Sắp Xếp, Hoàn Thiện Lại Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Alm Của Nh Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


chung đối với mức vốn đạt yêu cầu. Trong những trường hợp mà ngân hàng phải đối mặt với tình hình rủi ro lãi suất, thanh khoản đáng kể trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của mình thì ngân hàng cần phải phân bổ một lượng vốn đáng kể để hỗ trợ cho rủi ro này.

3.2.1.2. Sắp xếp, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức bộ máy ALM của NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

a. Đề xu t mô hình tổ chức bộ máy ALM

Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng “Quản trị rủi ro phải là một quá trình liên tục tại tất cả các cấp của TCTD và đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, duy trì khả năng tài chính và trả nợ của tổ chức đó”.

T việc phân tích những hạn chế về cơ cấu tổ chức bộ máy trong ALM của Agribank ở chương 2, nhằm nâng cao chất lượng ALM, yêu cầu đặt ra bức thiết đối với một mô hình NH hiện đại đòi hỏi Agribank phải tổ chức lại các bộ phận quản trị rủi ro của mình theo hướng mô hình quản trị tập trung, độc lập. Theo đó, cơ cấu tổ chức ALM của Agribank được sắp xếp lại như hình 3.2. Trong đó, để đảm bảo được chất lượng ALM, phân chia trách nhiệm kiểm soát theo 3 vòng như sau:

- Kiểm soát vòng 1: Các chi nhánh là nơi trực tiếp kinh doanh và phát sinh rủi ro sẽ là vòng kiểm soát đầu tiên về quản trị việc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn và quản trị các rủi ro thuộc phạm vi của ALM (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản)

- Kiểm soát vòng 2: Tái thành lập ALCO phối hợp với bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất thuộc khối quản lí rủi ro chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống, qui định, qui trình, hướng dẫn ALM, xây dựng, đề xuất thiết lập các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện ALM của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình ALM lên ban lãnh đạo.

- Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm định kì/đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện LM xem có được thực hiện đầy đủ và hiệu quả ở 2 vòng trên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO

ỦY BAN KIỂM SOÁT

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 14

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

(2)

Chi nhánh

Chi nhánh…


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN


ỦY BAN

ALCO

PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Vòng kiểm soát thứ hai

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO

- QTRR thanh khoản

- QTRR thị trường, …

Vòng kiểm soát thứ nhất

Các Ban Chuyên môn nghiệp vụ

(1)

Bộ phận

chuyên trách QTRR


(1)


BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ


PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Vòng kiểm soát thứ ba

Hình 3.2. Mô hình tổ chức bộ máy ALM đề xuất cho Agribank


b. Lộ trình thực hiện


Để hoàn thiện được mô hình tổ chức bộ máy ALM như đề xuất theo hình 3.2 cần phải có lộ trình thực hiện theo hai giai đoạn:

Thứ nh t, triển khai giai đo n trước mắt.


Về cơ bản các chức năng quản trị rủi ro tại Agribank đã được thực hiện tuy


nhiên đang nằm phân tán tại các ban/phòng và chưa mang tính độc lập và chuyên trách theo thông lệ và yêu cầu quản lí của NHNN. Để thực hiện thành lập các bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro cũng như việc xây dựng chương trình phần mềm hỗ trợ theo các chức năng quản trị rủi ro, Agribank nên thực hiện theo lộ trình để có bước chuyển giao phù hợp với tình hình thực tế theo t ng giai đoạn. Do vậy, trước mắt bên cạnh tái thành lập ALCO thì rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất vẫn thuộc các Ban chuyên quản thực hiện như: quản trị thanh khoản do Ban Thống kê và Dự báo kinh tế và Ban Kế hoạch nguồn vốn thực hiện; quản trị lãi suất do ban Kế hoạch nguồn vốn thực hiện; ...tuy nhiên tại các ban phải thành lập một bộ phận làm đầu mối chuyên trách để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của quản trị rủi ro (giai đoạn

(1) trong hình 3.2). Bộ phận quản trị rủi ro tại các ban làm tiền đề cho việc thành lập các bộ phận độc lập chuyên trách quản trị rủi ro phù hợp của giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, triển khai giai đo n tiếp theo


Trên cơ sở mô hình được triển khai trong giai đoạn đầu theo đề xuất như trên đã hoàn thiện. Đề xuất tách thành các bộ phận quản trị rủi ro độc lập (giai đoạn (2) trong hình 3.2) để quản trị rủi ro tập trung t trụ sở chính đến chi nhánh đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khối xử lí nội bộ và khối kiểm soát rủi ro tách biệt và độc lập với khối giao dịch ở mọi cấp t cấp nhân viên đến cấp Hội đồng Thành viên và Ban Điều hành đáp ứng yêu cầu của Thông tư quản lí rủi ro của NHNN và theo thông lệ quốc tế.

c. Qui định rõ trách nhiệm quyền hạn của các cấp, các phòng ban trong ALM

HĐQT

HĐQT chịu trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện chính sách ALM. Vai trò và trách nhiệm của HĐQT trong LM được qui định cụ thể như sau:

- Phê duyệt các chiến lược kinh doanh và khẩu vị rủi ro chung của ngân hàng. Phê duyệt chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong ALM;


- Phê duyệt ban hành, sửa đổi, bổ sung qui định, chính sách ALM trong toàn hệ thống Agribank, đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh và khẩu vị rủi ro của Agribank, tuân thủ các qui định NHNN và thông lệ quốc tế;

- Quyết định các giới hạn rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất ở mức cao nhất mà Agribank phải tuân thủ, thiết lập hệ thống phân cấp thẩm quyền trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất và các biện pháp xử lí trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra ở phạm vi toàn hệ thống và cần sự phê duyệt của HĐQT theo đệ trình của BĐH và ALCO.

- Định kì hàng tháng xem xét các báo cáo về ALM và hoạt động ALM của ALCO nhằm đánh giá việc tuân thủ các qui định về LM đã được HĐQT thông qua, bao gồm cả kết quả phân tích các tình huống căng thẳng.

- Phê duyệt ban hành, sửa đổi, bổ sung qui định ALM trong toàn hệ thống Agribank.

- Quyết định các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐQT theo qui định tại Điều lệ của Agribank.

Ủy ban quản lí rủi ro

Vai trò và trách nhiệm của HĐTV trong ALM có thể được giao cho Ủy ban quản lí rủi ro (UBQLRR). UBQLRR chịu trách nhiệm hỗ trợ HĐTV thực thi trách nhiệm giám sát rủi ro, báo cáo HĐTV các vấn đề về ALM, bao gồm các vấn đề đáng lưu ý, các rủi ro cần nhận biết, và trình HĐTV phê duyệt các thay đổi trong chính sách liên quan đến ALM. UBQLRR có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan để hoàn thành trách nhiệm được giao.

ALCO

Qui mô, cơ cấu LCO đảm bảo tối thiểu bao gồm: Thành viên BĐH phụ trách tài chính (Giám đốc tài chính hoặc chức danh tương đương sau đây gọi chung là Giám đốc tài chính); Giám đốc rủi ro; một hoặc một số cán bộ phụ trách của các đơn vị thuộc khối kinh doanh, khối xử lí nội bộ và khối quản lí rủi ro do Hội đồng


thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên LCO đảm bảo có kinh nghiệm, hiểu biết và trình độ chuyên môn về rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất của Agribank. U ban ALCO có trách nhiệm:

- Xem xét các chính sách, qui định, qui trình ALM đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ các qui định của NHNN và trình HĐQT ban hành, sửa đổi, bổ sung (nếu cần);

- Xây dựng chiến lược, chính sách, qui trình quản lí rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành;

- Kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất phát sinh t các hoạt động kinh doanh, sản phẩm đang thực hiện và hoạt động kinh doanh, sản phẩm mới;

- Đảm bảo việc định giá sản phẩm trong ngân hàng có tính đến yếu tố rủi ro và yêu cầu về vốn.

- Định hướng giá điều chuyển vốn nội bộ và cơ cấu TSN -TSC của ngân hàng trong t ng thời kì;

- ALCO họp một tháng một lần để xem xét, thảo luận và giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến ALM. ALCO tổ chức các cuộc họp đột xuất nếu có các thay đổi về lãi suất, thị trường, điều kiện thanh khoản hoặc cơ cấu TSN-TSC gây ra những rủi ro thanh khoản tiềm ẩn cho ngân hàng.

Tổng giám đốc

- Phê duyệt các phương án hành động ALM trong t ng thời kì trên cơ sở ý kiến của LCO, đề xuất của các ban chuyên môn nghiệp vụ;

- Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa khối Quản trị rủi ro, ALCO với các khối/đơn vị khác trong toàn hệ thống.

Khối quản trị rủi ro

Khối quản trị rủi ro được tách ra t các bộ phận chuyên trách về QTRR thuộc các ban chuyên môn sẽ bao gồm các bộ phận QTRR cơ bản: quản trị rủi ro


thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro hoạt động, ... Trong đó thuộc phạm vi của ALM sẽ có 2 bộ phận là quản trị rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro lãi suất. Theo đó, việc qui định lại chức năng nhiệm vụ của các bộ phận nhằm thực hiện các nội dung của LM như sau:

-Ban Kế ho ch Tổng hợp

Chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm mục tiêu lợi nhuận và đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt kinh doanh, cụ thể:

- Đầu mối xây dựng, trình Ban Tổng Giám đốc tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch tài chính hàng năm đối với các sở, chi nhánh cấp 1, công ty trực thuộc đơn vị sự nghiệp có liên quan đồng thời thông báo các chỉ tiêu kế hoạch năm, quý đã được Tổng giám đốc phê duyệt đến sở, chi nhánh và các đơn vị có liên quan thực hiện. Tổ chức điều chỉnh, quyết toán kế hoạch kinh doanh theo qui định.

- Đề xuất, trình Tổng giám đốc thực hiện việc cân đối kế hoạch giữa nguồn vốn và sử dụng vốn;

- Đầu mối thống kê, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh hàng quý, năm; xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết và định hướng hoạt động kinh doanh cho kì kế hoạch tiếp theo.

- Đầu mối tổng hợp số liệu báo cáo trong toàn hệ thống: Ngày, tháng, quý, định kì và đột xuất có liên quan đến chỉ đạo điều hành kinh doanh và báo cáo lên cấp trên và khai thác số liệu cân đối hàng ngày, đồng thời thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo chuyên đề để phục vụ cho công tác chỉ đạo kinh doanh

- Đề xuất và trình Tổng giám đốc văn bản chỉ đạo về lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, miễn giảm lãi suất, quyền phán quyết cho vay theo đúng qui định của NHNN trong t ng thời kì phù hợp với chiến lược kinh doanh của Agribank để Tổng giám đốc phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Hội đồng Thành viên ban hành thực hiện trong toàn hệ thống Agribank.


- Phối hợp với Ban Dự báo và Thống kê kinh tế trong việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo rủi ro lãi suất và thanh khoản trong hạn mức cho phép.

-Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản:

- Quản trị rủi ro thanh khoản ở cấp độ danh mục: Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản có trách nhiệm trong việc triển khai chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả, đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, cụ thể:

+ Đầu mối phối hợp với các phòng/ban thuộc vòng kiểm soát thứ nhất và ALCO, phân tích các giả định về hành vi ứng xử, lập báo cáo thanh khoản trong điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng;

+ Phân tích độ tập trung của nguồn vốn huy động và cho vay, tránh việc quá phụ thuộc vào một nguồn vốn huy động. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động;

+ Báo cáo lên Ủy ban ALCO những phân tích diễn biến thị trường và tình hình cân đối vốn để đề xuất phương án kinh doanh và cân đối dòng tiền phù hợp;

+ Thực hiện các phương án quản trị thanh khoản đảm bảo duy trì trạng thái thanh khoản trong hạn mức rủi ro do HĐQT phê duyệt; và đề xuất trình BĐH phê duyệt các phương án xử lí khi vi phạm hạn mức.

- Quản trị khả năng tiếp cận thị trường: Việc tiếp cận thị trường để huy động vốn đóng vai trò quan trọng để quản trị thanh khoản hiệu quả, do khả năng tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn mới (nhận diện, xây dựng các nguồn thay thế) và thanh lí các tài sản hiện có để tăng nguồn vốn của ngân hàng. Bộ phận quản lí và cân đối vốn có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các bộ phận thuộc vòng kiểm soát thứ nhất (bộ phận trực tiếp ra thị trường) để phát triển các thị trường tài chính hỗ trợ cho việc bán và chuyển hoá thành tiền các tài sản tài chính được ngân hàng nắm giữ tạo thanh khoản cho ngân hàng; thiết lập các hạn mức cam kết và không cam kết huy động vốn trên thị trường để hỗ trợ hoạt động thanh khoản khi cần thiết.


- Kế hoạch dự phòng thanh khoản:


+ Phối hợp với ALCO xây dựng và thực hiện các kịch bản căng thẳng thanh khoản(stresstesting) theo qui định của cơ quan quản trị và nội bộ ngân hàng;

+ Phối hợp với ALCO xây dựng và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch dự phòng thanh khoản (Contingency funding plan) khi cần thiết; thực hiện các phương án hành động theo sự phê duyệt của BĐH đảm bảo NH có đủ nguồn lực để vượt qua khủng hoảng.

-Bộ phận quản trị rủi ro lãi su t:

Chủ động duy trì quản trị rủi ro lãi suất của Agribank trong hạn mức cho phép và tuân thủ các qui chế, qui trình và chính sách quản trị rủi ro lãi suất do

LCO và HĐQT phê duyệt; thực hiện quản trị rủi ro lãi suất thông qua tái cấu trúc bảng cân đối tài sản và sử dụng các công cụ phái sinh.

- Quản trị rủi ro lãi suất thông qua tái cấu trúc bảng cân đối tài sản


+ Sử dụng công cụ FTP nhằm lượng hóa thu nhập lãi ròng của t ng đơn vị kinh doanh (tách biệt bộ phận huy động vốn và cho vay, đầu tư) và chuyển toàn bộ rủi ro lãi suất t các đơn vị kinh doanh về quản trị tập trung tại Trụ sở chính.

Tham mưu tư vấn cho ALCO xem xét phê duyệt chính sách giá điều chuyển vốn nội bộ FTP và chính sách lãi suất huy động và cho vay, đề xuất BĐH quyết định triển khai, đảm bảo điều tiết hoạt động huy động vốn, cho vay phù hợp với cân đối vốn, hạn mức lãi suất và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh trong t ng thời kì.

- Quản trị rủi ro lãi suất thông qua các công cụ tài chính phái sinh


+ Làm đầu mối phối hợp với các phòng/ban thuộc vòng kiểm soát thứ nhất để sử dụng các công cụ phái sinh nhằm duy trì trạng thái rủi ro lãi suất tuân thủ theo các hạn mức và chính sách quản trị rủi ro lãi suất đã được HĐQT và LCO phê duyệt.

Đề xuất các phương án xử lí vi phạm hạn mức rủi ro lãi suất và trình BĐH


phê duyệt.


+ Phối hợp với ALCO xây dựng và phân tích các báo cáo rủi ro lãi suất; rà soát các giả định về hành vi ứng xử trong điều kiện kinh doanh bình thường, trường hợp căng thẳng, khủng hoảng, trình ALCO phê duyệt.

+ Tham gia xây dựng các sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Bộ phận kiểm toán nội bộ: Phải tiến hành đánh giá độc lập mức độ phù hợp và hiệu quả của quá trình LM, bao gồm nội dung sau:

- Rà soát mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách và qui trình trong LM;


- Rà soát tính chính xác của việc xác định giá trị trạng thái rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, bao gồm rà soát cả các giao dịch không phù hợp với các điều kiện thị trường.

- Rà soát mức độ tuân thủ của LM và hoạt động kinh doanh ngân hàng với chiến lược LM của Ngân hàng.

- Đánh giá mức độ tuân thủ của ngân hàng với các qui định pháp lí và các qui định nội bộ.

- Rà soát mức độ hiệu quả của phương pháp đo lường trạng thái rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất và hoạt động kiểm nghiệm sức căng.

- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có: Cơ chế kiểm soát chặt chẽ; qui trình nhận biết và lượng hóa rủi ro phù hợp; các hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất như chính sách, qui trình, phương pháp luận; hệ thống thông tin đầy đủ; qui trình, chính sách thường xuyên được cập nhật, rà soát.

- Bộ phận kiểm toán nội bộ phải đảm bảo thực hiện vai trò định kì giám sát độc lập việc triển khai và tuân thủ các chính sách ALM của ALCO, các ban chuyên môn, chi nhánh và các đơn vị liên quan trong toàn hệ thống;


- Đề xuất, khuyến nghị và trình ban lãnh đạo xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các qui định, qui trình liên quan đến ALM của Agribank, đảm bảo công tác LM được thực hiện có hiệu quả.

3.2.1.3. Xây dựng qui trình ALM

Trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định trong chính sách ALM, Agribank cần xây dựng qui trình LM để đạt được các mục tiêu đó. Về cơ bản qui trình ALM bao gồm những bước chính sau:

Thứ nh t, xác định ph m vi của ALM.


Phạm vi của ALM cần bao gồm những nội dung cơ bản mà ALM phải thực hiện như sau: Thực hiện phân tích và theo dõi các thay đổi trên bảng Cân đối kế toán của ngân hàng, điều chỉnh cơ cấu TSC, TSN nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược kinh doanh về lợi nhuận, an toàn vốn. Xác định các rủi ro mà LM cần quản trị gồm rủi ro lãi suất và thanh khoản. Bên cạnh đó, LM cũng cần kết hợp với các bộ phận quản trị các loại rủi ro khác để biết được mức độ rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải, đặc biệt là rủi ro tín dụng, … t đó có những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình ALM.

Thứ hai, xác định và thu thập các yếu tố đầu vào của qui trình ALM.


Các yếu tố đầu vào cần thu thập là những yếu tố cần thiết để thực hiện các nội dung thuộc phạm vi LM đã xác định ở bước 1. Về cơ bản bao gồm các yếu tố: T ng khoản mục TSN, TSC; lãi suất, kì hạn, tái tục; chênh lệch giá, dự báo tăng trưởng.

Thứ ba, qui trình xử lí thông tin.


Với các mô hình lựa chọn sử dụng cùng với các giả định (nếu có) các thông tin sẽ được tổng hợp xử lí theo mục đích của LM.

Thứ tư, đầu ra của qui trình ALM.


Các thông tin được xử lí đã được tổng hợp thành các báo cáo LM là cơ sở để phân tích thực trạng TSN, TSC, rủi ro của ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định LM phù hợp. Các báo cáo LM cơ bản gồm:


- Bảng Cân đối kế toán và báo cáo thu nhập (hiện tại và kế hoạch);

- Báo cáo chênh lệch so với số thực tế trước đó, ngân sách và khế ước;

- Số thực tế và dự báo đối với hạn mức và hướng dẫn chính sách LM;

- Tình hình thị trường, kịch bản lãi suất;

- Hệ số thanh khoản và dòng tiền/cập nhật yêu cầu tài trợ ròng;

- Báo cáo G P tái định giá thông thường;

- Mô phỏng thu nhập phản ứng với cú sốc lãi suất;

- Phân tích kì hạn của TSC và TSN.

Trong qui trình ALM, Agribank cần quan tâm đến xây dựng và hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro lãi suất là hai loại rủi ro thuộc phạm vi của LM.

a. Quản trị rủi ro thanh khoản


Agribank tiếp tục thực hiện Quyết định số 2140/QĐ-HĐTV-TKDB ngày 28/11/2011 Qui định về quản trị thanh khoản trong hệ thống Agribank. Tuy nhiên cần hoàn thiện thêm các vấn đề sau:

Thứ nh t, cải tiến phương pháp đánh giá tr ng thái rủi ro thanh khoản


Để quản trị tốt rủi ro thanh khoản cần phải đánh giá xem trạng thái thanh khoản của ngân hàng đang ở tình trạng nào, dư th a hay thiếu hụt? Hiện nay, phương pháp đánh giá thanh khoản tại Agribank đang sử dụng chủ yếu là phương pháp chỉ số thanh khoản dựa trên những số liệu của bảng Cân đối kế toán và dữ liệu trên hệ thống IPCAS. Bản chất của phương pháp chỉ số này là phương pháp tĩnh. Với phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh yêu cầu ngân hàng luôn phải duy trì một lượng cụ thể về tài sản thanh khoản tương quan với những khoản nợ tại mỗi thời điểm nhất định. Với phương pháp này sẽ đảm bảo rằng ngân hàng có đủ những tài sản dự trữ thứ cấp có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để làm tăng vốn khả dụng đáp ứng bất kì nhu cầu chi trả nào. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy việc tuân thủ các yêu cầu về tỉ lệ tài sản thanh khoản không chỉ ra được tình trạng thanh


khoản thực tế của ngân hàng. Danh mục kì hạn TSC và TSN của ngân hàng phụ thuộc vào loại thị trường cụ thể tài trợ cho chúng và điều này đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chẳng hạn với thị trường phái sinh sẽ làm thay đổi đáng kể kì hạn cũng như tính thanh khoản của sản phẩm. Như vậy một chính sách thanh khoản hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào “lớp đệm” do tài sản dự trữ mà còn phụ thuộc vào sự quản trị, theo dõi và dự đoán trạng thái thanh khoản tương lai cũng như chính sách đa dạng thích hợp về nguồn tài trợ và sự duy trì các phương tiện hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Việc quản trị bằng cách duy trì các tỉ lệ tài sản thanh khoản có thể dẫn đến việc ngân hàng nắm giữ một lượng quá mức tài sản thanh khoản để bù đắp rủi ro làm giảm hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại lại nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản quá nhỏ không đủ cho yêu cầu thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Chính vì vậy, bên cạnh phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, Agribank cần sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích “thanh khoản động”.

Công cụ quan trọng để có thể phân tích thanh khoản theo phương pháp “động” là thang đáo hạn trong đó cần có những thông tin về kì hạn còn lại của các TSC và TSN theo hợp đồng tại bất kì thời điểm nào. Điều kiện này hoàn toàn có thể đáp ứng được tại Agribank hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống IPCAS. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là không chỉ đánh giá thanh khoản d ng lại ở thang đáo hạn theo kì hạn danh nghĩa của hợp đồng (vì nếu như thế thì vẫn là d ng ở trạng thái “tĩnh”) mà còn phải kết hợp với những đánh giá, dự báo thay đổi các luồng tiền ra, luồng tiền vào trong tương lai, tức là phải đánh giá cung, cầu thanh khoản trong trạng thái động. Cụ thể:

* Quản trị rủi ro thanh khoản theo các tình huống kịch bản khác nhau


- Phân tích trong tình huống kịch bản hoạt động kinh doanh NH diễn ra bình thường: Dựa trên các yếu tố lịch sử, đánh giá biến động của t ng luồng tiền ra, vào để tính được xác suất thay đổi t kì đáo hạn danh nghĩa (trên hợp đồng) đến kì đáo hạn thực tế nhằm xác định khe hở cần tài trợ cho mỗi kì hạn.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 22/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí