Cho Vay Cầm Cố Cổ Phiếu Chưa Niêm Yết ( Youotc )


Mức cho vay:


Tổng số tiền khách hàng phải trả cho ABBANK khi đáo hạn khoản vay ( nợ gốc + lãi vay + phí ( nếu có ))


=

Tổng số tiền thực tế khách hàng được nhận phát sinh từ sản phẩm huy động vốn tính đến thời điểm kết thúc

khoản vay ( giá trị gốc + lãi )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - 8

Phương thức trả nợ :

- Trả lãi : lãi trả hàng tháng, cuối kỳ.

- Trả nợ gốc: cuối kỳ

2.2.2.10 Cho vay thấu chi ( YOUoverdraft )‌

Đối tượng và điều kiện áp dụng chung: Cá nhân là người Việt Nam có nhu cầu sử dụng dịch vụ thấu chi tại ABBANK. Có độ tuổi từ 18 trở lên và thời hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với Nam và 55 tuổi đối với Nữ. Có hộ khẩu thường trú/ tạm trú tại các Tỉnh/ Thành phố nơi có ĐVKD của ABBANK trú đóng.

Mục đích vay vốn: Tiêu dùng

Phương thức cho vay: Cho vay theo hạn mức thấu chi.

Thời hạn hiệu lực hạn mức thấu chi: Tối đa 12 tháng

Phương thức rút vốn : KH rút vốn trên tài khoản thấu chi, bằng hình thức:

Rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán từ máy ATM bằng các loại thẻ ATM của ABBANK. Rút tiền mặt, chuyển khoản thanh toán tại các điểm giao dịch trong toàn hệ thống ABBANK

Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ ATM của ABBANK.

Phương thức thu nợ: Thu lãi:

Thu lãi định kỳ: vào ngày 05 hàng tháng. Riêng đối với các khoản thấu chi dành cho cán bộ nhân viên, trả lãi là vào ngày 02 hàng tháng.

Thu lãi cuối kỳ: Trường hợp hạn mức thấu chi có TSĐB là sản phẩm huy động vốn lãnh lãi cuối kỳ hoặc KH cam kết không lãnh lãi tiền gửi trong suốt thời hạn hiệu lực của hạn mức thấu chi thì có thể áp dụng phương thức lãi trả cuối kỳ.

Thu nợ thấu chi: Thu toàn bộ dư nợ vào ngày chấm dứt hạn mức thấu chi.


Thu hàng ngày: Ngay khi tài khoản thấu chi có số dư có, hệ thống tự động trích thu nợ gốc từ tài khoản thấu chi của KH theo một hoặc cả hai phương thức sau tùy phương thức nào đến trước:

- Cho đến hết nợ thấu chi.

- Cho đến hết số dư có trên tài khoản thấu chi.

Loại tiền cho vay – thu nợ: đồng Việt Nam (VNĐ)

Lãi suất, các loại phí cho vay: theo quy định hiện hành của ABBANK ban hành vào từng thời kỳ:

Lãi = Dư nợ thấu chi thực tế x số ngày thấu chi thực tế sử dụng x lãi suất

Những khó khăn gặp phải khi mở rộng cho vay KHCN theo sản phẩm này : Do rủi ro từ hình thức cho vay này rất khó kiểm soát nên hiện tại SGD ABBANK rất hạn chế phát triển sản phẩm này.

2.2.2.11 Cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết ( YOUotc )‌

Đối tượng cho vay: Là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân người Việt Nam đang sinh sống hoạt động và cư trú hợp pháp trên lãnh thể Việt Nam.

Mục đích vay vốn : Phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Điều kiện vay vốn : theo quy định cho vay hiện hành của ABBANK.

Thời hạn cho vay :

- Đối với cho vay từng lần: thời hạn vay tối đa là 12 tháng.

- Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng : thời hạn hiệu lực hạn mức tín dụng tối đa là 12 tháng và không quá 6 tháng đối với từng hợp đồng rút vốn vay cụ thể.

Loại tiền áp dụng: Loại tiền cho vay, thu nợ là đồng Việt Nam (VNĐ)

Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng.

Tài sản đảm bảo : TSĐB là cổ phiếu thuộc danh mục “ cổ phiếu chưa niêm yết được ABBANK chấp thuận” là cổ phiếu đã được phát hành chứng nhận sở hữu và phải chuyển nhượng được, không bị bất kỳ hạn chế nào.

Mức cho vay :

- Mức cho vay tối thiểu/1 lần vay: 50 triệu đồng/cá nhân.


- Mức cho vay tối đa/1 lần vay: 15 tỷ đồng/ cá nhân.

- Mức cho vay tối đa/1 đơn vị cổ phần được tính:


Loại chứng khoán

Mức cho vay tối đa

Cổ phiếu chưa niêm yết thuộc danh mục ABBANK chấp thuận

Tối đa 50% thị giá và không quá 04 lần mệnh giá.

Nếu G xl/G tt ≥ 90% ( Giá xl: Mức giá xử lý; Giá tt: thị giá cổ phiếu) Thì Mức cho vay tối đa áp dụng = mức cho vay tối đa x 90%.

Mức giá xử lý : Mức giá xử lý = 190% x Mức cho vay tối đa áp dụng Lãi suất : Theo quy định về lãi suất của ABBANK vào thừng thời điểm. Phương thức trả nợ :

- Trả lãi: Khách hàng trả lãi định kỳ hàng tháng hoặc trả 1 lần vào cuối kỳ.

- Trả gốc: Trả vào cuối kỳ.

Xử lý cổ phiếu cầm cố : Khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hết các khoản nợ gốc, lãi, mà không được ABBANK gia hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Khi thị giá thấp hơn hoặc bằng mức giá xử lý mà bên vay không tiến hành bất cứ biện pháp nào theo quy định của ABBANK.

Các trường hợp khác ảnh hưởng đến giá trị cầm cố như: cổ phiếu bị định giá lại, bị chia tách,…

Khi cổ phiếu cầm cố được niêm yết trên thị trường chứng khoán mà khách hàng không tiến hành lưu ký theo quy định của ABBANK.

Những khó khăn gặp phải khi mở rộng cho vay KHCN theo sản phẩm này : hiện nay thị trường chứng khoán diễn biến bất thường, giá trị chứng khoán chưa niêm yết không thể hiện đúng giá trị thực của nó. Vì vậy SGD ABBANK rất hạn chế phát triển sản phẩm này.

2.2.2.12 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết ( YOUstock )‌

Đối tượng vay : cá nhân cư trú, hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

Mục đích vay vốn : Kinh doanh chứng khoán.

Loại tiền áp dụng: Loại tiền cho vay, thu nợ là đồng Việt Nam (VNĐ).

Phương thức cho vay : Cho vay từng lần.


Tài sản đảm bảo và xác định giá trị tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm tiền vay là cổ phiếu do các Tổ chức kinh tế phát hành đã được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán.

Xác định giá trị tài sản cầm cố: Giá trị TSĐB được xác định là thị giá của chứng khoán tại thời điểm cầm cố.

Thời hạn vay : Tối đa không quá 6 tháng.

Lãi suất cho vay : Áp dụng theo lãi suất hiện hành.

Mức cho vay : Mức cho vay tối thiểu: 50 Triệu đồng/cá nhân. Mức cho vay tối đa: 15 tỷ đông/ cá nhân

Loại chứng khoán

Mức cho vay

Mức giá xử lý

Cổ phiếu niêm yết:

Loại 1: Cổ phiếu có thị giá từ

80.000 đồng trở lên

Loại 2: Cổ phiếu có thị giá từ

40.000 đồng đến 80.000 đồng Loại 3: Những cổ phiếu có

thị giá từ 10.000 đồng đến

40.000 đồng.

Tối đa 50% thị giá và không quá 3 lần mệnh giá đối với các cổ phiếu xếp loại 1 , 2 lần mệnh giá đối với các cổ phiếu xếp loại 2 , 1 lần mệnh giá đối với các cổ phiếu

xếp loại 3

150% mức cho vay (làm tròn đến 100 đồng)

Không cho vay các cổ phiếu có thị giá < mệnh giá

Phương thức trả nợ: Trả lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc cuối kỳ ; Nợ gốc trả định kỳ hàng tháng hoặc cuối kỳ

Xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ : Khi đến hạn trả nợ mà bên vay không trả hết các khoản nợ gốc, lãi phí mà không được ABBANK gia hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Sau khi kết thúc phiên giao dịch bất kỳ, nếu một trong các loại cổ phiếu cầm cố giảm còn thấp hơn hoặc bằng mức xử lý mà trong 24 giờ kể từ khi khớp lệnh, bên vay không chủ động trả nợ hoặc bổ sung/thay thế tài sản đảm bảo đã được ABBANK chấp thuận, thì tiến hành xử lý tài sản cầm cố.

Các trường hợp khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ như sau: cổ phiếu bị đánh giá lại, bị tạm ngừng hay chấm dứt giao dịch, bị chia tách,…

Những khó khăn gặp phải khi mở rộng cho vay KHCN theo sản phẩm này :

hiện nay thị trường chứng khoán diễn biến bất thường, giá trị chứng khoán niêm yết


không thể hiện đúng giá trị thực của nó. Vì vậy SGD ABBANK rất hạn chế phát triển sản phẩm này.

2.2.3 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân đạt được tại Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.‌

Về số lượng khoản vay


Số lượng các khoản vay KHCN SGD


5,140

4,676

3,204

2,949

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0

31/12/09 12/31/2010 12/31/2011 10/31/2012


Hình 2.7 : Diễn biến số lượng khoản vay KHCN SGD, giai đoạn 2009 - 10/2012 Nguồn : Sao kê dư nợ ABBANK SGD vào ngày 31/12/2009 ; 31/12/2010 ; 31/12/2011 ; 31/10/2012

Qua biểu đồ ta thấy được số lượng các khoản vay KHCN SGD giảm qua các năm. Thực tế qua nhiều năm tại SGD ABBANK, rất nhiều KHCN sau một thời gian giao dịch tín dụng đã tất toán toàn bộ nợ vay và chuyển sang giao dịch tín dụng tại Ngân hàng khác.

Về dư nợ

Bảng 2.4 : Dư nợ KHCN SGD, giai đoạn 2009 – 10/2012

Đơn vị tính : tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

10 tháng 2012

Dư nợ đầu kỳ

1.470

1.887

2.637

1.547

Phát vay trong kỳ

2.167

2.550

1.390

1.258

Thu nợ trong kỳ

1.750

1.800

2.480

1.590

Tăng ròng dư nợ

417

750

-1.090

- 332

Dư nợ cuối kỳ

1.887

2.637

1.547

1.215

Nguồn : sao kê dư nợ SGD ABBANK cả năm 2009 ; 2010 ; 2011 và 10 tháng năm 2012


Năm 2010 : tổng dư nợ KHCN SGD là 2.637 tỷ đồng, tăng 750 tỷ đồng so với năm 2009. Doanh số phát vay cả năm 2010 cũng tăng 17,6% so với năm 2009, đạt mức 2.550 tỷ đồng. Đây là giai đoạn nền kinh tế trong nước khá tốt tạo điều kiện cho SGD ABBANK tăng trưởng tín dụng cá nhân.

Năm 2011, tổng dư nợ KHCN SGD là 1.547 tỷ đồng, giảm 1.090 tỷ đồng so với năm 2010. Dư nợ giảm do tổng doanh số phát vay năm 2011 chỉ đạt mức 1.390 tỷ đồng, giảm 45,5% so với năm 2010 ; trong khi đó doanh số thu nợ lại nhiều hơn so với năm 2010 là 680 tỷ đồng. Đây là giai đoạn nền kinh tế trong nước khó khăn, giá cả tăng, thị trường bất động sản trằm lắng, kinh doanh sản xuất cực kỳ khó khăn, cũng trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của SGD ABBANK gặp rất khó khăn và bất ổn. Chính vì những nguyên nhân đó khiến cho dư nợ KHCN SGD giảm đáng kể.

Tháng 10/2012, dư nợ KHCN SGD tiếp tục xu hướng giảm so với các năm trước, đạt mức 1.215 tỷ đồng. Thu nợ trong kỳ vẫn cao hơn doanh số phát vay trong kỳ, đó là nguyên nhân làm cho dư nợ giảm 332 tỷ đồng so với đầu năm.


3,000

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0


Doanh số phát vay trong kỳ

Doanh số thu nợ trong kỳ


Dư nợ cuối kỳ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 10 tháng

2012


Hình 2.8 : Doanh số phát vay, thu nợ KHCN SGD trong kỳ và dư nợ KHCN SGD, giai đoạn 2009 – 10/2012 ( Đơn vị tính : tỷ đồng)

Nguồn : Sao kê dư nợ SGD ABBANK cả năm 2009 ; 2010 ; 2011 và 10 tháng năm 2012


Về tỷ trọng dư nợ KHCN SGD trong tổng dư nợ SGD ABBANK

Bảng 2.5 : Tỷ trọng dư nợ KHCN SGD trong tổng dư nợ SGD ABBANK, giai đoạn 2009 – 10/2012.

Đơn vị tính : tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

10 tháng 2012

Tổng dư nợ SGD

ABBANK


6.028


7.325


4.368


3.888

Dư nợ KHCN SGD

1.887

2.637

1.547

1.215

Tỷ lệ dư nợ KHCN

SGD / Tổng dư nợ SGD ABBANK


31,3%


36%


35,4%


31,3%

Nguồn : Sao kê dư nợ SGD ABBANK ngày 31/12/2009; 31/12/2010; 31/12/2011; 31/10/2012


Tỷ lệ dư nợ KHCN SGD/tổng dư nợ SGD ABBANK


37.0%

36.0%

35.0%

34.0%

33.0%

32.0%

31.0%

30.0%

29.0%

28.0%


31.3%

36.0% 35.4%


31.3%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 10 tháng

2012


Hình 2.9 : Diễn biến tỷ trọng dư nợ KHCN SGD trong tổng dư nợ SGD ABBANK, giai đoạn 2009 – 10/2012

Nguồn : Sao kê dư nợ SGD ABBANK ngày 31/12/2009; 31/12/2010; 31/12/2011; 31/10/2012

Dư nợ KHCN SGD liên tục giảm kể từ năm 2011, vai trò đóng góp của dư nợ KHCN SGD vào tổng dư nợ SGD ABBANK cũng ngày càng ít đi, điều này thể hiện qua tỷ trọng dư nợ KHCN SGD trong tổng dư nợ SGD ABBANK giảm qua các năm: từ 36% năm 2010 giảm xuống 35% năm 2011 và giảm còn 31% đến tháng 10 năm 2012.


Về cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ KHCN SGD , giai đoạn 2009 – 10/2012

Đơn vị tính: tỷ đồng



Nhóm dư nợ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

31/10/2012


Số liệu

Tỷ trọng

%


Số liệu

Tỷ trọng

%


Số liệu

Tỷ trọng

%


Số liệu

Tỷ trọng

%

KHCN SGD

1.887

100%

2.637

100%

1.547

100%

1.215

100%

Tiêu dùng chung

1.466

78%

2.103

80%

1.165

75%

924

76%

- Bất động sản

1.098

58%

1.564

59%

1.040

67%

857

71%

- Xe

71

4%

126

5%

54

3%

27

2%

- Tiêu dùng

297

16%

413

16%

71

5%

40

3%

Tín chấp

26

1%

18

1%

7

0%

15

1%

SXKD

350

19%

434

16%

341

22%

252

21%

Khác

45

2%

82

3%

34

2%

24

2%

Nguồn : Sao kê dư nợ SGD ABBANK ngày 31/12/2009; 31/12/2010; 31/12/2011; 31/10/2012

Chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ KHCN SGD là dư nợ bất động sản ( chiếm bình quân 64% so với tổng dư nợ KHCN SGD và có xu hướng tăng qua các năm khảo sát ). Mặc dù dư nợ này trong năm 2011 có giảm so với năm trước do tình hình khó khăn chung của SGD ABBANK và của nền kinh tế, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ nhóm này trong tổng dư nợ KHCN SGD vẫn tăng trưởng qua các năm : từ 58% năm 2009 lên 59% trong năm 2010, lên mức 67% trong năm 2011 và 71% đến tháng 10 năm 2012. Điều này thể hiện một sự mất cân đối trong cơ cấu dư nợ KHCN SGD. Đặc biệt trong những năm qua, thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn và vẫn chưa có những chuyển biến tích cực tính đến hết quý 3 năm 2012. Nếu không có những chính sách kiểm soát rủi ro hợp lý thì SGD ABBANK sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải dựa quá nhiều vào cho vay bất động sản.

Một lĩnh vực quan trọng đang được Nhà nước khuyến khích cho vay là sản xuất kinh doanh, tuy nhiên dư nợ nhóm sản xuất kinh doanh tại SGD ABBANK lại khá thấp và chưa đóng góp nhiều vào tổng dư nợ KHCN SGD. Tỷ lệ dư nợ SXKD/tổng dư nợ KHCN SGD trung bình khoảng 20%.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí