Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Bên Ngoài Đến Sản Xuất Của Hộ Nông Dân Được Điều Tra Năm 2017


Bảng 3.21: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ nông dân được điều tra năm 2017


TT


Chỉ tiêu

Thôn Hạ

Thôn Hạ Thành

Thôn Trung

Chung của 3

thôn

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%


Số phiếu

40

100

40

100

40

100

120

100

1

Đất đai









-

Đủ

35

45,00

34

25,00

31

52,50

100

44,17

-

Thiếu

5

55,00

6

75,00

9

47,5

20

55,83

2

Vốn SX

40

100,00

40

100,00

40

100,00

120

100,00

-

Đủ

16

40,00

13

32,50

10

25,00

39

32,5

-

Thiếu

24

60,00

27

67,50

30

75,00

81

67,5

3

Thủ tục

vay vốn

40

100,00

40

100,00

40

100,00

120

100,00

-

Dễ

13

32,50

15

37,50

11

27,50

39

32,5

-

Khó

27

67,50

25

62,50

29

72,50

81

67,5

4

Yếu tố

đầu vào

40

100,00

40

100,00

40

100,00

120

100,00

-

Đủ

17

42,50

14

35,00

11

27,50

42

35,00

-

Thiếu

23

57,50

26

65,00

29

72,50

78

65,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang - 9

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng 21 đánh giá ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ nông dân 03 thôn được điều tra bao gồm các yếu tố:

Yếu tố đất đai: ý kiến của hộ nông dân trong 3 thôn có 100 ý kiến chiếm tỷ lệ 83,33% là đủ và 20 ý kiến tỷ lệ 16,67 cho rằng là thiếu. Như vậy, yếu tố đất đai là tương đối đủ để thực hiện sản xuất phát triển kinh tế và kinh doanh.

Vốn cho sản xuất: có 39 ý kiến chiếm tỷ lệ 32,50% cho là đủ và 81 ý kiến chiếm tỷ lệ 67,5% cho là thiếu. Điều này là có cơ sở khi không có bất cứ một Quỹ tín dụng nhân dân nào được thành lập tại xã Bằng Lang. Bên cạnh đó, chỉ có duy


nhất Ngân hàng chính sách chi nhánh tại Huyện Quang Bình, do đó nguồn vốn của người dân có thể tiếp cận là rất ít.

Thủ tục vay vốn: 39 ý kiến chiếm tỷ lệ 32,50% cho là dễ và 81 ý kiến chiếm tỷ lệ 67,5% cho là khó. Do trình độ dân trí của người dân tại xã Bằng Lang còn hạn chế, thủ tục vay vốn đòi hỏi nhiều điều kiện hết sức nghiêm ngặt, do đó, rất nhiều người được hỏi cho rằng thủ tục vay vốn là khó.

Yếu tố đầu vào: 42 ý kiến chiếm tỷ lệ 35,00% cho là đủ và78 ý kiến chiếm tỷ lệ 65,00% cho là thiếu. Điều này cho thấy, các yếu tố như phân bón, công cụ, dụng cụ, vật tư, cây giống, con giống không đáp ứng đủ yêu cầu của người dân tại xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

3.5.3. Cách thức triển khai Chương trình, dự án, tập huấn kĩ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

Khuyến nông, khuyến lâm là nhân tố giúp cho nông dân những kiến thức về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân, chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

Qua điều tra 120 hộ nông dân được điều tra trên địa bàn 03 thôn: Hạ, Hạ Thành, Trung của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang thì số ý kiến về kiến thức, kỹ năng thu được từ tham gia chương trình dự án khuyến nông, lâm, ngư ở mức bình thường chiếm 29%, số ý kiến thu được ở mức nhiều là 75,83%, không có ý kiến nào cho rằng kiến thức, kỹ năng thu được từ tham gia Chương trình, dự án, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là ít. Qua đó cho thấy chương trình triển khai dự án khuyến nông, khuyến ngư chưa đạt được hiệu quả cao. Mức độ áp dụng các kiến thức triển khai dự án khuyến nông, lâm, ngư vào thực tế công việc qua điều tra 120 hộ nông dân như sau: 32,5% ý kiến cho rằng áp dụng kiến thức được triển khai vào thực tế là nhiều; 67,5% ý kiến là áp dụng bình thường và không có ý kiến nào cho rằng mức độ áp dụng thực tế của kiến thức thông qua tham gia Chương trình, dự án, tập huấn


khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư là ít. Điều này cho thấy, cấp ủy, chính quyền xã Bằng Lang đã làm rất tốt công tác phối hợp với ngành khuyến nông để đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các Chương trình, dự án, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Bảng 3.22: Bảng đánh giá của các hộ dân về các Chương trình, dự án, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư


Chỉ tiêu

Thôn Hạ

Thôn Hạ

Thành

Thôn

Trung

Chung của 3

thôn

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số ý

kiến

Tỷ lệ

%

Số phiếu phỏng vấn

40

100

40

100

40

100

120

100

1. Kiến thức, kỹ năng thu được từ tham gia Chương trình, dự án, tập huấn khuyến

nông, khuyến lâm, khuyến ngư

- Nhiều

30

75

32

80

29

72,5

91

75,83

- Bình thường

10

25

8

20

11

27,5

29

24,17

- Ít

0

0

0

0

0

0

0

0

2. Mức độ áp dụng thực tế của kiến thức thông qua tham gia Chương trình, dự án, tập

huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

- Nhiều

16

40

13

32

10

25

39

32,5

- Bình thường

24

60

27

67

30

75

81

67,5

- Ít

0

0

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

3.5.4. Phân tích ma trận SWOT của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Qua những thuận lợi và khó khăn trên đề tài sử dụng công cụ phân tích SWOT để tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong việc thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong chương trình xây dựng NTM tại địa phương từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, kết quả thu được tại bảng sau:


Bảng 3.23: Phân tích ma trận SWOT của xã Bằng Lang



MA TRẬN SWOT

O (Cơ hội)

O1- Được sự giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.

O2- Được hưởng nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước.

O3- Tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực đáp ứng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật.

O4- Đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân nên được hưởng ứng nhiệt tình. O5- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những tín hiệu tốt là cơ sở và động lực để nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất, tinh

thần cho người dân.

T (Thách thức)

T1- Công tác quản lý và thực hiện xây dựng NTM sẽ có nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm.

T2- Việc huy động vốn đầu tư để thực hiện xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn.

T3- Người dân thiếu việc làm lúc nông nhàn, thu nhập thấp.

T4- Quá trình đô thị hóa nông thôn nhanh có thể phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây mất trật tự trị an.


S (Điểm mạnh)

S1- Cán bộ và người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng NTM.

S2- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi vào sản xuất, các sản phẩm nông, lâm nghiệp trở thành hàng hóa trong trao đổi, buôn bán.

S3- Nguồn nhân lực dồi dào, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. S4- An ninh – chính trị ổn định, người dân luôn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Kết hợp SO

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân về xây dựng NTM; Sử dụng các nguồn vốn được hỗ trợ đầu tư đúng mục địch và có hiệu quả (S1, S3, 01,02,03).

- Đưa các công, con có giá trinh kinh tế cao vào sản xuất và chăn nuôi; Tăng ường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi; Quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thực hiện Dồn điền đổi thửa (S2, S3, S4, O3,

O4, O5).

Kết hợp WO

- Tổ chức Hội nghị tư vấn ngành nghề cho người lao động, đặc biệt là tư vấn đi làm việc tại ccs khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu đi lao động nhằm nâng cao thu nhập (W1, W3, W5, O1, O2, O4).

- Phối hợp với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, đồng thời thành lập các HTX, Tổ hợp tác thu mua bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân (W2, W4, W6, W7, O3, 05).

W (Điểm yếu)

W1- Xã còn nhiều khó khăn; xuất phát điểm xây dựng Nông thôn mới còn thấp.

W2- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp

ứng, trình độ dân trí,

Kết hợp ST

-Xây dựng Kế hoạch phát triển sản xuất các loại cây trồng đúng theo quy hoạch. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát

trong quá trình triển

Kết hợp WT

-Tổ chức tập huấn trong công tác quản lý và thực hiện NTM cho cán bộ xã; Tuyên truyền các chính sách về NTM cho nhân dân biết và

thực hiện; Đinh hướng


tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế. W3- Thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc đóng góp của người dân.

W4- Thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng. Cơ sở vật chất, giao thông, chợ nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu buôn bán của người dân

W5- Người dân chưa nhận thức hết vai trò của mình trong việc cùng tham gia thực hiện các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới W6- Sản xuất nông lâm nghiệp còn lạc hậu, các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa được đầu tư.

W7- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đa dạng, một số hợp tác xã còn hoạt

động chưa hiệu quả

khai thực hiện (S1, S2, S4,T1, T4).

-Chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất Nông nghiệp sang lĩnh vực thưng mại dịch vụ và các ngành nghề khác (S2, S3, T2, T3)

phát triển sản xuất, ngành nghề cho dân (W1, W3, W5, T1, T2).

-Đề nghị cấp trên bố trí nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành các HTC, Tổ hợp tác thu mua sản phẩm nông sản; phát triển các ngành nghề thương mại dịch vụ (W2, W3, W4, W6, W7, T2, T3, T4).


Xây dựng NTM là chương trình mục tiêu Quốc gia nhằm phát triển một cách tổng thể cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở các địa phương. Đây được coi là cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Khi đưa vào thực hiện mỗi địa phương cần phân tích để hiểu rò thuận lợi, khó khăn, cơ hội cùng như thách thức địa phương cần vượt qua để từ đó có những hướng đi đúng đắn nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương. Để quá trình xây dựng NTM thu được kết quả như mong đợi và mang tính bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Vì vậy vấn đề đặt ra của chính quyền địa phương là tìm ra biện pháp để tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

* Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới tại xã Bằng Lang

Một là, với mục tiêu đề ra là tập trung nghiên cứu các tiêu chí thuộc nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất, chủ động, tham khảo và thu thập các số liệu, báo cáo, phỏng vấn nhân dân sẽ biết được thực trạng của địa bàn nghiên cứu.

Hai là, nhận định phân tích, đánh giá từng tiêu chí cụ thể như tiêu chí thu nhập được thu từ những nguồn nào, nguồn nào ổn định hơn; tiêu chí hộ nghèo, nguyên nhân nghèo, khả năng tái nghèo; Tiêu chí lao động có việc làm, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực, nhu cầu đào tạo nghề của nhân dân, định hướng cho xã khả năng về xuất khẩu lao động của địa phương.

Ba là, xác định tiềm năng, lợi thế của địa bàn nghiên cứu đó là điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi mua bán, xã có nguồn nhân lực dồi dào.

Bốn là, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tiềm năng thế mạnh của địa bàn nghiên cứu, tác giả đã làm việc với cấp ủy, chính quyền đề xuất và định hướng được những giải pháp để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí nghiên cứu.


3.6. Một số giải pháp thúc đẩy thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở xã Bằng Lang

3.6.1. Quan điểm và định hướng của tỉnh Hà Giang và huyện Quang Bình

Về quan điểm chỉ đạo, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả triển khai Chương trình trên cơ sở lựa chọn một số nội dung tác động trực tiếp đến sản xuất, đời sống của người dân trên địa bàn để ưu tiên tập trung chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực thực hiện: Phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, thôn (giao thông, thủy lợi, nước sạch, môi trường, trường học, trạm y tế); phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn; nâng cao hiệu quả truyền thông, đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện Chương trình.

Tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho triển khai Chương trình. Căn cứ cơ chế, chính sách của Trung ương, địa phương chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp với điều kiện cụ thể trên địa bàn.

Tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn từng xã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân. Mỗi xã chọn một hoặc một nhóm 2 - 3 sản phẩm chủ lực có thị trường để xây dựng phương án sản xuất trên diện rộng.

Dành một tỷ lệ ngân sách thỏa đáng và tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới trên cơ sở điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách của địa phương.

Chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường… Mỗi địa phương căn cứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022