch vụ và Marketing

Phòng Điện toán


15 chi nhánh cấp 3 gồm: Gia Cẩm, Thanh Miếu, Vân Cơ, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Ba, Hạ Hòa, Phù Ninh, Tam Nông, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Lâm Thao,Yên Lập, Tân Sơn, Thị xã Phú Thọ.

Với tổng số 618 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT tỉnh


Ban giám đốc

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòn g Tín dụng

Phòng Kế toán và Ngân quỹ

Phòng Hành chính và Nhân sự

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng Kinh doanh ngoại hối


35 phòng giao dịch

15 chi nhánh cấp 3

Phú Thọ được sắp xếp theo sơ đồ sau:



Phòng

Phòng

Dịch

Điện

vụ

toán


Market


ing


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 6


Hình 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban

Phòng Kế hoạch Tổng hợp

Có các nhiệm vụ trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn. Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ. Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.


Phòng Tín dụng

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ

Có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp NSNN theo luật định. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

Phòng Hành chính và Nhân sự

Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,


mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ ngơi của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. Tham gia, đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch, chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.

Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo quy định, thực hiện quản lý thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định. Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

Phòng Kinh doanh ngoại hối

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh


toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện quản lý thông tin.

Phòng Dịch vụ và Marketing

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc chi nhánh. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý.

Phòng Điện toán

Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiêp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kết toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Phú Thọ

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định sự thành công của ngân hàng. Trong những năm gần đây, thị trường tài chính phát triển sôi động, hàng loạt các NHTM mới ra đời. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ cũng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 05/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí