Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 2


mô hình để lượng hóa rủi ro lãi suất đến các biện pháp phòng ng a, hạn chế RRLS.


Luận án đã làm rõ thực trạng rủi ro lãi suất và thực tế công tác quản lí rủi ro lãi suất tại Agribank và PTNT Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại NH này bằng việc sử dụng mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro dựa trên những giả định phù hợp với thực tế. Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích định lượng để khắc phục một số hạn chế về mô hình nhằm tăng mức độ chính xác của việc xác định mức độ thiệt hại của ngân hàng do rủi ro lãi suất. Tác giả đã đánh giá được những mặt hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lí rủi ro lãi suất tại ngân hàng cần tìm giải pháp khắc phục.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn về quản l rủi ro lãi suất, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lí rủi ro lãi suất tại Agribank, các giải pháp tập trung vào xây dựng chính sách, sử dụng và lựa chọn mô hình lượng hóa, ứng dụng các công cụ phái sinh để phòng ng a rủi ro lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3. “Quản lí rủi ro i su t trong ho t động kinh doanh của ngân hàng thương m i Việt Nam”- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả T Ngọc Sơn - 2011

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận về rủi ro lãi suất và quản lí rủi ro lãi suất tại NHTM. Đồng thời phân tích kinh nghiệm quản lí rủi ro lãi suất tại hai ngân hàng nước ngoài tại Việt nam là HSBC và Calyon -chi nhánh TP HCM, luận án đã chỉ ra rằng để quản lí rủi ro lãi suất tốt, ngoài việc hiểu thấu đáo các nội dung quản lí rủi ro lãi suất, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn cần sự hỗ trợ nhiều của các phần mềm quản lí rủi ro lãi suất và hệ thồng ngân hàng lõi trong việc quản lí rủi ro lãi suất của mình.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động quản lí rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án đã đưa ra các đề xuất về phương pháp định lượng rủi ro lãi suất, về chuẩn hóa chính sách quản lí rủi ro lãi suất, các đề xuất về hạn mức, đề xuất việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hiện đang có tại thị trường tài chính Việt Nam,


đồng thời luận án cũng đã đề xuất các điều kiện để áp dụng phương pháp quản lí rủi ro lãi suất các ngân hàng thương mại Việt nam.

4. Đề tài NC H c p ngành “Tăng cường năng ực quản lí rủi ro thanh khoản t i NHTM Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài PGS.TS. T Ngọc Hưng, 2008.

Trên cơ sở hệ thống hoá, phân tích về lí luận và thực tiễn quản lí rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của các NHTM; xem xét, lựa chọn các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù hoạt động của các NHTM Việt Nam, đề tài đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường năng lực quản lí rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, đảm bảo tính khoa học, khả thi và phù hợp của công tác quản lí rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM.

Qua nghiên cứu nội dung của những công trình trên, cho thấy những vấn đề đã được giải quyết rất tốt gồm có: xây dựng khung lí thuyết về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất nói riêng trong đó có đưa ra các phương pháp mới, hiện đại nhằm định lượng các rủi ro; khảo sát và phân tích thực trạng quản lí rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại các NHTM qua đó thấy được những thành công và hạn chế trong quản lí rủi ro, t đó xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm quản lí tốt hơn các rủi ro này.

Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung đã được nghiên cứu ở các công trình trên, tác giả nhận thấy còn những “khoảng trống” để tiếp tục nghiên cứu, đó là:

1. Các rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản được nghiên cứu riêng lẻ. Do vậy chưa làm rõ được vai trò của ALM trong quản trị hai loại rủi ro này.

2. Chưa có những nghiên cứu tổng thể về ALM và chất lượng ALM của các NHTM. Do vậy cần có nghiên cứu nhằm hệ thống hóa, làm rõ cơ sở luận về chất lượng ALM của NHTM.

3. Chưa có những nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng ALM gắn với điều kiện cụ thể của Agribank cũng như tại một NH khác ở Việt Nam nhằm đưa ra


hệ thống giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng ALM của gribank và cũng là gợi ý cho các NH khác.

Những “khoảng trống” trên đây đã gợi mở cho tác giả những hướng nghiên cứu mới với mong muốn luận án “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” là luận án tiến sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của ALM và chất lượng ALM của NHTM, là cơ sở lí luận để đánh giá thực trạng và qua đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng LM của Agribank.

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án


- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về ALM và chất lượng ALM của NHTM, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM của NHTM, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ALM của NHTM và nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM của một số NH t đó rút ra bài học cho Agribank.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng ALM của Agribank


- Đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao chất lượng ALM của Agribank.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về chất lượng ALM của các NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng ALM tại Agribank giai đoạn t 2008 - 2014 và định hướng đến 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp logic: Nghiên cứu những diễn biến trong sự tác động của các


yếu tố nội tại với nhau, trong đó có các tác nhân chủ yếu, quyết định.


- Phương pháp thống kê và tổng hợp: Luận án sử dụng các tư liệu trong 07 năm gần đây của Agribank, của các NHTM, của các khảo sát quốc tế …

- Phương pháp khảo sát: Điều tra dưới dạng bảng hỏi đối với đối tượng được điều tra.

- Các phương pháp nghiên cứu khác: So sánh, qui nạp và diễn dịch.


6. Các đóng góp của luận án


- Đóng góp về mặt lí luận: Luận án đã làm rõ nội dung cơ sở luận về chất lượng ALM của NHTM mà các công trình trước đó chưa đề cập đến. Cụ thể, luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lí luận về LM của NHTM t việc khái quát lại những đặc trưng của TSN, TSC t đó xác định rõ những mục tiêu, phạm vi, nội dung của LM. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra quan điểm về chất lượng ALM của NHTM và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM của NHTM cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng LM. Nêu kinh nghiệm nâng cao chất lượng LM của một số NHTM nước ngoài và NHTM Việt Nam điển hình, t đó rút ra bài học cho các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng.

- Đóng góp về mặt thực tiễn:


+ Những vấn đề lí luận về chất lượng LM đã được vận dụng vào khảo sát thực tế tại Agribank, là một NH qui mô lớn nhất hiện nay của VN tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém về hệ thống quản trị. Cụ thể, dựa trên thông tin khảo sát, tư liệu thực tế, luận án đã giới thiệu khái quát về Agribank, phân tích được thực trạng ALM và chất lượng ALM của Agribank, chỉ ra những thành công cơ bản cùng các tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân LM chưa đạt chất lượng cao - làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ALM cho NH trong thời gian tới.

+ Luận án đề xuất 02 nhóm giải pháp phù hợp với điều kiện của Agribank t việc hoàn thiện các yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng LM cho đến nhóm


các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng ALM của Agribank. Đồng thời luận án cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với NHNN nhằm tạo môi trường cũng như cơ sở pháp lí cho hoạt động ALM của các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đạt chất lượng cao.

7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở luận về chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NHTM

Chương 2: Thực trạng chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam


CHƯƠN 1

CƠ SỞ LU N VỀ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA N ÂN HÀN THƯƠN MẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái quát về tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng thương mại


1.1.1.1. Các thành phần của tài sản Nợ, tài sản Có của NHTM

Thành phần của TSN, TSC của NHTM thể hiện ở các khoản mục trên bảng Cân đối kế toán của NHTM. Bảng Cân đối kế toán của ngân hàng hay còn được gọi là báo cáo về trạng thái, liệt kê các tài sản (TSC), các khoản nợ (TSN) và vốn chủ sở hữu do NH nắm giữ hoặc đầu tư tại một thời điểm. Những khoản mục quan trọng trên bảng Cân đối kế toán của NH như sau:

Bảng 1.1. Bảng Cân đối kế toán rút gọn của NHTM


Tài sản

Nợ và Vốn chủ sở hữu

Tiền mặt (dự trữ sơ cấp)

Chứng khoán thanh khoản (dự trữ thứ cấp)

Chứng khoán đầu tư Cho vay

Đầu tư dài hạn

Tài sản khác (nhà cửa, thiết bị, …)

Tiền gửi

Vốn vay phi tiền gửi TSN khác

Vốn chủ sở hữu:

- Cổ phần

- Thặng dư vốn

- Thu nhập giữ lại

- Dự trữ vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 2

Nguồn: [11, tr.145] Trong đó:

- Tài sản Có: là giá trị tiền tệ của các tài sản mà ngân hàng có quyền sở hữu một cách hợp pháp, là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là tài sản được hình thành t các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động” [1, tr. 92].

- Tài sản Nợ: là nguồn vốn mà ngân hàng tạm sử dụng và phải trả về số tiền nợ gốc và lãi, trên số tiền tạm sử dụng trong một thời gian nhất định” [1, tr.75].


- Vốn chủ sở hữu: thể hiện giá trị vốn của những người chủ sở hữu (cổ đông) NH. Mỗi NH đều bắt đầu với một số lượng vốn do các cổ đông đóng góp và tiếp theo sẽ huy động vốn t công chúng để tạo “đòn bẩy” cho hoạt động. Trên thực tế, các NH là những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn nhất. Khoản mục vốn chủ sở hữu chiếm không quá 10% giá trị tổng tài sản.

1.1.1.2. Đặc trưng của TSN, TSC của NHTM

Khác với các doanh nghiệp khác, đặc trưng của TSN, TSC của NHTM là chúng thể hiện chủ yếu là các công cụ tài chính, gồm tài sản tài chính, công nợ tài chính và các công cụ vốn. Những công cụ tài chính này luôn t o ra các luồng tiền mà ngân hàng sẽ nhận về hoặc phải trả ra ở một thời điểm nhất định trong tương ai tùy thuộc vào thời hạn và phương thức thu/trả lãi của t ng loại. Theo đó, những đặc trưng mà nhà quản trị phải quan tâm là:

- Các công cụ nợ (TSN) chiếm tỉ trọng lớn so với công cụ vốn (Vốn chủ sở hữu), hay nói cách khác là ngân hàng hoạt động dựa nhiều vào nguồn vốn huy động t các chủ thể khác, tức là ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm nâng cao thu nhập của cổ đông. Như vậy, thu nhập và sự tồn tại của NH chịu rủi ro lớn nếu NH không thực hiện thanh toán được các nghĩa vụ nợ phải trả này khi đến hạn.

- Việc sử dụng ngày càng tăng các khoản vay như một bộ phận bổ sung cho nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng cần phải nắm giữ một tỉ lệ lớn các tài sản chất lượng cao với khả năng có thể bán được dễ dàng trên thị trường để đáp ứng những nghĩa vụ trả nợ cấp bách nhất.

- Hầu hết các khoản thu nhập của NH bắt nguồn t lãi cho vay và lãi chứng khoán. Khoản mục chi phí lớn nhất là chi phí lãi cho việc huy động vốn. Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản trị NH phải lựa chọn cẩn thận các khoản cho vay và đầu tư để tránh tình trạng nhiều tài sản sinh lời không được trả lãi đúng hạn, gây ảnh hưởng tiêu cực cho các dòng thu dự tính. Bên cạnh đó, cần phải quản trị được cơ cấu nguồn vốn huy động vốn hợp lí để giảm thiểu chi phí lãi, t đó tăng thu nhập lãi thuần. Đồng thời, khi thu nhập và chi phí của NH dễ bị ảnh hưởng do những thay đổi của lãi suất, quản trị cần bảo vệ NH trước những biến động của lãi suất thông qua


việc sử dụng các kĩ thuật phòng chống rủi ro lãi suất [11].

Những đặc trưng của TSN, TSC của NH đã được thể hiện rất rõ thông qua cơ cấu, tính chất của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của NH mà nhà quản trị cần quan tâm. Trong đó đáng chú ý nhất là sự chênh lệch về kì hạn giữa TSN và TSC là nguyên nhân có thể tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Do vậy trong ALM của ngân hàng thì một trong những mục tiêu của nó là phải quản trị được các loại rủi ro này.

Nợ

1.1.1.3. Hệ thống sổ sách ghi nhận TSN, TSC của NHTM


Tài sản

Danh mục trái phiếu

Danh mục cổ phiếu

Vay ngắn hạn

Sổ kinh doanh


Các khoản cho vay

Tiền gửi

Đầu tư dài hạn

Vay trung và dài hạn

Sổ ngân hàng

Tài sản cố định

Vốn chủ sở hữu


Hình 1.1. Phân chia sổ Kinh doanh và sổ Ngân hàng


Có thể khái quát về phân chia sổ ngân hàng và sổ kinh doanh theo hình 1.1, trong đó:

- Sổ kinh doanh – “trading book”: là tập hợp bao gồm các công cụ tài chính được nắm giữ trong ngắn hạn nhằm mục đích kinh doanh, mua bán trên thị trường. Các tài sản này được định giá theo giá thị trường và chịu rủi ro thị trường khi có sự


biến động bất lợi của các yếu tố giá trên thị trường. Những rủi ro này thuộc chức năng quản trị của bộ phận nguồn vốn, không thuộc chức năng của ALM [21].

- Sổ ngân hàng – “banking book”: ghi nhận những TSN, TSC thuộc hoạt động truyền thống của ngân hàng, như: Cho vay, tiền gửi, những công cụ tài chính giữ đến khi đáo hạn, không chủ động kinh doanh trên thị trường và không bán cho bên thứ 3 [21]. Bản chất của những hoạt động ngân hàng ghi nhận trong sổ ngân hàng này là luôn có sự chênh lệch về thời hạn giữa TSN và TSC, là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Ngoài ra, tài sản trên sổ ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng do khách hàng mất khả năng thanh toán lãi hoặc gốc. Sổ ngân hàng cũng đối mặt với rủi ro hoạt động.

1.1.1.4. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và phân chia trách nhiệm quản trị

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể chia ra thành hai loại rủi ro chính là rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính như trong hình 1.2. Trong đó:

Các rủi ro phi tài chính thuộc cả hai hệ thống sổ ngân hàng và sổ kinh doanh.


Hình 1 2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng Các rủi ro tài chính được xác 1

Hình 1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng


Các rủi ro tài chính được xác định như sau: Rủi ro thị trường về cơ bản thuộc sổ kinh doanh ngân hàng tuy nhiên trong đó có rủi ro lãi suất nằm ở cả sổ ngân hàng; rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản nằm ở sổ ngân hàng.

Để quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng cần thiết lập cơ cấu tổ chức để phân chia trách nhiệm quản trị với t ng loại rủi ro. Một trong những hệ thống QTRR được áp dụng thành công tại các NHTM hiện đại và được các


chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi tại Việt Nam là mô hình 3 vòng bảo vệ, trong đó: Vòng bảo vệ thứ nhất là các bộ phận kinh doanh; vòng bảo vệ thứ hai là bộ phận quản lí rủi ro; vòng bảo vệ thứ ba là bộ phận kiểm toán nội bộ (hình 1.3) [13, tr. 85].

Điểm ưu việt của mô hình 3 lớp bảo vệ là tất cả các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình QTRR. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của NH được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Chc năng tái kim tra Vòng bo vth2

Vòng bo vth3 Bo đm đc lp

Các đơn vkinh doanh Vòng bo vthnht Tchu trách nhim

Qun lý ri ro (*) Tt ccác bphn chc năng, các phòng ban và các đơn vkhác

Đi hi cđông

Ban kim soát

Hi đng qun tr

Kim toán ni b

y ban QLRR

Phòng QL nghip vti Hi s

Các đơn vkinh doanh (*)

Hi đng ALCO

Ban điu hành

MÔ HÌNH TCHC – 3 VÒNG BO V



Bphn qun lý ri ro

Bphn ri ro Tín dụng

Bphn ri ro

Thị trường

Bphn ri ro

Hoạt động





Hình 1.3. Mô hình QTRR hiện đại - 3 vòng bảo vệ - trong NHTM

1.1.2. Khái niệm và mục tiêu quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của ngân hàng thương mại

Cho tới nay, đã có rất nhiều khái niệm ALM của NHTM:


ALM của NHTM là một quá trình liên tục được điều chỉnh trong việc lập kế


hoạch, tổ chức và kiểm soát các TSC và TSN về khối lượng, cơ cấu, thời gian đáo hạn, lãi suất và chi phí để duy trì thanh khoản và thu nhập lãi thuần cho ngân hàng [6, tr.2].

LM được xem như một nỗ lực để làm phù hợp TSC với TSN về kì hạn và sự nhạy cảm lãi suất nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng [29, tr.13].

ALM quan tâm tới chiến lược quản trị bảng Cân đối kế toán trong đó bao gồm các rủi ro gây ra bởi những thay đổi về lãi suất và trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Mấu chốt của ALM là quản trị hai loại rủi ro: Rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.

Như vậy, có thể hiểu: ALM à cơ chế h n chế rủi ro cho ngân hàng bởi tình tr ng b t cân xứng của bảng Cân đối kế toán trong điều kiện thay đổi về lãi su t và nhu cầu thanh khoản nhằm đ t được mục tiêu về lợi nhuận (tỉ lệ NIM) phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Tình trạng bất cân xứng của bảng Cân đối chính là có sự chênh lệch về kì hạn của tài sản Nợ và tài sản Có trong sổ ngân hàng, t đó có thể gây ra sự thiết hụt hoặc dư th a tiền mặt tại một thời điểm nhất định (rủi ro thanh khoản) hoặc khi lãi suất thay đổi ngân hàng sẽ có nguy cơ rủi ro định giá lại. Tuy nhiên nếu ngân hàng thiết lập được cơ cấu tài sản Nợ, tài sản Có hợp lí thì sự bất cân xứng đó lại làm gia tăng thu nhập cho ngân hàng, bảo toàn và gia tăng được giá trị ròng trong khi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Do vậy, ALM thực chất là quản trị sự bất cân xứng giữa tài sản Nợ, tài sản Có, thiết lập cơ cấu tài sản Nợ, tài sản Có tối ưu nhằm bảo toàn và gia tăng thu nhập lãi, giá trị ròng cho ngân hàng trong khi các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được kiểm soát trong hạn mức cho phép theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

1.1.2.2. Mục tiêu quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NHTM

Mục tiêu của ALM là tạo lập và thực hiện được các chiến lược củng cố bảng Cân đối kế toán nhằm đảm bảo rằng ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Cụ thể, các mục tiêu chủ yếu của ALM bao gồm:


Thứ nh t, gia tăng ợi nhuận từ quản trị bảng Cân đối kế toán của ngân hàng. Tức là ALM phải đánh giá, thiết lập được cấu trúc tổng thể bảng Cân đối kế toán nhằm gia tăng thu nhập t các TSC và giảm thiểu chi phí cho các TSN, t đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ hai, quản trị được các rủi ro thuộc ph m vi của ALM. Mặc dù các rủi ro phát sinh liên quan đến TSN, TSC được phản ánh trong “sổ ngân hàng” bao gồm cả các rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng xét về chức năng của ALM theo thông lệ quốc tế và mô hình QTRR hiện đại (như hình 1.3) thì ALM cần quản trị được 2 loại rủi ro xuất phát t bản chất trong hoạt động ngân hàng là luôn có sự chênh lệch về kì hạn giữa TSN và TSC, đó là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Trong đó, quản trị rủi ro thanh khoản cần đảm bảo khả năng đáp ứng tất cả các nghĩa vụ trả nợ vào bất cứ lúc nào, bao gồm cả trong điều kiện thị trường bất lợi; tối thiểu hoá chi phí của lợi nhuận bị bỏ qua trên thanh khoản nhàn rỗi; đồng thời tránh thêm chi phí cho việc đi vay khẩn cấp và thanh lí tài sản bắt buộc.

Quản trị rủi ro lãi suất yêu cầu ngân hàng phải bảo vệ được thu nhập lãi thuần của mình trước sự biến động của lãi suất thị trường. Lợi nhuận của ngân hàng và lãi suất chủ yếu phụ thuộc vào cấu trúc bảng Cân đối kế toán. Một ngân hàng được quản trị tốt và kiểm soát chặt chẽ rủi ro lãi suất có thể đạt được lợi nhuận bất kể lãi suất tăng hay giảm, ở mức độ thấp hay cao. Đồng thời tối đa hóa hoặc ít nhất là bảo vệ giá trị ròng của ngân hàng (giá cổ phiếu) với mức rủi ro hợp lí. Khi lãi suất thị trường thay đổi có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của TSC và TSN, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu. Do vậy ALM cần bảo toàn và gia tăng giá trị ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường thông qua bất k biện pháp nào có thể.

Thứ ba, đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của pháp luật có liên quan đến ALM của ngân hàng. Cho dù ngân hàng có theo đuổi các mục tiêu trên nhưng không phải là tìm cách đạt được bằng mọi giá mà vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng qui định của pháp luật hiện hành. Bởi việc tuân thủ các qui định này cũng chính là để giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn hơn, bền vững hơn, tránh rủi ro mang tính

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí