Bảng Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng Trong 3 Năm 2011-2012-2013


Bảng 2.1. Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng trong 3 năm 2011-2012-2013

Đơn vị: VNĐ



Chỉ tiêu


2013


2012


2011

Chênh lệch năm 2013

và 2012

Chênh lệch năm

2012 và 2011

Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Tổng doanh

thu


5.492.443.182


5.230.427.100


4.576.004.667


262.016.082


5


654.422.433


14,3

Tổng

chi phí

4.874.406.246

4.627.145.065

4.033.000.994

247.261.181

5,34

594.144.071

14,7

Lợi nhuận

sau thuế


618.036.936


603.282.035


543.003.673


14.754.901


2,45


60.278.362


11,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du lịch Hy Vọng - 5

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Tổng doanh thu năm 2012 của công ty là 5.230.427.100 VNĐ, tăng 14,3% so với năm 2011. Đến năm 2013, tổng doanh thu đạt 5.492.443.182 VNĐ, tức tăng 262.016.082 VNĐ, tương đương tăng 5% so với năm 2012. Nguyên nhân Tổng doanh thu hằng năm của công ty luôn tăng là do công ty đã có những quyết sách hợp lý, đầu tư phát triển bộ phận kinh doanh, nắm bắt cơ hội, củng cố niểm tin với khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Về phần chi phí, do số lượng tour năm 2012 và 2013 tăng lên, do đó Tổng chi phí năm 2013 của công ty là 4.874.406.246 VNĐ, tương đương tăng 247.261.181 VNĐ so với năm 2012. Trong khi đó, năm 2012, tổng chi phí tăng 594.144.071 VNĐ so với năm 2011. Kết quả này là do công ty đã thực hiện tốt kế hoạch giảm thiểu lãng phí, thất thoát trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Xét về lợi nhuận: lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 đạt 603.282.035VNĐ, tức tăng 60.278.362 VNĐ, tương đương với 11,10% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 618.036.936 VNĐ, chỉ tăng 2,45% so với năm 2012. Nguyên nhân là do xu hướng tâm lý khách hàng ngày càng ưa chuộng các chương trình du lịch giá rẻ. Do vậy công ty đã áp dụng chính sách giảm giá, chấp nhận thu thu ít lợi nhuận hơn để thu hút khách hàng.

Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng trong 3 năm 2011, 2012, 2013, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên và phát triển tương đối ổn định, công ty tìm được nhiều đối tác mới, có quan hệ tốt với khách hàng và doanh thu tăng sau mỗi năm.

2.2.Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du lịch Hy Vọng

Hiện nay, Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du lịch Hy Vọng chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội. Chính các đối thủ cạnh tranh đã trực tiếp làm giảm thị phần của Công ty. Do đó, việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Nó cho doanh nghiệp thấy được mối tương quan, vị trí, điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng hơn 50 đơn vị kinh doanh lữ hành, đặc biệt trong đó có các một số đối thủ cạnh tranh tạo sức ép lớn nhất đối với Công ty: Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist chi nhánh Hà Nội, Công ty Vietravel chi nhánh Hà Nội, Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist. Cả ba Công ty trên đều là những công ty du lịch nổi tiếng và có uy tín trên thị trường Hà Nội.

Mặc dù các Công ty này có rất nhiều điểm mạnh, tuy nhiên cũng tồn tại không ít điểm yếu để Công ty cổ phần và Dịch vụ Du lịch Hy Vọng có thể cạnh tranh được. Trước hết ta phải so sánh tìm hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của chính công ty mình với các đối thủ cạnh tranh.

Về quy mô doanh nghiệp:

Cả ba đối thủ trên đều có quy mô doanh nghiệp rất lớn, đặc biệt là Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist, do được thành lập sớm trên địa bàn Hà Nội và được tài trợ nguồn vốn lớn từ công ty mẹ. Chính vì vậy, Công ty Hy Vọng cần phải tích cực mở rộng quy mô của mình trước sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh nhằm tăng sự uy tín và thu hút khách hàng đến với công ty hơn.

Về thị trường mục tiêu:

Ba công ty trên đều phân chia thị trường mục tiêu làm 2 mảng: thị trường quốc tế và thị trường nội địa.

Đối với khách nội địa: Các đơn vị tập trung khai thác các đối tượng nước ngoài thường xuyên tới Việt Nam là người Pháp, Anh, Đức, Mỹ và một số nước Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Thị trường khách du lịch nội địa: Các đơn vị hướng đến những khách hàng có nhu cầu tham quan Hà Nội và một số vùng lân cận như Hạ Long, Ninh Bình, Hải Phòng và các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Về hệ thống sản phẩm

Nhìn chung, hệ thống sản phẩm của ba đối thủ cạnh tranh đều rất phong phú, trong đó Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist có sản phẩm phong phú nhất. Các đối thủ này có các gói chương trình du lịch rất đa dạng và hấp dẫn cho cả 2 mảng thị trường nội địa và quốc tế. Họ khai thác các điểm du lịch ngoài nước như các nước thuộc ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu để áp dụng các


chương trình cho khách du lịch quốc tế đi ra. Hệ thống sản phẩm của Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du Lịch Hy Vọng có phần kém phong phú hơn khi các chương trình du lịch của Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào khách du lịch nước ngoài đi vào và khách du lịch nội địa.

Về chất lượng sản phẩm

Việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch là rất khó khăn, nó phụ thuộc lớn vào tâm lý cá nhân và xã hội của người tiêu dùng. Do vậy, việc so sánh chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng với các đối thủ cạnh tranh là không hề đơn giản và chỉ mang tính chất tương đối. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phòng Marketing đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu với nội dung đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch của từng đơn vị dành cho khách du lịch.

Cụ thể, tháng 2 năm 2014, phòng Marketing đã sử dụng phương pháp bảng hỏi với đối tượng là hơn 500 khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng và các đối thủ cạnh tranh: Sài Gòn Tourist, Hà Nội Tourist và Vietravel. Bảng hỏi được các nhân viên phòng Marketing thiết kế giúp khách hàng đánh giá một cách tổng quan nhất về các tiêu chí: địa điểm đến, phong cách phục vụ của nhân viên, dịch vụ đi kèm, phương tiện vận chuyển,... của 4 Công ty du lịch. Trong đó, thang điểm được đánh giá từ 1 đến 10, với 1 là chất lượng kém nhất và 10 tương ứng với chất lượng cao nhất. Sau khi thu thập và thống kê, phòng Marketing đã có kết quả như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm du lịch



Chỉ tiêu

Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Touris chi nhanh

Hà Nội

Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist

Công ty Vietravel chi nhánh Hà

Nội

Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy

Vọng

Điểm đánh giá trung bình về chất lượng sản

phẩm dịch vụ


8,5


8


6,5


7

(Nguồn: Phòng Sale – Marketing)

Thông qua bảng đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm du lịch cho thấy: Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist được đánh giá có chất lượng sản phẩm tốt nhất, tiếp đó là đến Công ty Vietravel. Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng được đánh giá có chất lượng sản phẩm tốt hơn so với Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist. Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của các thị trường mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Về năng lực tài chính

Biểu đồ 2.1. Khả năng tài chính của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng và các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị: Tỷ đồng


207,5


150

88,4

64

1014,2

2 5,5

250

200


150

100


50

0


Sài Gòn Tourist


Hà Nội Tourist


Vietravel Du lịch

Hy Vọng


Vốn điều lệ Tổng doanh thu


(Nguồn: Phòng Sale – Marketing) Biểu đồ trên cho thấy ba đối thủ cạnh tranh đều là những công ty có tiềm lực tài chính rất mạnh. Đặc biệt là Công ty lữ hành Hà Nội Tourist và Công ty Dịch vụ Lữ hành Sài Gòn Tourist. Ngoài việc kinh doanh lữ hành, họ còn tham gia một số hoạt đông kinh khác về khách sạn, nhà hàng, bất động sản,... Chính vì vậy họ có lợi thế cạnh tranh rất lớn về mặt đầu tư phát triển so với Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du lịch

Hy Vọng.

Về mức giá:

Mức giá của các chương trình du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: địa điểm du lịch, độ dài thời gian, các dịch vụ đi kèm,... Do vậy mức giá của các chương trình rất khác nhau. Việc so sánh giá cả các chương trình du lịch giữa các Công ty chỉ mang tính chất tương đối. Và em đã lựa chọn một số tour nội địa nổi bật của các công ty năm 2013 nhằm đưa ra đánh giá tổng quan về giá cả của Công ty du lịch Hy Vọng và các đối thủ cạnh tranh dưới đây:


Bảng 2.3. Giá bình quân của một số chương trình du lịch nội địa năm 2013



Tên Tour

Giá bình quân 1 tour/1 người (VNĐ)

Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy

Vọng

Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi

nhánh Hà Nội

Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist

Công ty Vietravel Chi nhánh Hà

Nội

Hà Nội – Đà Nẵng (4N3Đ)

5.000.000

5.490.000

4.900.000

5.199.000

Hà Nội – Đà Lạt (4NĐ)

6.200.000

6.850.000

6.199.000

6.500.000

Hà Nội – Phú Quốc (4N3Đ)

7.200.000

7.790.000

6.999.999

7.500.000

(Nguồn: Phòng Sales – Marketing)

Qua bảng giá bình quân của một số chương trình du lịch nội địa năm 2013, ta thấy được, giá trung bình các tour của Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist cao nhất và tiếp đó là Công ty Vietravel. Hai Công ty Du lịch Hy Vọng và Hà Nội Tourist có lợi thế cạnh tranh về giá lớn tương đương nhau do giá thành chêch lệch không quá cao. Về mặt này, công ty nên tiếp tục duy trì chiến lược giá thấp để thu hút nguồn khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.

Về thị phần:

Việc xác định thị phần giúp Công ty nhận ra được vị trí hiện tại của mình trên thị trường, từ đó đưa ra được định hướng, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng so sánh thị phần của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng với 3 đối thủ cạnh tranh dựa trên báo cáo số lượt khách trong năm 2013:

Bảng 2.4. Thị phần của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng và các đối thủ cạnh tranh năm 2013


Chỉ tiêu


Đơn vị


Hà Nội


Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng

Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Touris chi nhánh Hà Nội


Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist


Công ty Vietravel chi nhánh Hà Nội

1.Tổng LK

(1000)

16500

154,11

1204,5

536,2

486,7

Khách QT

Lượt

2900

9,05

101,5

166,4

60,9

Khách NĐ

Lượt

13600

145,06

1103,0

369,7

425,85

2.Thị phần



0,93

7,30

3,25

2,95

Khách QT

(%)

0,31

3,50

5,74

2,10

Khách NĐ


1,07

8,11

2,72

3,13

(Nguồn: Phòng Sales – Marketing)

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh tổng thị phần của các công ty du lịch năm 2013


Du lịch Hy Vọng 1%

Sales

Sài Gòn Tourist 7%

Hà Nội Tourist

3% Công ty Vietravel

3%


Các công ty khác 86%


(Nguồn: Phòng Sales – Marketing) Thông qua bảng so sánh và biểu đồ cho thấy thị phần của Công ty Cổ phần và

Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng còn rất khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Sai Gon Touris, Công ty này hiện đang có thị phần khách hàng rất lớn (chiếm 7,3% tổng lượng khách du lịch Hà Nội). Chính vì vậy, trong tương lai Công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, đưa ra những kế hoạch cụ thể, hợp lý để mở rộng thị phần cũng như quy mô phát triển.

Nhận xét:

Thông qua việc phân tích một số đặc điểm của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng và ba đối thủ cạnh tranh là Công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist Chi nhánh Hà Nội, Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist và Công ty Vietravel Chi nhánh Hà Nội. Ta có thể thấy, công ty Dịch vụ Lữ hành Sai Gon Tourist chi nhánh Hà Nội có lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên thị trường, tiếp đó là đến Công ty Vietravel. Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist và Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng có năng lực cạnh tranh tương đương nhau.

Như vậy, khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng trên thị trường Hà Nội tương đối là kém, chính vì vậy, trong tương lai Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, phát triển những công cụmarketing để dần nâng cao chất lượng sản phẩm, điều hòa giá cả và tăng thị phần nhằm cạnh tranh với các đối thủ của mình trên thị trường Hà Nội.


2.3. Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần và Dịch vụ Du lịch Hy Vọng

2.3.1.Chiến lược marketing mix của Công ty

Để đạt được chất lượng tốt về sản phẩm và vị thế mon muốn trên thị trường, các doanh nghiệp phải có một hệ thống marketing hoàn chỉnh liên kết được các yếu tốmarketing với nhau chặt chẽ.

Và hiện nay, Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng cũng đang xây dựng cho mình một chiến lược marketing mix được kết hợp từ 7 yếu tố: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, con người, tiến trình và minh chứng vật chất.

2.3.1.1.Sản phẩm, dịch vụ - Products

Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng đang xây dựng cho mình một hệ thống sản phẩm du lịch tương đối đa dạng và một chính sách sản phẩm linh hoạt. Hiện tại công ty chuyên phục vụ các tour khách trong nước và quốc tế với các hình thức, phương tiện khác nhau. Dịch vụ du lịch được coi là sản phẩm chính và quan trọng nhất của Công ty, do vậy, Công ty đã đầu tư kỹ càng trong việc nghiên cứu các chương trình du lịch cho riêng mình. Cụ thể:

Các chương trình du lịch nội địa:

Trong thực tế, nguồn doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty và góp phần to lớn trong nâng cao uy tín của Công ty, hỗ trợ cho du lịch quốc tế phát triển. Công ty đã đưa ra các gói sản phẩm du lịch trong nước rất đa dạng cho khách hàng lựa chọn với hơn 40 chương trình. Ví dụ các tour du lịch miền Bắc: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội - Điện Biên,...; các tour du lịch miền Trung: Hà Nội – Thanh Hóa, Hà Nội – Nghệ An,...; các tour miền Nam: Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội – Nha Trang, Hà Nội – Đà Nẵng,... Các chương trình này được phép tổ chức với 10-15 khách, 15-20 khách, 20 – 30 khách trở lên.

Hàng năm, Công ty còn thực hiện các chương trình xuyên Việt từ Bắc – Trung – Nam dài ngày giá rẻ đối với sinh viên – những người yêu thích du lịch, khám phá, trải nghiệm nhưng vẫn còn hạn chế về mặt kinh tế. Tuy chương trình này mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nó không những góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho công ty mà còn thu hút được sự chú ý của mọi người.

Các chương trình du lịch quốc tế

Đối với các chương trình này, Công ty đã có sự nghiên cứu thị trường một cách rất kỹ và cẩn thận. Các chương trình du lịch quốc tế của Công ty chủ yếu là cho người Việt Nam đi du lịch ở các nước thuộc ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia hay một số nước khác ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra Công ty cũng tổ chức các chương trình du lịch Châu Âu như Phần Lan, Pháp, Đức,... Tuy nhiên

do thu nhập nước ta chưa cao, nên các Tour du lịch Châu Âu vẫn chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số tour của Công ty.

Cũng như các công ty du lịch khác trên thị trường, muốn thu hút được nhiều khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp phải đi kèm với một số tiện ích khác để giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua bán, trao đổi. Hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng đã thực hiện các hoạt động:

Công ty mở thêm một số đại lý, văn phòng dịch vụ tại nước ngoài nhằm tăng sự thuận tiện trong quá trình thu thập thông tin về các chương trình du lịch, đặt chỗ,.. Khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về các gói và dịch vụ du lịch của công ty thông qua điện thoại, catalogue về chương trình của công ty thông qua điện thoại, fax, internet...

Công ty áp dụng khá nhiều hình thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng như sử dụng trực tiếp tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc sử dụng séc. Hơn thế nữa công ty còn cho phép khách hàng trả chậm – thanh toán trước một phần của chuyến đi, và thanh toán phần còn lại sau khi kết thúc chuyến đi.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng sẵn sàng phục vụ các khách hàng đơn lẻ theo yêu cầu với một số dịch vụ sau:

Tư vấn du lịch: khi khách hàng có thắc mắc về những vấn đề có liên quan đến du lịch thì có thể qua điện thoại hoặc tới tận nơi để tư vấn giúp khách hàng;

Đăng ký đặt phòng khách sạn: Ngoài việc ký kết các hợp đồng cụ thể phục vụ cho việc tổ chức các chương trình du lịch trọn gói công ty còn làm trung gian đăng ký đặt phòng cho khách có nhu cầu. Trong thời điểm hiện nay mức hoa hồng mà công ty được hưởng tương đối cao, việc làm trung gian đặt chỗ trong khách sạn cũng thu được một số lợi nhuận.

Dịch vụ vận chuyển: Hiện nay công ty đã có một văn phòng đại lý bán vé máy bay riêng và mở dịch vụ cho thuê xe từ 4-45 chỗ nhằm tăng thêm doanh thu, cũng như đáp ứng nhu cầu riêng lẻ cho khách hàng.

2.3.1.2.Giá – Price

Việc xác định giá của chương trình du lịch rất quan trọng, nó tác động tới sự lựa chọn của khách hàng và số lượng sản phẩm bán được. Do vậy Công ty Cổ phần và Dịch Vụ Du Lịch Hy Vọng rất cẩn trọng trong việc đưa ra mức giá của từng chương trình. Cụ thể, để đưa ra mức giá phù hợp, các nhân viên của công ty phải tính toán dựa trên các số liệu về giá khách sạn, phương tiện vận chuyển, khoảng cách địa lý, thời gian lưu trú,... Sau khi đã tính toán xong chi phí, doanh nghiệp sẽ cộng thêm 20% lợi nhuận để đưa ra mức giá cho khách hàng. Ví dụ như, Tour Hà Nội – Cô Tô của công ty sẽ có chi phí là 2 triệu đồng, doanh nghiệp sẽ cộng thêm 400.000 VNĐ tiền lợi nhuận (tương đương với 20%) và báo giá với khách hàng là 2.400.000 VNĐ cho tour

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023