Báo Cáo Ngày Về Hạn Mức Thanh Khoản T T 1 Đến T+7


b. Quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM

Một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị rủi ro thanh khoản là phải đảm bảo duy trì được khả năng thanh khoản của ngân hàng với chi phí thấp nhất. Để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản cần xem xét đến các khía cạnh sau:

- Phương pháp nào được sử dụng để đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng, ngân hàng có thiết lập các hạn mức thanh khoản hay không, và các chỉ tiêu về trạng thái thanh khoản có được kiểm soát nằm trong các hạn mức đó không?

- Các tín hiệu của thị trường có cho thấy việc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần xem xét lại hay không.

Cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của NH bao gồm:

Các chỉ tiêu phản ánh tr ng thái thanh khoản của ngân hàng

Cần xem xét các chỉ tiêu này có được kiểm soát trong hạn mức không. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng sử dụng là phương pháp nào? Về cơ bản có thể sử dụng hai phương pháp là phương pháp chỉ số và phương pháp thang đáo hạn.

-Phương pháp chỉ số thanh khoản: Các chỉ số rút ra t bảng Cân đối kế toán và cơ sở dữ liệu hiện tại, ngoài các chỉ số thanh khoản tài sản và thanh khoản tài trợ đã được trình bày khi đánh giá cơ cấu TSC, TSN như đã phân tích ở mục a, các chỉ số đánh giá trạng thái thanh khoản so với hạn mức cần xem xét đến, bao gồm:

Một là, chỉ số cho vay ròng trên tổng tiền gửi




Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tín dụng) của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Cho vay được xem là tài sản ít thanh khoản nhất và đem lại lợi tức cao nhất, do vậy nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp, tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.


Theo Thông lệ tốt nhất về quản lí khả năng thanh khoản của các ngân hàng – Basel 2000, tỉ lệ hợp lí cho vay ròng trên tổng tiền gửi dao động trong khoảng 70%- 90% là hợp lí, trong khi ở mức thấp hơn 50 -70% thể hiện sự thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay, còn cao hơn thông thường thể hiện quan điểm cho vay ồ ạt, không chú trọng đến chất lượng tín dụng của khách hàng của ngân hàng.

Hai là, chỉ số nguồn vốn ngắn h n dùng để cho vay trung dài h n




Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã dùng bao nhiêu các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung, dài hạn. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo thông lệ tốt nhất về quản lí khả năng thanh khoản của các ngân hàng – Basel 2000, các NHTM nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 20 để đảm bảo thanh khoản trong hoạt động.

Ba là, chỉ số liên ngân hàng




Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa một ngân hàng bất kì với thị trường liên ngân hàng thông qua quan hệ tiền gửi và vay lẫn nhau.

Nếu: Chỉ số liên ngân hàng > 1: ngân hàng cho vay ròng Chỉ số liên ngân hàng < 1: ngân hàng đi vay ròng

Một ngân hàng nên đóng vai trò cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng hơn là đi vay ròng, bởi tính biến động của thị trường này theo các diễn biến vĩ mô. Việc kiểm soát lượng tiền gửi, cho vay so với việc vay mượn sẽ giúp ngân hàng quản lí thanh khoản tốt hơn.

Bốn là, tỉ lệ khả năng chi trả




Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương


lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các TSC có thể thanh toán ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán. Nếu chỉ số khả năng thanh toán càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Theo thông lệ tốt nhất về quản lí khả năng thanh khoản của các ngân hàng – Basel 2000, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này ở mức tối thiểu là 25% tại bất kì thời điểm nào để đảm bảo khả năng thanh khoản trong hoạt động. Theo qui định NHNN Việt Nam hiện nay (Thông tư 13/2010/TT- NHNN, ngày 20/5/2010, v/v Qui định các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD) thì việc tính toán duy trì khả năng thanh toán được xem xét trong vòng 07 ngày và 01 tháng tiếp theo.

-Phương pháp thang đáo h n (phân tích thanh khoản động): Là phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản bằng cách dự đoán cung cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở, GAP) thanh khoản, t đó đưa ra chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Thực chất phương pháp này cuối cùng xác định được các GAP năng động theo các dải thời hạn khác nhau [28].

G P năng động = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản = G P tĩnh ± dự báo

G P năng động đó cần được kiểm soát trong một hạn mức nhất định.


Bảng 1.2. Báo cáo ngày về hạn mức thanh khoản t T 1 đến T+7



T+1

T+2

T+3

T+4

T+5

T+6

T+7

Các luồng tiền cộng dồn

1.000

-1.250

-1.400

-1.600

-1.500

-1.000

-2.000

Dự trữ vốn khả dụng cộng dồn (+)

4.030

4.030

3.830

3.830

3.530

3.500

3.500









Gap cộng dồn

5.030

2.780

2.430

2.230

2.030

2.500

1.500

Hạn mức

1.500

1.500

1.000

500

0

0

0









“Lớp đệm" cộng dồn

3.530

1.280

1.430

1.730

2.030

2.500

1.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 5

Nguồn: [15]


Bảng 1.2 là một ví dụ về báo cáo thanh khoản ngày: Ngân hàng lập báo cáo


về các kết quả dự báo dòng tiền, t đó xác định các dòng tiền cộng dồn, dự trữ vốn khả dụng cộng dồn, GAP cộng dồn, thay đổi trong hạn mức và “lớp đệm” cộng dồn. Báo cáo thanh khoản ngày của ngân hàng thường lập cho thời gian 7 ngày kế tiếp.

Xem xét các tín hiệu thị trường

Bên cạnh việc xem xét các chỉ tiêu thanh khoản, để đánh giá xem quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng đã đạt được những mục tiêu đề ra hay chưa thì tiêu chuẩn cuối cùng cần dựa vào những tín hiệu của thị trường. Phương pháp này tập trung vào các nguyên tắc của thị trường tài chính [5]. Chẳng hạn, với câu hỏi: ngân hàng có thực sự nắm giữ mức thanh khoản hợp lí không? Câu trả lời phụ thuộc vào vị trí của ngân hàng trong thị trường. Không một ngân hàng nào có thể nói chắc chắn rằng liệu dự trữ thanh khoản của nó là hợp lí nếu như chưa vượt qua được những thử thách của thị trường. Về hình thức, nhà quản trị thanh khoản cần chú ý tới những dấu hiệu sau:

- Lòng tin của công chúng. Có bằng chứng nào cho thấy tiền gửi của ngân hàng sẽ giảm do các cá nhân và tổ chức lo ngại rằng ngân hàng sẽ cạn kiệt tiền mặt hoặc không thể thanh toán được các giấy nợ hay không?

- Sự vận động trong giá cổ phiếu. Liệu giá cổ phiếu của ngân hàng có giảm bởi vì các nhà đầu tư nhận thấy rằng một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang xảy ra hay sắp xảy ra với ngân hàng hay không?

- Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi các các khoản đi vay khác. Có bằng chứng nào cho thấy ngân hàng đang phải trả một mức lãi suất cao hơn đáng kể trên tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn và các khoản vay vốn trên thị trường tiền tệ so với các ngân hàng khác cùng qui mô hoạt động trên cùng thị trường hay không? Nói một cách khác, phải chăng thị trường đang áp đặt một mức bù rủi ro dưới hình thức chi phí vay vốn cao hơn bởi vì thị trường cho rằng một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang đe dọa ngân hàng?

- Tổn thất trong việc bán tài sản. Gần đây ngân hàng có buộc phải bán tài sản với tổn thất đáng kể nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu thanh khoản? Đây là một sự


kiện ít khi xảy ra hay đã trở thành sự kiện thường xuyên?


- Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng. Ngân hàng có thể đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn hợp lí, có lợi t những khách hàng có chất lượng tín dụng cao hay không, hay áp lực về thanh khoản buộc nhà quản trị ngân hàng t chối một số yêu cầu vay vốn đáng được chấp nhận?

- Vay vốn t ngân hàng Trung ương. ngân hàng có bị buộc phải vay thường xuyên với qui mô lớn t NHTW hay không? Liệu các cán bộ NHTW có bắt đầu đặt câu hỏi về các khoản vay vốn của ngân hàng hay không?

Nếu câu trả lời của bất kì một câu hỏi nào trên đây là có, nhà quản trị cần xem xét thật cẩn thận chính sách và thực tế quản trị thanh khoản của ngân hàng để quyết định xem ngân hàng cần phải thực hiện những thay đổi gì.

c. Quản trị rủi ro lãi su t của NHTM


Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất là duy trì rủi ro lãi suất của ngân hàng trong phạm vi các tham số tự áp đặt trong khoảng thay đổi lãi suất. Hệ thống các giới hạn về rủi ro lãi suất và hướng dẫn về chấp nhận rủi ro là phương tiện để đạt được mục tiêu này. Do vậy để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro lãi suất cần đánh giá trên những nội dung sau:

Thứ nh t, ngân hàng có hệ thống đo lường rủi ro lãi suất phù hợp với bản chất, phạm vi và mức độ phức tạp của ngân hàng và các hoạt động hay không.

Thứ hai, ngân hàng có thiết lập và kiểm soát được rủi ro lãi suất trong giới hạn cho phép hay không. Ví dụ, các giới hạn về rủi ro lãi suất có thể đặt ra với các chỉ tiêu như trong bảng 1.3.

Bên cạnh đó các giới hạn cũng có thể đặt ra đối với mức chênh giữa thời lượng TSC và thời lượng TSN như trong mô hình thời lượng đã trình bày ở mục 1.1.3.3/b2.


Bảng 1.3. Các tỉ lệ đánh giá mức độ nhạy cảm với lãi suất


Tỉ lệ

Định nghĩa

Ý nghĩa

1. TSC phải định giá lại so vớiTổng TSC: 3 tháng, 1 năm


Các TSC phải định giá lại nếu lãi suất thị trường thay đổi: đến hạn, lãi suất thả nổi hoặc thanh toán trước

hạn theo hợp đồng.

2. TSN phải định giá lại so với Tổng TSC: 3 tháng, 1 năm


Các TSN phải định giá lại nếu lãi suất thị trường thay đổi: đến hạn, lãi suất thả nổi hoặc rút vốn trước

hạn theo hợp đồng.

3. Mức chênh tuyệt đối


TSC nhạy cảm với lãi suất - TSN nhạy cảm với lãi suất

Sự chênh lệch về mức độ nhạy cảm với lãi suất theo phạm vi thời gian,

ví dụ 3 tháng, 1 năm

4. Hệ số mức chênh so với TSC


Phần giá trị Bảng Cân đối kế toán có thể phải chịu rủi ro lãi suất.

5. Hệ số mức chênh so với Vốn cổ phần


Khả năng sử dụng vốn cổ phần để bù đắp tổn thất do rủi ro

lãi suất.

6. Hệ số nhạy cảm


Thể hiện mối quan hệ giữa TSC nhạy cảm với lãi suất và TSN nhạy cảm với lãi suất. Nếu > 1, được gọi là nhạy cảm về phía TSC, nếu < 1, nhạy

cảm về phía TSN.

Nguồn: [4, tr. 98]


Cuối cùng, NH có thiệt hại/có lợi gì do rủi ro lãi suất gây ra hay không? Mức độ thiệt hại/có lợi là bao nhiêu? Tùy thuộc vào mô hình đo lường rủi ro lãi suất mà có thể xác định mức độ thiệt hại về thu nhập lãi hay giá trị ròng của ngân hàng trước những biến động của lãi suất thị trường.


1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

a. Phương thức quản trị vốn


Thực chất ALM là quá trình làm cân xứng về kì hạn giữa TSC và TSN của ngân hàng để tránh những rủi ro phát sinh t sự bất cân xứng đó. Tuy nhiên do đặc thù về cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng là có mạng lưới rộng, việc hình thành TSC, TSN được thực hiện ở tất cả các đơn vị, chi nhánh. Do vậy việc quản trị để làm cân xứng giữa TSC và TSN của ngân hàng có thể được thực hiện theo hai phương thức cơ bản: quản trị vốn phân tán và quản trị vốn tập trung.

Việc lựa chọn phương thức quản trị vốn nào cho phù hợp với điều kiện của mỗi ngân hàng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng ALM của ngân hàng đó.

b. Hệ thống công nghệ thông tin


Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nói chung và LM nói riêng.

Việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ cho phép tích hợp được nhiều module quản lí, chứa đựng các thông tin, dữ liệu về hoạt động của ngân hàng , các thông tin về TSN, TSC theo các tiêu chí khác nhau cũng như các nguồn thông tin bên ngoài như lãi suất thị trường, t giá, ... Trên cơ sở đó, hệ thống sử dụng các phần mềm chuyên dụng để lượng hóa rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, tạo lập các báo cáo phục vụ cho LM.

c. Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng


Theo Ủy ban Tổ chức Tài trợ (COSO) của Ủy ban Treadway (Hoa K ), KSNB là 1 qui trình chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản lí và các nhân viên khác của ngân hàng, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp lí trong việc thực hiện các mục tiêu của HĐQT, các nhà quản lí.


Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu phải có khả năng nhận diện rủi ro tác động đến mục tiêu kinh doanh, trên cơ sở đó thiết lập các thủ tục kiểm soát được "lồng” vào trong các qui trình nghiệp vụ nhằm ngăn chặn gian lận và sai sót xảy ra. Đồng thời phải đảm bảo những thông tin cần thiết trong quản trị phải được thông suốt t quản trị cấp cao đến mọi nhân viên và ngược lại. Cuối cùng, cần phải hình thành một bộ phận Kiểm toán Nội bộ được đảm bảo tính độc lập nhằm thường xuyên giám sát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị của ngân hàng.

d.Yếu tố nguồn nhân ực


Rõ ràng việc quản trị ngân hàng nói chung và LM nói riêng thuộc trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng t cấp lãnh đạo cao nhất cho tới các nhân viên. Quá trình quản trị cho dù có hiện đại hóa đến đâu thì yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố mang tính quyết định nhất đối với hoạt động quản trị rủi ro nói chung, quản trị ALM nói riêng tại NHTM. Trước tiên nằm ở năng lực quản trị của các nhà quản trị, lãnh đạo cấp cao, họ cần phải nhận thức được vấn đề về tầm quan trọng quản trị ALM, t đó đưa các các chính sách, chiến lược quản trị ALM phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng và phổ biến các chính sách này đến toàn thể các bộ phận, đơn vị, nhân viên trong ngân hàng và thiết lập cơ chế truyền tải thông tin, báo cáo để đảm bảo các chính sách mình đưa ra được thực thi và giám sát việc thực thi đó một cách hiệu quả. Về phía các nhân viên, cán bộ ngân hàng, họ cần có đủ năng lực trình độ để tiếp nhận và hiểu được vai trò quản trị của mình trong hệ thống quản trị của toàn bộ ngân hàng, có như vậy họ mới làm tốt được chức năng nhiệm vụ của mình và có sự phối kết hợp với các đơn vị nhằm đạt mục tiêu chung của quản trị. Đồng thời họ phải có đầy đủ năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí của mình trong hệ thống quản trị ALM của ngân hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

a. Các qui định pháp lí về quản trị rủi ro


Thực tế cho thấy ở các quốc gia có cơ sở pháp lí về quản trị rủi ro và khả


năng giám sát chặt chẽ hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM thì NH ở các quốc gia đó sẽ hoạt động một cách thận trọng hơn đồng nghĩa với việc họ quan tâm đến hoạt động và kỹ thuật quản trị rủi ro nói chung và ALM nói riêng.

Nếu các cơ quan quản lí nhà nước có qui định về an toàn hoạt động NH nói chung hay có qui định cụ thể về chỉ tiêu an toàn hoạt động NH như chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, giới hạn về việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn..., hay các cơ quan quản lí nhà nước có hướng dẫn hoặc chế tài bắt buộc lập và công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, việc quản trị rủi ro nói riêng của các NHTM, các định chế tài chính thì các NHTM sẽ có cơ sở pháp lí cụ thể trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, và sẽ quan tâm hơn tới việc thực hiện quản trị rủi ro và ALM. Tất nhiên, các khung pháp lí đó của t ng quốc gia cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế chung và phù hợp với điều kiện vận dụng ở mỗi quốc gia.

Bên cạnh việc đặt ra cơ sở pháp lí cho việc thực hiện hoạt động quản trị rủi ro tại các NHTM thì cơ quan quản lí nhà nước, các cơ quan giám sát, NHTW phải có các chế tài cụ thể để theo dõi giám sát việc tuân thủ các qui định đó tại NHTM. Làm được điều này, ý thức quản trị rủi ro tại các NHTM sẽ được nâng lên đáng kể.

b. Sự phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách quản trị kinh tế vĩ m


Hoạt động kinh doanh chung của NH bị tác động rất mạnh bởi các biến số kinh tế vĩ mô. Các biến số này nếu thuận chiều theo hướng tạo điều kiện kinh doanh tốt cho NH thì sẽ giúp yếu tố kì hạn tại NH được duy trì và ổn định. Ngược lại, cũng vẫn với cơ cấu tài sản, nguồn vốn như vậy nhưng biến số kinh tế vĩ mô gặp những bất lợi, những “cú sốc” thì ngay lập tức sẽ tác động tới hành vi ứng xử của khách hàng gửi tiền và/hoặc vay vốn tại NH và do vậy, các kì hạn sẽ bị xáo trộn ngay tức khắc làm ảnh hưởng đến khả năng quản trị rủi ro lãi suất, thanh khoản của NH.

Trong khi đó chúng ta thấy các biến số vĩ mô này ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính sách tiền tệ, lãi suất và tỉ giá mà hoạt động trái chiều nhau, không đồng bộ, nhất


quán với nhau tất yếu sẽ gây ra những biến động vĩ mô lớn. Đặc biệt, việc điều hành chính sách này cần phải quan tâm tới bối cảnh tự do hóa tài chính, bối cảnh mà các chính sách vĩ mô, các chỉ số vĩ mô bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai rất lớn.

c. Sự phát triển của thị trường tài chính


Sự phát triển của thị trường tài chính là điều kiện quan trọng để giúp các NHTM thực hiện các nghiệp vụ một cách linh hoạt và kịp thời hơn trong việc điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Thông qua những giao dịch trên thị trường, các ngân hàng có thể nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu kì hạn của những khoản mục tài sản nhằm hạn chế sự bất cân xứng về kì hạn và giảm thiểu những rủi ro phát sinh t sự bất cân xứng đó. Đồng thời khi thị trường tài chính phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh giúp các ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, t đó có thể linh hoạt hơn và hoàn thiện hơn những biện pháp phòng ng a rủi ro kinh doanh nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng. Thị trường tài chính phát triển cũng sẽ tạo điều kiện cho việc mua bán nợ được thực hiện một cách dễ dàng, linh hoạt, giúp các ngân hàng cơ cấu lại được tài sản, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

Thị trường tài chính phát triển cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các định chế tài chính, khi đó các doanh nghiệp, hộ gia đình có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư cũng như kêu gọi đầu tư hơn là chỉ đầu tư vào NH. Và do vậy, sự chuyển hóa nguồn vốn, xáo trộn kì hạn cũng ít bị xảy ra hơn tại các NHTM, hoạt động quản trị TSN-TSC của các NHTM cũng đơn giản hơn nhiều.

e. Sự b t cân xứng về thông tin


Có thể nói thông tin không cân xứng là đặc tính cố hữu của hoạt động tài chính. Thông tin không cân xứng gây ra “nhiễu” cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh tế tài chính của các chủ thể kinh tế nói chung, trong đó NH với vai trò là trung gian luân chuyển vốn là chủ thể gánh chịu lớn nhất rủi ro phát sinh t điều này. Thông tin không cân xứng thường kéo theo rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch.

Về phía tài sản, khi cung ứng vốn cho nền kinh tế, NH luôn ở tình trạng


thông tin không đầy đủ và do vậy quyết định cho vay, đầu tư rất có thể không chuẩn xác, khả năng giám sát vốn vay bị hạn chế gây ra những bất lợi cho NH về nhiều khía cạnh trong đó có khía cạnh xác định kì hạn thực tế của tài sản này là không chuẩn, chất lượng khoản vay có thể thấp dẫn tới khách hàng không hoặc chậm trả nợ, kéo dài kì hạn thực tế so với kì hạn cam kết.

Về phía nguồn vốn, cũng do thông tin không cân xứng nên nếu NH có bất cứ một thông tin bất lợi nào sẽ dễ dàng dẫn tới tình trạng người gửi tiền đổ xô đến rút tiền, làm xáo trộn kì hạn của các khoản mục nguồn vốn. Đồng thời có thể có những hành vi ứng xử của các khách hàng vay gây bất lợi cho ngân hàng như họ xin trả nợ trước hạn.

Cả hai tác động t 2 phía của bảng cân đối kế toán do yếu tố thông tin không cân xứng đều gây nên những bất lợi cho công tác ALM của ngân hàng.

1.3. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có


1.3.1.1. Ngân hàng Bank of China Limited (BOC)

Trung Quốc là một quốc gia nằm trong khu vực Đông – Thái Bình Dương, có nền kinh tế chuyển đổi t kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Trong những năm qua, Trung Quốc là nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất khu vực về cải cách các qui định kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước. Kể t khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế theo định hướng thị trường vào năm 1978, ngành ngân hàng đã có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, bước ngoặt đáng chú ý nhất là vào năm 1995, khi hệ thống ngân hàng chuyển t hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. T đó, hệ thống ngân hàng tiến hành nhiều chương trình cải cách, tái cấu trúc mạnh mẽ, gắn kết và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của nước này trong t ng giai đoạn. Đặc biệt sau khủng hoảng tài chính 2008, các chương trình tái cấu trúc không chỉ tập trung xử lí những vấn đề của t ng ngân hàng (kết cấu tài sản - vốn), mà còn quan tâm mạnh mẽ đến các mức độ đáp ứng của cơ sở hạ tầng trong việc tạo


lập môi trường hoạt động cho ngành ngân hàng (việc tuân thủ các qui định về an toàn hoạt động, các qui định liên quan đến sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài…). Trong đó, các công cụ áp dụng cho t ng ngân hàng cơ bản gồm có: Tăng cường năng lực tài chính; tập trung xử lí nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động quản lí.

Nằm trong quá trình tái cấu trúc đó, BOC - một trong 5 NHTM Nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc – cũng đã thực hiện tái cơ cấu hoạt động quản trị của NH mình. Theo đó, để nâng cao chất lượng LM thì BOC cũng tập trung vào cải thiện những yếu tố cơ bản của quá trình ALM [34]:

a. Chính sách ALM


BOC đưa ra chính sách LM bao gồm các thành phần chính: Mô tả tổ chức; các hoạt động được phép và bị cấm; hướng dẫn và hạn mức; và các báo cáo ALM.

- Mô tả tổ chức: BOC qui định các thành viên của LCO điển hình gồm: CEO (Chủ tịch LCO); giám đốc tài chính, nguồn vốn (có thể là thư kí ALCO); quản trị rủi ro (có thể là thư kí ALCO); quản trị chính sách tín dụng/rủi ro tín dụng.

- Các hoạt động được phép và bị cấm: các hoạt động và sản phẩm cho vay được phép; các công cụ đầu tư được phép; sản phẩm tiền gửi được phép; công cụ đầu tư và nguồn vốn ngắn hạn được phép để quản trị tiền mặt; thẩm quyền và trách nhiệm trong đầu tư, định giá khoản vay, tiền gửi; kỹ thuật quản trị rủi ro.

- Hướng dẫn và hạn mức: hạn mức tập trung ngành/mục tiêu đa dạng hóa cho đầu tư, cho vay và tiền gửi; kì hạn và mức thời hạn chấp nhận được vể cho vay, đầu tư; giới hạn rủi ro tín dụng; hệ số mục tiêu về thanh khoản và hạn mức về yêu cầu nguồn vốn ròng; hệ số sử dụng tối đa các hạn mức tài trợ liên ngân hàng; mục tiêu hệ số khả năng sinh lời và hoạt động chính; chấp nhận rủi ro tái định giá, rủi ro thu nhập lãi ròng/thay đổi thu nhập ròng theo mô phỏng/kịch bản khủng hoảng, thay đổi giá trị kinh tế tối đa cho một cú sốc về lãi suất nhất định, giới hạn về trạng thái ngoại hối mở ròng.

- Các báo cáo ALCO chính: Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập (hiện

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí