hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay được đặc trưng bởi sự phân tách giữa các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình.
Trong quy trình cho vay phải quy định rõ các bước thực hiện và trách nhiệm của các thành viên tham gia, tuân thủ triệt để các nguyên tắc hoặc các vấn đề có tính nguyên tắc trong khởi tạo, phán quyết tín dụng và QLRR. Để thực hiện quản lý chất lượng tín dụng tốt nhất, quy trình cho vay cũng phải tách biệt rõ ràng giữa các chức năng khởi tạo tín dụng, phán quyết tín dụng, QLRR và tác nghiệp.
b. Hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng là hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin định lượng và định tính liên quan tới khách hàng. Thông qua việc chấm điểm theo hệ thống này TCTD sẽ xếp hạng các khách hàng có quan hệ tín dụng với mình.
Hệ thống xếp hạng tín dụng có ưu điểm là có thể sử dụng hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ, theo đó giải quyết nhanh chóng việc đánh giá khách hàng vay vốn với số lượng lớn. Với những ư điểm đó, hệ thống xếp hạng tín dụng được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quy trình cho vay.
Hệ thống xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho từng khách hàngl kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Tương ứng với mỗi loại khách hàng là doanh nghiệp, là các cá nhân, hay các định chế tài chính thì phương pháp chấm điểm tín dụng có nhưng điểm khác nhau phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình. Tuy vậy, phương pháp chấm điểm tín dụng cơ bản được thực hiện như sau:
Các chỉ tiêu được sử dụng cho điểm gồm:
Các chỉ tiêu tài chính: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động. Nhóm chỉ tiêu cân nợ.
Nhóm chỉ tiêu thu nhập.
Các chỉ tiêu phi tài chính
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 2
- Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Ngân Hàng
- Tình Hình Huy Động Vốn Tại Bidv Phú Thọ Giai Đoạn 2010 - 2012
- Tình Hình Sử Dụng Vốn Tại Bidv Phú Thọ Giai Đoạn 2010 - 2012
- Đánh Giá Định Lượng Chất Lượng Tín Dụng Của Bidv Phú Thọ
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ Trình độ quản lý và môi trường nội bộ Quan hệ với ngân hàng
Các nhân tố bên ngoài
Các đặc điểm hoạt động khác.
Trong mỗi chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trên bao gồm các chỉ tiêu nhỏ. Số lượng chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trong số của mỗi chỉ tiêu khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế.
Nguyên tắc chấm điểm
Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng 5 mức điểm 20, 40, 60, 80 và 100. Như vậy ứng với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.
Tuỳ theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp. Do đó, điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.
Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém vẫn không được xếp vào nhóm khách hàng tốt nhất.
Phân loại và xếp hạng khách hàng
Tổng số điểm khách hàng được xác định dựa trên kết quả điểm tài chính và phi tài chính nhân trọng số tương ứng, cụ thể:
Điểm của khách hàng
Điểm tài
= x
chính
Trọng số phần tài chính
Điểm phi
+ x
tài chính
Trọng số phần phi tài chính
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽđược phân loại vào một trong các mức xếp hàng như AAA, AA, A, BBB, BB, B, CC, C, D trong đó theo thứ tự khách hàng xếp hạng AAA được đánh giá có khả năng hoàn trả khoản vay đặc biệt tốt, khách hàng xếp hạng D được đánh giá là mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra.
1.2.5.3. Phân loại nợ
Phân loại nợ là một trong những công cụ hữu hiệu trong quản lý chất lượng tín dụng. Phân loại nợ là việc xác định và phân nhóm các khoản nợ vay của khách hàng (cả gốc và lãi) vào các nhóm nợ từng mức chất lượng tín dụng khác nhau.Việc phân loại nợ chính xác là cơ sở để xác định chất lượng tín dụng của toàn bộ danh mục các khoản cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó sẽ giúp cho ngân hàng xác định chính xác DPRR phải trích lậptheođó sẽ phản ánh chính xác kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của phân loại nợ được ví như một bức tranh tổng thể về chất lượng tín dụng của ngân hàng và hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo trong việc hoạch định, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.
1.2.5.4. Xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là việc ngân hàng sử dụngđồng thời các biện pháp để thu hồi hoặc làm giảm số lượng các khoản nợ xấu. Xử lý nợ xấu cũng được coi là một trong những công cụ quản lý chất lượng tín dụng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.Ngoài ra, xử lý nợ xấu còn giúp giải phóng các khoản nợ đọng góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu tuỷ theo tính chất, đặc điểm, mứcđộ xấu của từng khoản vay, từng trường hợp của hồ sơ tín dụng (qui mô, tài sản thế chấp, nguyên nhân nợ xấu,…). Các biện pháp gồm có: cơ cấu lại khoản nợ, yêu cầu trả nợ, phát mại tài sản, chuyển đối khoản nợ của khách hàng thành vốn cổ phần, bán nợ, xử lý bằng quỹ dự phòng.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng tín dụng tại một số NHTM
Đối với NHTM trên thế giới, việc sử dụng đồng bộ các công cụ, các biện pháp và chính sách để đo lường, phân loại chính xác chất lượng tín dung, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng theo giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, giải quyết bài toán mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận trong hoạt động tín dụng và đạt được các mục tiêu chất lượng tín dụng đã đặt ra.
Thái Lan là một nước có bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, nhưng năm 1997-1998, Ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các Ngân hàng Thái Lan đã có một số thay đổi căn bản trong mô hình giám sát chất lượng tín dụng.
Ví dụ về những thay đổi của Ngân hàng Siam Commercial Bank (SCB) tại Thái Lan.
Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý tín dung, và quản lý rủi ro.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Nếu như trước đây SCB chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến các chỉ tiêu tín dụng như: vòng quay vốn lưu động, tính khớp đúng của kế hoạch trả nợ với các luồng tiền tương lai (doanh thu), chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số về hiệu quả sử dụng tài sản, … Các nguyên tắc tín dụng như: bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiêm giữa các bộ phân, phân cấp trong phán quyết tín dụng, tính bắt buộc của các thủ tục kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro… thường xuyên bị vi phạm. Vì thế, hậu quả có lúc nợ xấu lên đến 40% tổng dư nợ vay. Do đó, ngân hàng không những triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, mục đích vay, hiệu quả kinh doanh, dòng tiền, khả năng kiểm soát công nợ, năng lực quản trị và điều hành của khách hàng.
Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng theo hệ thống chỉ tiêu định sẵn để
quyết định cho vay.
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người, Hội đồng tín dụng hay Hội đồng quản trị.
Thứ năm, giám sát khoản vay: trước, trong và sau khi cho vay. Ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách liên tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp kịp thời các tình huống rủi ro.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Nâng cao chất lượng tín dụng được xem là trọng tâm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trên phương diện vĩ mô, chất lượng tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, khai thác các nguồn lực của nền kinh tế,… Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan điều hành hệ thống tài chính ngân hàng căn cứ các mục tiêu chung của nền kinh tế theo từng thời kỳ nhất định, đặt ra các mục tiêu khác nhau cho hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng, trong đó quản lý tốt chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giải quyết tốt bài toán về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Đúc rút bài học từ các nước đã mang lại bài học về nâng cao chất lượng tín dụng chocác Ngân hàng thương mại Việt Nam đó là:
- Chất lượng tín dụng phải được giám sát chặt chẽ, tránh dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng sẽ kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế, việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, nó cũng tạo ra sự phát triển bong bóng như thị trường bất động sản, chứng khoán từ đó dẫn đến dư thừa tín dụng và khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng phù hợp, đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng, tạo ra một bộ máy về mặt tổ chức tập hợp tất cả các bộ phận cấu thành trong quy trình tín dụng chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng và đảm bảo chất lượng của khoản vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương 1 của Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về chất
lượng tín dụng, phân tích sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM để làm tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Phú Thọ. Đồng thời trong chương 1 em cũng đưa ra được những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực về kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng và đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
Các nội dung trình bày ở Chương 1 là cơ sở lý luận, tiền đề cho việc đưa ra
những Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng BIDV Phú Thọ.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi; có vị trí địa lý cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Bắc, có quốc lộ 2 đi qua, tiếp giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất đai 3.519,6 km2 với dân số 1,4 triệu dân. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 16.400.000 đ/người (năm 2012).
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
Tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến nay có 11 ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB); Ngân hàng TMCP quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank), Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP quốc tế (VIB); Ngân hàng TMCP ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng TMCP hàng hải (Martimebank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); ngoài ra còn có Ngân hàng phát triển (VDB), Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP), Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (CCF), Tiết kiệm Bưu điện (thuộc Lienviet Post Bank). Do đó, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, nhất là trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, sự biến động của thị trường tiền tệ trong giai đoạn 2010 - 2012 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của BIDV Phú Thọ nói riêng.
2.2. Khái quát về BIDV Phú Thọ
Là một trong 114 chi nhánh BIDV Việt Nam, BIDV Phú Thọ được thành lập ngày 27/05/1957 có trụ sở tại địa chỉ số 1167, Đại lộ Hùng Vương, Phường Tiên Cát, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của BIDV. Trong quá trình hoạt động và phát triển, BIDV Phú Thọ đã qua hai lần chia tách với những tên gọi:
- Năm 1995 tách mảng cấp phát vốn NSNN chuyển sang Cục Đầu tư (nay là Ngân hàng Phát triển) theo Quyết định số 654/TTg ngày 8/11/1994 do Chính phủ ban hành về việc chuyển giao phần nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách từ BIDV sang Tổng cục Đầu tư Phát triển - Bộ Tài chính.
- Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, theo đó BIDV Vĩnh Phú (cũ) được tách ra thành BIDV Phú Thọ và BIDV Vĩnh Phúc.
BIDV Phú Thọ chính thức hoạt động kinh doanh như một ngân hàng thương
mại đa năng kể từ ngày 01/01/1995 theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà