Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Bao gồm:

Tín dụng ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định. Trước đây thời hạn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra đối với tín dụng trung hạn là từ một đến ba năm. Tuy nhiên hiện nay, để đáp ứng yêu cầu vay của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thời hạn của tín dụng trung hạn là từ trên 1 năm đến 5 năm. Trên thế giới, có những nước quy định thời hạn này lên tới 7 năm.Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tạo hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô vừa và nhỏ phục vụ đời sống, sản xuất… Trong nông nghiệp, tín dụng trung hạn chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng như máy nông nghiệp, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều, cao su...

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng mà thời hạn của nó dài hơn đối với tín dụng trung hạn. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy lớn, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…

1.1.5.3. Theo mức độ bảo đảm tiền vay

Tín dụng không có tài sản bảo đảm là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Tín dụng có tài sản bảo đảm là loại cho vay mà ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc có bên thứ ba đứng ra bảo lãnh.

1.1.5.4. Các cách phân loại khác

Ngoài các cách phân loại trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của ngân hàng có thể phân loại tín dụng theo đối tượng cấp tín dụng: khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức kinh tế; theo mục đích sử dụng: cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh,...

Việc phân loại tín dụng theo nhiều cách khác nhau giúp ngân hàng dễ dàng trong việc quản lý hoạtđộng tín dụng và các hoạt động có liên quan như quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro,... đồng thời có các chiến lược để phát triển hoạt động tín dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

1.2. Chất lượng tín dụng NHTM

1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 3

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do tính phức tạp của nó nên hiện nay có rất nhiều các quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế.

Cho đến nay, định nghĩa về chất lượng tín dụng còn nhiều tranh cãi. Bởi đây là khái niệm hết sức trừu tượng và những chuẩn mực của nó luôn luôn thay đổi ở nơi này hay nơi khác, tại thời điểm này hay thời điểm khác. Nhưng có thể hiểu: “Chất lượng tín dụng là chất lượng của các khoản cho vay của Ngân hàng”.Trên cơ sở các quan niệm chất lượng ở trên ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng như sau: Chất lượng tín dụng ngân hàng là tiêu chí phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, mức độ đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó, về phía khách hàng ta có thể hiểu: Tín dụng có chất lượng là vốn vay ngân hàng đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp và vốn đó được sử dụng kinh doanh đúng mục đích, có hiệu quả nhằm tạo ra khoản tiền lớn hơn có đủ khả năng trang trải chi phí, đủ khả năng trả gốc và lãi cho Ngân hàng thương mại và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Để tìm hiểu về chất lượng tín dụng, chúng ta cần hiểu một khoản tín dụng

được coi là có chất lượng khi thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản sau:

- Ngân hàng có khả năng thu hồi khoản tiền cho vay hay không.

- Ngân hàng không những thu hồi được số tiền gốc cho vay mà còn thu hồi

được cả số tiền lãi kèm theo đúng hạn đã kí kết hợp đồng tín dụng.

- Khả năng tín dụng ấy không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay thực hiện được kế hoạch đặt ra. Tiếp tục phát triển duy trì mối quan hệ với ngân hàng - khách hàng lâu dài.

Ngoài ra còn có những yêu cầu khác ở mức cao hơn, ví dụ như khoản tín dụng đó tạo điều kiện phát triển một ngành, một lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích phát triển. Là ngành trọng điểm của nền kinh tế, đồng thời có khả năng tránh được những rủi ro khác có thể xảy ra…. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định, không thể đòi hỏi quá cao đối với chất lượng tín dụng trong điều kiện thị trường. Nước ta còn nước kém phát triển nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra.

Tóm lại việc nâng cao chất lượng tín dụng là các hoạt động nhằm đạt được những yêu cầu cơ bản trên một số yêu cầu cụ thể khác. Tất cả đều nhằm vào mục tiêu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng phải đặt ra, đó là đảm bảo khả năng sinh lời, vừa đảm bảo tính an toàn của đồng vốn đầu tư cũng như khả năng hoàn thành kế hoạch của khách hàng.

Như vậy, chất lượng tín dụng cần được xem xét dưới ba giác độ chính sau:

- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển của ngân hàng.

- Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản tín dụng có chất lượng là phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc tín dụng.

- Đối với nền kinh tế khoản tín dụng có chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho

sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với cả quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô.

Trên phương diện vĩ mô, chất lượng tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, khai thác các nguồn lực của nền kinh tế,… Các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan điều hành hệ thống tài chính ngân hàng căn cứ các mục tiêu chung của nền kinh tế theo từng thời kỳ nhất định, đặt ra các mục tiêu khác nhau cho hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng, trong đó quản lý tốt chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giải quyết tốt bài toán về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

Trên phương diện vi mô, ngân hàng đặt ra nhiều mục tiêu đảm bảo yêu cầu quản lý chất lượng tín dụng, trong đó phải quan tâm tới hai mục tiêu cơ bản:

- Một là, giảm thiểu các rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở xác định được và kiểm soát các rủi ro.

Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường có tỷ trọng từ 65 - 80%/tổng tài sản tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập tín dụng đem lại cũng ở mức tương ứng từ 45 - 60% tổng thu nhập ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng tập trung chủ yếu vào các danh mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân chủ yếu thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, giảm thiểu các rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở xác định được và kiểm soát được các rủi ro khi cung cấp tín dụng hiển nhiên trở thành mục tiêu chính và không thể thiếu của quản lý chất lượng tín dụng. Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM Việt Nam là giảm xuống dưới mức 2% trong vòng 10 năm tới.

- Hai là cung cấp sản phẩm tín dụng tốt cho khách hàng

Đối với khách hàng, một sản phẩm tín dụng tốt là khoản tín dụng thoả mãn kịp thời, đúng lúc các nhu cầu về vốn của khách hàng cả về quy mô, về kỳ hạn, về lãi suất,…

Sản phẩm tín dụng tốt không hoàn toàn đồng nghĩa với lãi thấp hay việc đạt được khoản vay dễ dàng. Trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo các thông lệ tốt nhất, các quy trình cung cấp khoản vay được xây dựng mang tính khoa học cao, các thủ tục đơn giản nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc kiểm soát rủi ro, đặc biệt là trong việc ra quyết định tín dụng. Ra quyết định tín dụng như thế nào, chấp thuận hay không chấp thuận, xử lý kịp thời hay không kịp thời là công việc cực kỳ quan trọng. Nó không những ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của khách hàng, mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng và chất lượng của khoản tín dụng. Ngoài ta, các sản phẩm tín dụng tốt thể hiện ở các cơ chế, chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng đi kèm theo khoản tín dụng như các dịch vụ thanh toán, tư vấn tài chính, hỗ trợ quản lý,… Trên thực tế, khách hàng sẵn sàng chấp nhận các khoản tín dụng với lãi suất cao nhưng có các dịch vụ hỗ trợ tốt.

Thông qua việc cung cấp hệ thống chất lượng sản phẩm tín dụng hoàn hảo sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng.

Thực hiện được hai mục tiêu lớn trên, về cơ bản đã giải quyết được bài toán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng

Chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu sẽ phản ánh một khía cạnh nhất định. Hơn nữa, đứng ở những vị trí khác nhau với quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau sẽ có những hệ thống chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Trong phạm vi của luận văn này, tôi chỉ xin phép đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu này được đánh giá trên ba góc độ: người cho vay (ngân hàng), người đi vay (khách hàng) và góc độ xã hội nói chung.

1.2.3.1. Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng từ phía người đi vay

- Chi phí vốn vay (lãi suất tiền vay)

Chi phí hay giá của sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí được khách hàng quan tâm hàng đầu khi tiếp cận với bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào. Lý do đơn giản là: giá cả thường gắn liền và tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó giá cả ảnh hưởng tới tính hiệu quả của mỗi phương án kinh doanh. Đối với dịch vụ tín dụng ngân hàng, giá cả ở đây chính là lãi suất cho vay và các loại phí (nếu có) của khoản vay.

Xét trong một ngân hàng cụ thể thì giá (lãi suất) của các khoản vay khác nhau là không hoàn toàn giống nhau, nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro tiềm ẩn (theo đánh giá của ngân hàng) của mỗi khoản vay. Còn xét trong tổng thể của ngành ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại thì lãi suất dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thường không giống nhau, nó phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Lãi suất huy động tiền gửi đầu vào: Ngân hàng nào có chi phí đầu vào thấp (lãi suất huy động thấp) thì lãi suất cho vay thường sẽ thấp hơn. Trong khi đó lãi suất huy động đầu vào lại phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh cũng như uy tín, hình ảnh của mỗi ngân hàng trên thị trường, thông thường những ngân hàng có quy mô lớn, có bề dày hoạt động và uy tín thường có lợi thế trong việc thu hút vốn đầu vào.

+ Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng: các ngân hàng lớn có lợi thế trong việc lựa chọn khách hàng, và khi đã chọn lựa được các đối tượng khách hàng tốt, độ rủi ro thấp thì đương nhiên lãi suất cho vay cũng thấp tương ứng. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ hoặc mới ra đời thường phải chấp nhận các dự án vay vốn có độ rủi ro cao hơn, và khi chi phí đầu vào đã cao đồng thời cho vay các dự án có rủi ro cao thì lãi suất mà ngân hàng cho vay chắc chắn cũng sẽ cao hơn.

Do vậy để giảm lãi suất cho vay, thu hút được nhiều khách hàng, nhiều phương án và dự án khả thi, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thì các ngân hàng cần phải giảm thiểu chi phí đầu vào (lãi suất huy động). Để làm được điều đó, các ngân hàng cần không ngừng xây dựng hình ảnh, uy tín của mình trong mắt khách hàng.

- Thời gian bình quân để xét duyệt một khoản vay

Ngoài yếu tố chi phí (lãi vay) thì thời gian để được đáp ứng nhu cầu cũng là một tiêu chí mà khách hàng rất quan tâm, bởi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tiêu chí này đôi khi quyết định sự thành bại của một

phương án kinh doanh. Vì vậy tiêu chí này ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn Ngân hàng để vay vốn của khách hàng. Do vậy, để tránh việc mất đi những khách hàng tốt, nâng cao chất lượng tín dụng, các ngân hàng cần phải rất chú ý đến chỉ tiêu này, cần nỗ lực tìm mọi giải pháp để đơn giản hoá các thủ tục vay vốn, giảm thiểu thời gian xét duyệt khoản vay trên cơ sở vẫn đảm bảo sự an toàn tín dụng cho ngân hàng.

- Sự đa dạng của loại hình tín dụng của Ngân hàng

Trên quan điểm thống nhất về khái niệm tín dụng ngân hàng: Chất lượng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc để nâing cao chất lượng tín dụng, ngoài những yếu tố khác, Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng tới sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm tín dụng. Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, nhu cầu tín dụng của khách hàng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú, do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, các ngân hàng cần liên tục nghiên cứu để tạo nên một bộ sản phẩm tín dụng đa dạng, đáp ứng tất cả các nhu cầu tín dụng hợp lý của khách hàng.

1.2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng từ phía người cho vay

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Dư nợ tín dụng năm so sánh

=

Dư nợ tín dụng năm gốc

Chỉ tiêu này cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng và thông qua việc so sánh giữa các thời kỳ khác nhau Ngân hàng sẽ đánh giá được tốc độ phát triển tín dụng của Ngân hàng. Trên cơ sở quy trình tín dụng có tính ổn định cao thì sự tăng lên hay giảm đi của dư nợ tín dụng phần nào cho biết chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang đi lên hay đi xuống. Nếu dư nợ tín dụng của một Ngân hàng tăng đều đặn và ổn định qua các thời kỳ, điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang phát triển tốt, chất lượng các khoản vay đã và đang tạo niềm tin cho ban lãnh đạo Ngân hàng - những người xem xét phê duyệt khoản vay.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng

Tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngành

Dư nợ tín dụng ngành

= Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết vị trí và vai trò của từng loại tín dụng trong tổng thể hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Qua đó đánh giá được hoạt động tín dụng của Ngân hàng có quá tập trung hoặc chưa xét đến một loại hình nào không.

Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Rõ ràng không ngân hàng nào muốn có các khoản vay bị gia hạn nợ, vì vậy chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng xấu và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ bị quá hạn trên tổng số dư nợ tín dụng

Nợ quá hạn được hiểu là các khoản nợ đã đến hạn thanh toán nhưng không được thanh toán đúng hạn và khách hàng không có công văn đề nghị gia hạn nợ hoặc có công văn đề nghị gia hạn nợ nhưng không được Ngân hàng chấp thuận.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng bị quá hạn

Dư nợ tín dụng bị quá hạn

= Tổng dư nợ tín dụng

Đây là chỉ tiêu biểu hiện cho những rủi ro tiềm ẩn về khả năng thu hồi gốc và lãi vay của Ngân hàng đang phải đối mặt. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng xấu và ngược lại.

Hiện nay theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm:

+ Nợ cần chú ý: Là các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

+ Nợ dưới tiêu chuẩn: là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ khác theo quy định.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 05/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí