Khái Quát Đặc Điểm Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


CHƯƠN 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trải qua hơn 25 năm hoạt động, Agribank đã có ba tên gọi là: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (giai đoạn 1988-1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (giai đoạn 1990-1996) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (t năm 1996 đến nay). Về mô hình doanh nghiệp, t năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank chuyển đổi t mô hình Doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100 vốn điều lệ.

Bên c nh việc đảm bảo ho t động và phát triển đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một NHTM, Agribank đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đường ối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế x hội đ t nước, đặc biệt à khu vực n ng nghiệp, n ng thôn. Agribank đã và đang xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”.

Như vậy, có thể thấy gribank đã phát triển qua nhiều giai đoạn của đất nước t thời kì bao cấp cho đến khi chuyển sang cơ chế thị trường, đến nay là một ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh trong cả nước, đội ngũ cán bộ ở nhiều trình độ


khác nhau, cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, … Những đặc điểm đó bên cạnh việc tạo ra những thế mạnh cho gribank trong hoạt động kinh doanh thì cũng đặt ra cho

gribank những khó khăn trong quản trị nói chung và nâng cao chất lượng LM nói riêng.


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN THƯ KÝ HĐTV

BAN KIỂM SOÁT

ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO

TỔNG GI M ĐỐC

K TO N TRƯỞNG

HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CÁC PHÓ TỔNG GI M ĐỐC

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN

SỞ GIAO DỊCH

CHI NHÁNH CẤP I

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG TY CON

NGÂN HÀNG LIÊN

DOANH

CHI NHÁNH TẠI

CAMPUCHIA

Hình 2.1. Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản trị điều hành của Agribank


Nguồn: [25]


2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Agribank hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng t các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm của Agribank hết sức đa


dạng, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên, Agribank vẫn tập trung nhiều vào các hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và hoạt động tín dụng, bên cạnh rủi ro tín dụng thì đó là những hoạt động luôn tạo sự bất cân xứng về mặt thời hạn của TSN và TSC mà nếu quản trị không tốt sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.1.1. Chính sách ALM của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tại Agribank, theo qui chế hoạt động của Ủy ban Quản lí rủi ro thì việc ban hành chính sách ALM là nhiệm vụ của ủy ban này. Song cho đến nay, Agribank vẫn chưa có được chính sách LM bao quát được đầy đủ các nội dung của nó. Hiện tại thì Agribank mới đưa ra được một số chính sách về các nội dung sau:

Quản trị rủi ro thanh khoản:

Agribank mới ban hành chính sách quản trị thanh khoản theo quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB về việc ban hành Qui định về quản trị thanh khoản trong hệ thống Agribank, một trong những rủi ro thuộc phạm vi của ALM. Theo quyết định này thì Agribank cũng đã đưa ra qui định về mặt tổ chức bộ máy trong quản trị thanh khoản thuộc trách nhiệm của t ng cấp quản trị, t ng ban, phòng có liên quan như đã đề cập đến ở mục 2.2.2.1/a. Đồng thời trong qui định cũng đưa ra phương pháp, qui trình quản trị thanh khoản và các loại báo cáo trong quản trị thanh khoản. Tuy nhiên các qui định này đưa ra trên cơ sở hệ thống quản trị vốn của ngân hàng chuyển sang cơ chế quản lí vốn tập trung. Và thực tế là Agribank đang xây dựng đề án về cơ chế quản lí vốn tập trung với lộ trình thực hiện theo các bước: thứ nhất là triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP, thứ hai là xây dựng hệ thống ALM và quản trị hiệu quả, chi phí dựa trên nền tảng FTP. Như vậy là hiện nay Agribank vẫn đang quản trị vốn theo cơ chế phân tán, chính vì vậy việc thực hiện quản trị thanh khoản của Agribank chưa thể thực hiện theo đúng qui định hiện


hành mà bản thân ngân hàng đưa ra.


Quản trị rủi ro lãi su t:

Agribank hiện có các qui định nội bộ sau để thực hiện quản lí lãi suất:

- Văn bản số 7441/Agribank -KHTH: V/v qui định lãi suất cho vay ngoại tệ;

- Văn bản số 3806/Agribank -KHTH: V/v qui định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ;

- Văn bản số 7442/Agribank -KHTH: V/v qui định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam;

- Văn bản số 4150/Agribank -KHTH: V/v thực hiện lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam theo Thông tư số 19/2012/TT-NHNN;

- Văn bản số 4418/Agribank -KHTH: V/v Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung văn bản số 4150/Agribank -KHTH ngày 08/6/2012.

Các văn bản nội bộ trên chủ yếu tập trung vào thiết lập các mức lãi suất huy động và cho vay của Agribank. Các qui định về giới hạn lãi suất do Ban Kế hoạch Nguồn vốn đề xuất dựa trên các qui định của NHNN, và trình HĐTV và TGĐ rà soát và phê duyệt.

SGD phụ trách quản lí hoạt động cho vay và đi vay trên thị trường liên ngân hàng. SGD chịu trách nhiệm xây dựng Biểu lãi suất dự kiến thực hiện trong ngày và được giám đốc SGD phê duyệt.

Agribank chưa có chính sách rủi ro lãi suất bao gồm nhận diện, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro lãi suất.

2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ALM của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy LM của Agribank được bố trí theo mô hình sau (hình 2.2).

Qua tìm hiểu các Quyết định của Agribank về Qui chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị quản trị rủi ro trong mô hình trên có thể thấy được rằng các nội dung của LM đang được thực hiện phân tán cả ở cấp độ giữa các chi nhánh với Hội sở chính và giữa các phòng ban chuyên môn tại hội sở chính. Cụ thể:


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Ủy ban Quản trị rủi ro

Ban Kiểm soát

TỔN I M ĐỐC

Ban Thống kê và Dự báo kinh tế

Ban Kế hoạch Tổng hợp

Trung tâm PN&XLRR

Ban Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ

Chi nhánh NHNo

P. Thông tin phòng ngừa rủi

ro

P. Tổng hợp và XLRR

Bộ phận

Quản trị rủi ro


Hình 2.2. Cơ cấu quản trị rủi ro tại Agribank


Nguồn: Khảo sát tại Agribank


Thứ nh t, nội dung quản trị c u trúc bảng Cân đối kế toán: Thuộc nhiệm vụ của Ban Kế hoạch tổng hợp, ban này có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác trong việc thiết lập và giám sát việc thực hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Agribank.

Thứ hai, nội dung quản trị rủi ro thanh khoản: Đứng trên giác độ chi nhánh thì trước tiên là các chi nhánh tự cân đối nguồn và sử dụng vốn để đảm bảo khả năng chi trả hàng ngày; đứng trên giác độ toàn hệ thống, có sự tham gia phối kết hợp của ban Thống kê và Dự báo kinh tế, ban Kế hoạch tổng hợp và Trung tâm phòng ng a và xử lí rủi ro. Cụ thể, nhiệm vụ của các ban này trong quản trị rủi ro thanh khoản như sau:

- Ban Thống kê và Dự báo kinh tế


Đầu mối thực hiện các báo cáo thống kê, báo cáo phân tích, dự báo liên quan


đến khả năng thanh khoản của Agribank để báo cáo Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các bộ phận liên quan và NHNN theo qui định về quản trị thanh khoản.

+ Là Ban đầu mối thực hiện quản trị thanh khoản định kì.


+ Phối hợp với Ban Kế hoạch Tổng hợp trong công tác quản trị thanh khoản hàng ngày.

+ Đề xuất sửa đổi, bổ sung Qui định về quản trị thanh khoản trong hệ thống Agribank định kì theo yêu cầu của NHNN.

- Ban Kế hoạch tổng hợp


+ Là Ban đầu mối thực hiện quản trị thanh khoản hàng ngày.


+ Đầu mối quản trị về kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn của toàn hệ thống đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh.

+ Đầu mối trình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc quyết định triển khai các biện pháp xử lí thanh khoản trong các trường hợp: Dư th a thanh khoản, thiếu hụt thanh khoản, khủng hoảng thanh khoản.

+ Trình Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên quyết định qui định mức dự trữ thanh khoản, đề xuất nhận/đầu tư vốn trên thị trường liên ngân hàng; vay vốn NHNN và các TCTD; kế hoạch nắm giữ giấy tờ có giá; cấu trúc TSN, TSC, … đảm bảo khả năng thanh khoản của Agribank.

+ Trình Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên quyết định các hạn mức/giới hạn thanh khoản, đồng thời quyết định việc phân bổ các hạn mức này cho các đơn vị kinh doanh cụ thể, đảm bảo không vượt quá mức chấp nhận rủi ro theo quyết định của Hội đồng thành viên.

- Trung tâm phòng ngừa và xử lí rủi ro


+ Kiểm soát, đo lường các rủi ro về thanh khoản và đề xuất các biện pháp nhằm quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank.

+ Đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị lên TGĐ, Hội đồng thành viên, Ủy ban quản trị rủi ro và các bộ phận có liên quan trong trường hợp có rủi ro thanh khoản.


Thứ ba, nội dung quản trị rủi ro lãi su t: Chủ yếu được thực hiện bởi Ban Kế hoạch tổng hợp với nội dung cơ bản là thiết lập các giới hạn về lãi suất huy động và lãi suất cho vay cũng như điều chỉnh lại cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn về mặt thời hạn nhằm giảm chênh lệch thời hạn giữa TSC và TSN của Agribank.

Như vậy, nếu xét về cơ cấu tổ chức bộ máy trong ALM thì Agribank lại chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực này. Mặc dù, theo qui chế hoạt động của Ủy ban quản trị rủi ro và các Ban chuyên môn trực thuộc Tổng giám đốc thì cũng đã qui định các chức năng nhiệm vụ bao gồm được các phạm vi của LM, điều đó có nghĩa là việc thực hiện ALM của Agribank hiện nay đang được thực hiện một cách phân tán và chưa có sự đồng bộ trong việc thiết lập tổ chức bộ máy ALM. Với cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lưới chi nhánh rộng lớn như Agribank thì việc quản trị phân tán đòi hỏi sự phối kết hợp rất cao và chặt chẽ giữa các cấp, các bộ phận phòng ban với nhau thì mới có thể đạt được mục tiêu chung của ngân hàng một cách có hiệu quả nhất, đấy cũng là khó khăn trong quản trị ngân hàng nói chung và ALM nói riêng của Agribank. Việc thực hiện ALM phân tán hiện nay của Agribank cũng còn đang có hạn chế là các báo cáo được lập bởi nhiều đơn vị khác nhau và không được tổng hợp theo một chuẩn mực để báo cáo hàng ngày cũng như định kì lên HĐTV và BĐH làm cho việc ra quyết định của HĐTV và BĐH còn bị hạn chế.

Với chức năng là vòng bảo vệ thứ ba, giúp HĐTV giám sát toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của Agribank, ban Kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ đã xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo kiểm tra theo các nhóm chuyên đề như: Kiểm tra quyết toán niên độ, kiểm tra công tác kế hoạch tổng hợp, kiểm tra hoạt động kinh doanh của SGD, kiểm tra hoạt động tín dụng, kiểm tra công tác xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy tỉ trọng các cuộc kiểm tra vẫn chủ yếu là kiểm tra hai hoạt động điển hình là tín dụng và kế toán. Có thể thấy, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa quan tâm và chưa thực hiện kiểm tra đánh giá đầy đủ việc thực hiện quá trình ALM của Agribank. Hơn nữa, việc giám sát rủi ro của HĐTV chưa được thực hiện một cách hiệu quả do hạn chế về việc trao đổi thông tin nội bộ giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm soát nội bộ với các đơn vị phụ trách giám sát rủi ro


(Ví dụ: Trung tâm phòng ng a và xử lí rủi ro), các đơn vị hỗ trợ (Ban Pháp chế, Ban Tài chính Kế toán và Ngân quỹ) do chưa có văn bản qui định cơ chế trao đổi thông tin giữa các bộ phận.

2.2.1.3. Qui trình ALM của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Tại Agribank hiện nay vẫn chưa văn bản hóa được qui trình ALM thành một văn bản chính thức, tuy nhiên việc thực hiện ALM của Agribank cũng được qui định ở các văn bản về nghiệp vụ, quản trị có liên quan và đã thực hiện được một số nội dung sau thuộc qui trình ALM:

a. Xác định ph m vi, mục tiêu của ALM

Việc xác định phạm vi của ALM rất quan trọng, vì t đó sẽ giúp ngân hàng xác định được đúng các mục tiêu cần đạt được và những việc cần làm để đạt được các mục tiêu đó.

Theo các văn bản và thực tế quản trị tại Agribank thì hiện nay Agribank đã xác định được phạm vi của ALM là quản trị thành phần cấu trúc bảng Cân đối kế toán nhằm mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng trong điều kiện vẫn đảm bảo các tỉ lệ an toàn hoạt động theo qui định của NHNN và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Như vậy, với phạm vi này thì Agribank chỉ mới quan tâm đến mục tiêu cơ cấu TSN, TSC hợp lí để đạt mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng mà chưa đề cập đến quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng, một phạm vi rất quan trọng nhằm tránh được sự sụt giảm thu nhập lãi ròng và giá trị ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất.

b. Thu thập và xử lí các dữ liệu th ng tin đầu vào cho ALM

Trên cơ sở xác định phạm vi và mục tiêu của ALM, bằng các công cụ, phương pháp được lựa chọn để đạt được mục tiêu sẽ quyết định các thông tin cần thu thập để xử lí. Các thông tin, dữ liệu được thu thập bao gồm các thông tin có ảnh hưởng tác động đến việc ra quyết định trong quá trình thực hiện LM được các bộ phận quản trị trực tiếp thu thập như các thông tin về biến động nền kinh tế, qui định của NHNN, thông tin về đối thủ cạnh tranh,…; các thông tin về nghiệp vụ, giao


dịch được các bộ phận nghiệp vụ nhập dữ liệu đầu vào trực tiếp vào hệ thống IPCAS theo các yêu cầu của ALM.

c. Các báo cáo đầu ra cho ALM

Với việc xác định phạm vi, mục tiêu của LM, Agribank đã tiến hành thu thập và xử lí các dữ liệu thông tin đầu vào để xử lí và hình thành các báo cáo cho BĐH cũng như các cấp quản trị. Các báo cáo LM hiện nay Agribank đang thực hiện gồm:

Thứ nh t, các báo cáo trong quản trị c u trúc bảng Cân đối kế toán

Để đánh giá qui mô, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh được Agribank lập theo định kì hàng tháng trên cơ sở chiết xuất t dữ liệu đã lưu trong hệ thống IPC S. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tốc độ tăng trưởng qui mô tài sản, nguồn vốn; phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn kết hợp với phân tích thu nhập, chi phí trong kì tương ứng để đánh giá tính hợp lí của cơ cấu tài sản, nguồn vốn.

Bên cạnh đó, việc điều hành kế hoạch kinh doanh của Agribank được thực hiện dưới hình thức Trụ sở chính giao các chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn cho các chi nhánh, do vậy báo cáo để đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch là bảng Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn được tập hợp t các báo cáo cân đối của các chi nhánh gửi lên Trụ sở chính.

Các chỉ tiêu báo cáo gồm các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn thực tế và kế hoạch để so sánh, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, phân tích nguyên nhân chưa đạt kế hoạch và đưa ra các chỉ đạo, giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thực tế. Báo cáo này được lập theo định kì hàng quý và theo năm.

Nhìn vào các chỉ tiêu trong báo cáo này cho thấy những TSN và TSC cơ bản của Agribank được ngân hàng thường xuyên tập trung quản trị. Về TSN thì Agribank tập trung vào nguồn vốn huy động tiền gửi trong đó quan tâm tới tiền gửi dân cư và một số khách hàng lớn, tiền gửi và vay TCTD khác, vay NHNN và vốn


ủy thác đầu tư.


Báo cáo nguồn vốn - sử dụng vốn quý


STT

Chỉ tiêu

KH

TH

%TH/KH

I

Tổng nguồn




1

Vốn huy động




T.đó

TG dân cư




*

Tỉ trọng dân cư/TNV




-

TG t 12T trở lên




-

TG BHXH




-

TG KBNN




2

Tiền gửi, tiền vay TCTD




3

Vay NHNN




4

Vốn UTĐT




II

Dư nợ




1

Dư nợ nền kinh tế




A

Theo thời hạn




-

Ngắn hạn




-

Trung, dài hạn




*

Tỉ trọng TDH/TDN




B

Theo TP kinh tế




-

Dư nợ doanh nghiệp




-

Dư nợ hộ sản xuất và cá nhân




2

Nợ xấu




*

Tỉ lệ nợ xấu




3

Cho vay NNNT




*

Tỉ trọng cho vay NNNT





Cho vay hộ và HTX




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 7

TSC chủ yếu là tập trung vào cho vay nền kinh tế (cho vay khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân), trong đó tập trung vào lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn theo đúng sứ mệnh “tam nông” của ngân hàng mình.

Tuy nhiên TSN và TSC của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng rất đa dạng, mặc dù các tài sản khác với tỉ trọng không lớn nhưng cũng có ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí và khả năng thanh khoản của ngân hàng nên cũng cần được đưa vào cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn để quản trị thường xuyên hơn.


Thứ hai, các báo cáo trong quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank.


Hiện nay, phương pháp đánh giá khả năng thanh khoản mà Agribank sử dụng chủ yếu là phương pháp chỉ số với trọng tâm là các tỉ lệ đảm bảo an toàn do NHNN và Agribank qui định, kết hợp với phương pháp phân tích thanh khoản động. Theo qui chế Quản trị thanh khoản của Agribank ban hành theo Quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB thì Trụ sở chính có trách nhiệm xây dựng, tính toán các chỉ số thanh khoản để đo lường, đánh giá khả năng thanh khoản của Agribank theo qui định của NHNN và yêu cầu quản trị của Agribank. Các chỉ số Agribank thiết kế bao gồm: Chỉ số dự trữ sơ cấp, chỉ số dự trữ thứ cấp, chỉ số cho vay/huy động vốn, tỉ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, chỉ số tiền gửi cơ sở, chỉ số cơ cấu tiền gửi, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau, tỉ lệ khả năng chi trả cho 7 ngày tiếp theo, tỉ lệ khe hở thanh khoản và tỉ lệ cung cầu thanh khoản (phụ lục 01). Trụ sở chính quản trị các chỉ số thanh khoản này thông qua việc xác định và tuân thủ các hạn/giới hạn thanh khoản theo qui định của NHNN và Agribank theo t ng thời kì. Đồng thời căn cứ vào qui định của NHNN, tình hình cân đối vốn của Agribank, tình hình thanh khoản và khả năng chấp nhận rủi ro của Agribank trong t ng thời kì, Hội đồng Thành viên quyết định áp dụng một hoặc nhiều chỉ số thanh khoản trên là các hạn mức thanh khoản cần đảm bảo.

Đồng thời, cũng theo qui chế quản trị thanh khoản của Agribank ban hành theo Quyết định 2140/QĐ-HĐTV-TKDB, ngân hàng phải xây dựng báo cáo khe hở thanh khoản và báo cáo cung cầu thanh khoản.

Báo cáo khe hở thanh khoản là bảng báo cáo đo độ lệch giữa số dư TSN và số dư TSC theo cùng thời gian đến hạn (Phụ lục 02).

Báo cáo cung cầu thanh khoản là bảng báo cáo được xây dựng trên cơ sở Bảng khe hở thanh khoản và phân bổ các khoản mục dự tính thuộc TSN, TSC và ngoại bảng cho phù hợp với tính chất kì hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản mục đó theo số liệu lịch sử, tình hình thực tế của thị trường tiền tệ, tính chất mùa vụ của tiền gửi (Phụ lục 03).


Mặc dù Agribank đã xây dựng các mẫu báo cáo dựa trên qui định tại quyết định 2140 trên hệ thống MIS, tuy nhiên, chỉ có các báo cáo sau được lập định kì. Các báo cáo này chủ yếu cho mục đích tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản trị cũng như giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của các chi nhánh so với kế hoạch kinh doanh. Các báo cáo được lập bởi các Ban chuyên môn khác nhau, cụ thể gồm:

Ban Thống kê và Dự báo kinh tế:


Báo cáo khe hở thanh khoản theo qui định của NHNN


+ Báo cáo tỉ lệ thanh khoản theo qui định của NHNN Ban Kế hoạch Nguồn vốn:

+ Bảng Cân đối kế toán (hàng ngày)


+ Báo cáo một số chỉ tiêu cơ bản về nguồn vốn và dư nợ (hàng ngày)


Báo cáo quỹ dự trữ thanh toán cho mỗi CN và Agribank (hàng tháng)


Báo cáo kế hoạch kinh doanh (hàng quý) Phòng QLKDV (SGD):

Báo cáo về tình hình vốn hàng ngày (gửi Ban KHNV)


Báo cáo Nguồn vốn – sử dụng vốn nội tệ (hàng ngày)


Báo cáo Nguồn vốn – sử dụng vốn ngoại tệ (hàng ngày) Phòng Quản trị Rủi ro (SGD):

Báo cáo theo dõi kết quả và hạn mức kinh doanh vốn


Các báo cáo này được thực hiện bởi nhiều bộ phận khác nhau, do đó không được tổng hợp theo một chuẩn mực để báo cáo hàng ngày lên HĐTV và BĐH.

Thứ ba, các báo cáo trong quản trị rủi ro i su t của Agribank


Hiện nay, Agribank chưa có công cụ đo lường cho phép thu thập thông tin về rủi ro lãi suất trên toàn hệ thống. Các báo cáo hiện tại về lãi suất tập trung nhiều hơn vào việc định giá mà chưa cung cấp cho HĐTV và BĐH thông tin đầy đủ để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022