điều kiện thực tế, nghiên cứu lựa chọn một số hạng mục để tập trung ưu tiên triển khai, tạo ra chuyển biến đột phá.
Kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp…Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể các thành viên, các ngành, các cấp chủ động bám sát cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai ở các địa phương, nhất là về cơ chế, chính sách, cách thức sử dụng các nguồn lực ngân sách Nhà nước, việc huy động nguồn lực của người dân và chất lượng thi công các công trình.
3.6.2. Quan điểm định hướng của xã Bằng Lang
Tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, xử lý rác thải, các thiết chế văn hoá, cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới; phát huy và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.
Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết với các HTX, Doanh nghiệp trong thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hàng năm ngành nông lâm thủy sản.
Tiếp tục thực hiện đề án phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, thực hiện đề án phát triển làng nghề truyền thống.
Tiếp tục tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Đảm bảo chính sách an sinh xã hội, nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo.
3.6.3. Giải pháp duy trì nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thực Hiện Nhóm Tiêu Chí Kinh Tế Và Tổ Chức Sản Xuất Ở
- Tình Hình Thực Hiện Tiêu Chí 12 – Lao Động Có Việc Làm
- Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Bên Ngoài Đến Sản Xuất Của Hộ Nông Dân Được Điều Tra Năm 2017
- Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
3.6.3.1. Nâng cao thu nhập
- Tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông: Vốn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của các
hộ nông dân. Do vậy, việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các hộ nghèo và cận nghèo chưa mạnh dạn vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa: Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị hiện đại. Tiếp tục duy trì vầ phát triển nhân ra diện rộng mô hình sản xuất mạ khay áp dụng máy cấy; tiếp tục thành lập nhóm, tổ như Tổ làm đất, Tổ máy cấy, Tổ máy tuốt lúa.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý: Do diện tích đất nông nghiệp của các hộ khá nhiều, do vậy mỗi hộ gia đình nên lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý để đảm bảo vấn đề lương thực cũng như góp phần vào thu nhập của hộ gia đình. Cần đưa các giống cây trồng phù hợp có năng suất cao vào sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao như lúa chất lượng cao, cây lạc, các loại cây đặc sản địa phương, trồng cây lâm nghiệp. Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân áp dụng nghiêm ngặt cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống để tránh rủi ro trong sản xuất.
3.6.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Lao động nông thôn có trình độ hạn chế, muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc đào tạo nghề cho nông dân cũng cần quan tâm đến lĩnh vực quản lý kinh tế để người nông dân có tầm nhìn rộng và toàn diện hơn.
+ Khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương để tăng khả năng tìm kiếm việc làm như chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa điện tử dân dụng.
+ Các cơ sở đào tạo có thể liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài xã để thực hiện đào tạo theo hợp đồng với những ngành nghề mà doanh nghiệp cần, sau khi đào tạo sẽ giải quyết việc làm cho lao động tại doanh nghiệp đó.
+ Bên cạnh việc đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại đối với những lao động đã có nghề nhằm nâng cao trình độ cũng như đáp ứng nhu cầu của công nghệ.
Ngoài việc thực hiện đào tạo nghề, cần thường xuyên tư vấn cho lao
động về hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp họ có lựa chọn đúng đắn.
3.6.3.3. Tăng cường liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản
Sản xuất của các hộ nông dân vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần định hướng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng NTM, giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn thành lập các HTX nông nghiệp điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường, xây dựng thương hiệu có liên kết với đơn vị thu mua sản phẩm đầu ra, nâng cao giá trị nông sản, lợi nhuận và thu nhập cho hộ dân. Trên thực tế, tại xã Bằng Lang đã thành lập các tổ sản xuất lúa chất lượng cao, chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệm nhưng việc liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, cchinhs vì vậy trong thời gian tới xã phải thực sự vào cuộc để chỉ đạo hướng dẫn các nhóm tổ liên kết trong sản xuất, đồng thời kêu gọi các Doanh nghiệp trong và ngoại huyện đến thu mua bao tiêu sản phẩm cho nhân dân.
3.6.3.4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp như đường giao thông, thủy lợi. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả cây trồng trên địa bàn xã. Giao thông cũng là yếu tố quan trọng, để tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hoạt động của máy móc thiết bị, ngoài ra để phục vụ cho giao lưu vận chuyển buôn bán hàng hóa.
Các nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn tại địa phương còn hạn chế, do đó chính quyền, địa phương cần lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
3.6.3.5. Ứng dụng và triển khai những tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất
Nhiều năm gần đây, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sự tác động, đóng góp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn còn hết sức hạn chế, chưa đáng kể. Vì vậy, để khoa học công nghệ thực sự trở thành nguồn lực để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng hàng hóa, hiện đại và phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế, đặc biệt cần phát triển hệ thống khuyến nông. Nội dung chuyển giao phải thiết thực, phù hợp với trình độ tiếp thu, tập quán, văn hoá của địa phương.
+ Xác định được hướng ưu tiên trong quá trình vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trong thời gian tới, tiếp tục ưu tiên thử nghiệm các giống cây trồng, giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng Lang được xác định là xã trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Quang Bình. Trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM cùng với các địa phương trong cả nước, xã Bằng Lang đã thu được những kết quả nhất định, năm 2016 đã được Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Đến năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 9%; thu nhập bình quân đầu người 26,2 triệu đồng năm 2017, cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm...) được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, an ninh trật tự xã hội được giữ vững.
Từ thực trạng của nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang được đánh giá như sau:
+ Tiêu chí 10 – Thu nhập: Qua nghiên cứu, thu nhập có sự chênh lệch giữa các thôn, nguyên nhân là do trình độ dân trí và sự tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, dịch vụ ở các thôn, bản chậm phát triển, hàng hóa nhỏ lẻ không có thị trường tiêu thụ, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn khá thấp, Mặt khác, kỹ năng canh tác của bà con nông dân còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất cây trồng chưa cao, người dân không có nhiều nghề phụ, do đó thu nhập vẫn ở mức chưa bền vững.
+ Tiêu chí 11 – Hộ nghèo: Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo đạt 9,8% và đáp ứng điều kiện đạt Nông thôn mới, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ cao, phần lớn hộ nghèo thiếu vốn, việc tiếp thu kiến thức kinh tế, kỹ thuật của một bộ phận không ít còn thụ động, thiếu năng lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Theo đánh giá của UBND xã Bằng Lang, số hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo nếu không có các biện pháp thực hiện việc giảm nghèo bền vững.
+ Tiêu chí 12 - Lao động có việc làm: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang từ năm
2015 đến 2017. Tuy nhiên, tỉ lệ làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp của xã khá cao. Lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là rất thấp.
+ Tiêu chí 13 - Tổ chức sản xuất: Theo tiêu chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia để đạt tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất thì phải có tổ hợp tác, HTX hoạt động hiệu quả, xã đã đạt tiêu chí 13 năm 2016 và năm 2017 với lần lượt 03 Hợp tác xã và 11 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, xã Bằng Lang chưa có các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề Công nghiệp, đặc biệt, không có các Trang trại trồng trọt. Các Hợp tác xã và Tổ hợp tác chủ yếu hình thành để người dân cùng tham gia sản xuất Nông nghiệp với quy mô nhỏ, do đó chưa có doanh thu cao và chưa tạo được nhiều công ăn việc làm cho một số lao động nông nhàn.
Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã có những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất ở địa bàn nghiên cứu: Bên cạnh những cơ hội và điểm mạnh thì cần đặc biệt lưu ý đến những thách thức (Công tác quản lý và thực hiện xây dựng NTM sẽ có nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Việc huy động vốn đầu tư để thực hiện xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn. Người dân thiếu việc làm lúc nông nhàn, thu nhập thấp. Quá trình đô thị hóa nông thôn nhanh có thể phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây mất trật tự trị an).
Nhằm thực hiện xây dựng Nông thôn mới một cách bền vững một số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất (Từ tiêu chí 10 đến tiêu chí 13) trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang để thực hiện trong thời gian tới đó là: Nâng cao thu nhập; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tăng cường liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản; xây dựng cơ sở hạ tầng; ứng dụng và triển khai những tiến bộ mới về khoa học công nghệ vào sản xuất.
2. Kiến nghị
Trong triển khai thực hiện chương trình XDNTM các văn bản, thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ban ngành đề ra nên kịp thời, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay.
Đề nghị tỉnh Hà Giang, huyện Quang Bình xem xét cấp nguồn kinh phí cho xã Bằng lang để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn như thủy lợi, đường giao thông nông thôn của xã nhằm đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Xã Bằng Lang cần phối hợp với các Trung tâm Dạy nghề, Công ty, doanh nghiệp trong đào tạo nghề đảm bảo khi đào tạo xong có công việc làm ngay. Đồng thời định hướng cho nhân dân đi xuất khẩu lao động và đi làm các công việc tại các khu công nghiệp, một mặt giải quyết được nguồn lao động dôi dư, một mặt có nguồn thu nhập góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập của xã.
Xã Bằng Lang tạo điều kiện thuận lợi và mời gọi các Doanh nghiệp, HTX đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã như Doanh nghiệp sản xuất chế biến Gạo chất lượng cao Quang Bình, Công ty cung ứng máy Nông nghiệp An Đạt Thành Hà Giang...để phối hợp ứng dụng tiến bộ khoa học đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nhân dân nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập.
Thực hiện những giải pháp kinh tế nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang cần phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội, gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong quá trình phát triển, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần phải bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa kinh tế xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang phát triển bền vững và đúng hướng trong những năm tiếp theo đảm bảo xã giữ vững và nâng cao được chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nhất là nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức lại sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCH Trung ương Đảng Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư “Về nông nghiệp, nông dân,nông thôn”.
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
3. Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
4. Chính phủ, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tư số: 54/2009/TT- BNNPTNT “Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.
6. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chính phủ, Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định số 69/2009/QĐ-BNN - VPĐP, ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
9. TS. Mai Thanh Cúc – TS. Quyền Đình Hà – Th.S. Nguyễn Thị Tuyết Lan – Th.S. Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.