Lựa Chọn Giữa Chi Phí Và Rủi Ro Trong Huy Động Vốn Của Ngân Hàng:


để có những biện pháp xử lý kịp thời. Cơ cấu này còn thể hiện thế mạnh và chiến lược vốn của NH.

Tỷ trọng của từng loại Số dư của từng loại nguồn vốn

= x 100%

nguồn vốn Tổng nguồn vốn


Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của NH, phân tích qui mô và tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn, qua đó có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp trong tương lai.

1.2.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của NHTM.

Khác với doanh nghiệp, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy việc phân tích tình hình huy động vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi phân tích tài sản Nợ của ngân hàng. Chỉ số thường được sử dụng để phân tích là:

Số dư của từng loại tiền gửi

Tỷ trọng của từng loại tiền gửi = x 100% Tổng vốn huy động

Chỉ số này giúp các nhà phân tích xác định được kết cấu của nguồn vốn huy động, qua đó giúp NH đưa ra những chiến lược khác nhau cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Một NH có lượng tiền gửi với lãi suất cao, chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn.

Thông qua việc tính tỷ trọng của từng loại tiền gửi, các nhà quản trị sẽ tính được lãi suất bình quân đầu vào:


Số dư tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i Lãi suất bình quân đầu vào =

Tổng số vốn huy động


hoặc:

Lãi suất bình quân đầu vào =∑ (Tỷ trọng tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i)

1.2.2. Quản trị nguồn vốn huy động của NHTM

Quản trị nguồn vốn của NH thực chất là tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc huy động các nguồn vốn sao cho thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn, thích hợp với điều kiện môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chung về lợi nhuận, về rủi ro, về đảm bảo khả năng thanh toán của NH.

1.2.2.1. Mục đích của quản trị nguồn vốn huy động:

Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.

Đảm bào dự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vựng, làm tiền đề cho việc nâng cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cốn cho khách hàng cả về số lượng, thời hạn và lãi suất.

Đảm bảo khả năng thanh toan và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2.2. Kiểm soát chi phí huy động vốn.

* Phương pháp chi phí quá khứ bình quân:

Là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí huy động vốn. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà NH đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi NH phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động.

Chi phí vốn = CP huy động vốn + CP hoạt động + CP vốn chủ sở hữu. cho vay (lãi) (phi lãi)

Tổng CP lãi

Lãi suất huy động bình quân =

Tổng nguồn vốn huy động

Chi phí lãi: bao gồm tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp; mức dự trữ bắt buộc theo quy định; phí bảo hiểm tiền gửi; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, tỷ


suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (Lãi suất cho vay hòa vốn – tỷ suất thu nhập hòa vốn) được tính như sau:

(Tổng CP lãi bình quân + CP lãi)

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu = để bù đắp chi phí HĐV Tổng mức cho vay và đầu tư vào các tài sản

sinh lời

Nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lệ này để có thể bù đắp tổng chi phí HĐV. Nhưng vấn đề lại đặt ra là các cổ đông của NH đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập là bao nhiêu để họ tiếp tục duy trì số vốn đã góp tại NH ?

Chi phí vốn chủ sở hữu: là CP cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp vốn vào NH. Vì nếu NH không tạo ra được tỷ suất sinh lời thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đông sẽ rút vốn và đầu tư vào nơi khác hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu ta có thể ước tính mức tỷ suất sinh lời cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì mức góp vốn hiện tại.

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu tỷ suất sinh lời tối tỷ suất lợi nhuận bình cần thiết trên vốn vay = thiểu để bù đắp chi + quân tối thiểu để

và vốn chủ sở hữu phí HĐV duy trì vốn chủ sở hữu

Trong đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân tối thiểu để duy trì vốn chủ sở hữu (tỷ suất sinh lời trước thuế cho cổ đông) bằng:


Tỷ suất sinh lời sau Vốn cổ đông

thuế cho cổ đông x 1 – Thuế suất Tài sản sinh lời

* Phương pháp chi phí vốn biên tế (cận biên):

Phương pháp chi phí quá khứ bình quân tuy đơn giản nhưng chỉ nhìn vào quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện của NH. Trong khi đó phần lớn các quyết định kinh doanh của NH là cho hiện tại và tương lai, tức phải trả lời câu hỏi: khi một khách hàng xin cấp một khoản tín dụng, để đáp ứng nhu cầu đó ngân hàng phải tốn phí là bao nhiêu? Tỷ lệ thu nhập NH phải tạo ra từ các khoản


tín dụng và đầu tư chứng khoán tương lai tối thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí huy động những nguồn vốn mới. Phương pháp chi phí vốn biên tế giả định rằng: toàn bộ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu trên của khách hàng đều bắt đầu từ việc vay trên thị trường tiền tệ.

CP huy động vốn để tài trợ

khoản vay


=

CP trả lãi theo lãi bình quân trên

thị trường tiền tệ


+

CP phi lãi để huy động vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 4


Đó là mức chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới mà NH phải bỏ ra khi huy động thêm vốn.

* Chi phí huy động vốn hỗn hợp:

Trong thực tế, mỗi một khoản cho vay của NH thường không phải được sử dụng từ một nguồn vốn duy nhất mà nó được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng một khoản vay không thể tính cho một nguồn vốn mà phải tính trên một hổn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Muốn vậy, việc tính toán chi phí nguồn vốn phải gồm có các bước:

Bước 1: Xác định lượng vốn dự kiến huy động từ mỗi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tài trợ.

Bước 2: Xác định mức khả dụng mỗi nguồn vốn.

Bước 3: Xác định chi phí lãi và phi lãi mỗi nguồn.

Bước 4: Tập hợp chi phí lãi và phi lãi của tất cả các nguồn và xác định tương quan với tổng nguồn huy động.

1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro trong quá trình huy động vốn:

Thực tế, hoạt động của các NH đã cho thấy việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NH không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn mà còn phụ thuộc vào các rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang lại. Thông thường nguồn vốn nào được huy động với chi phí thấp thì có thể có rủi ro cao và ngược lại.

* Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất thị trường giảm, NH sẽ bị thiệt hại do trước đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng


người gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà NH trả cho họ không tương xứng nên họ sẽ rút tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn. Như vậy có thể thấy rủi ro lãi suất thường xuất hiện ở những nguồn vốn huy động với thời hạn dài.

* Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của NH.

* Rủi ro vốn chủ sở hữu: khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hoàn trả của NH và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó.

1.2.2.4. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn của ngân hàng:

Nhà quản trị NH phải đương đầu với những thách thức to lớn trong việc quản trị và kiểm soát các chiều hướng rủi ro huy động vốn khác nhau.

Trước tiên là có một sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn – nguồn vốn chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay là vốn chủ sỡ hữu. Như thế, mỗi khi phải huy động vốn mới nhà quản trị NH phải lựa chọn một vị trí, theo chỉ đạo của các đại cổ đông của NH về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.

Thứ hai, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hướng rủi ro được xem xét.

Thách thức chủ yếu đối với nhà quản trị NH trong việc lựa chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều hướng rủi ro huy động vốn và điều chỉnh theo chi phí HĐV của các mức rủi ro đó.

1.3. Lãi suất huy động vốn:

Lãi suất huy động vốn là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào NH. Lãi suất có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào:

Loại tiền gửi là nội tệ hay ngoại tệ.

Loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm. Loại thời hạn là không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn.

Quy mô tiền gửi.


Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất, có thể chia làm hai loại:

Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn huy động. Nó có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị trường thay đổi

Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định là có thể lên xuống theo lãi suất thị trường trong thời hạn huy động (báo trước hoặc không báo trước).

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn ở một số NH nước ngoài.

1.4.1. Ngân hàng ANZ:

Thời gian gần đây cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường thế giới đã hết sức gay gắt và trải rộng trên mọi lĩnh vực từ cho vay, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ cũng như các loại hình dịch vụ thu phí khác và sự cạnh tranh sẽ ngày các quyết liệt hơn trong thời gian tới . Trước tình hình đó, ANZ Bank đã đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình huy động vốn cũng như phát triển, cung ứng, bổ sung thêm nhiều tiện ích cho người gửi tiền. Việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi đồng USD của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng...

ANZ Bank có kế hoạch cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: Đáp ứng nhiều yêu cầu tại một quầy giao dịch bao gồm: đổi tiền, nhận tiền, thanh toán séc; Chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiền hàng tháng hay chuyển vào một tài khoản; Trả lương tự động;... Mở rộng các dịch vụ e-banking của ANZ Bank; Cung cấp số dư về tài khoản cho khách hàng, mở tài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại nhiều nơi, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích luỹ; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với những tiện ích mới.

Một số sản phẩm của Anz bank:

*Tài khoản đa lộc:

Tài khoản Đa Lộc là tài khoản giao dịch đồng thời là một tài khoản tiết kiệm và khách hàng có thể hưởng lãi suất lũy tiến cạnh tranh phụ thuộc vào số dư trong tài


khoản lên đến 6% một năm. Tài khoản này phù hợp cho đối tượng khách hàng có nhu cầu tiết kiệm để đầu tư, những người thường xuyên giao dịch ngân hàng với dòng vốn linh hoạt mà vẫn có thể sinh lời.

Khách hàng được miễn phí rút tiền, chuyển khoản nội bộ và không hạn chế số lần giao dịch. Truy cập dễ dàng qua Internet Banking hay các chi nhánh Ngân hàng ANZ , đặc biệt, tài khoản Đa Lộc được kết nối thẻ thanh toán quốc tế Visa với hạn mức rút tiền 50.000.000 đồng/ngày, hạn mức thanh toán POS lên đến 500.000.000 đồng/ngày.

Ngoài ra, khách hàng còn được tận hưởng chương trình ưu đãi ANZ SPOT - những nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ưu đãi cho chủ thẻ ANZ khắp Châu Á.

*ANZ Progress Saver:

Mục đích: nhằm tiết kiệm tiền để đi du lịch nước ngoài, mua nhà mới, hoặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào.

Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch.

Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểm thưởng hằng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khoản là trên 10USD và không rút ra trong một tháng.

Có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking và các điểm giao dịch Internet.

*ANZ Online Saver:

Hưởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suất tính mỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng. Khách hàng hưởng lãi suất cao, không phải nộp số dư duy trì tài khoản. Có thể dễ dàng chuyển khoản trực tuyến từ tài khoản ANZ online Saver và các tài khoản khác của khách hàng tại ANZ mọi lúc thông qua ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking. Tuy nhiên khách hàng sẽ không rút tiền mặt trực tiếp.


*ANZ V2 Plus:

Với tài khoản này khách hàng vừa được hưởng lãi suất cao 5%/năm (lãi được tính hàng ngày và trả hàng quý) vừa được hưởng những dịch vụ truy cập tài khoản tại các máy ATM, Internet và phone Banking. Đặc biệt có một dịch vụ tổng đài chuyên biệt để phục vụ những yêu cầu của tài khoản này. Số dư tối thiểu để mở tài khoản này là 5.000USD. Có thể nộp, rút tiền bất cứ lúc nào mà không mất phí.

*ANZ Premium Cash Management:

Khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, số dư tài khoản càng nhiều lãi suất càng gửi càng cao. Khách hàng được quyền phát hàng séc trên tài khoản này. Số dư tối thiểu ban đầu khi mở tài khoản là 10.000 USD. Số dư duy trì là 1.000USD.

Các NH nước ngoài như ANZ, HSBC, Standard Charterd, Citibank... đã bắt đầu đẩy mạnh mảng dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán, quản lý dòng tiền dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Phương pháp marketing của một số NH nước ngoài là gây hiệu ứng “lan tỏa” từ sự hài lòng của các khách hàng cao cấp sẽ lan tỏa đến các khách hàng khác.

Công tác quản trị kinh doanh tốt, khai thác và sử dụng vốn hợp lý khiến cho nguồn vốn huy động tăng, tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Bên cạnh đó, các NH nước ngoài xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro rất hiệu quả.

1.4.2. Ngân hàng HSBC:

Ngân hàng HSBC tập trung thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp, công ty nước ngoài: nguồn vốn đầu vào cả tiền đồng và ngoại tệ của NH nước ngoài ổn định nhờ khối khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bởi các NH nước ngoài phần lớn đầu tư vốn và thực hiện các dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên nguồn thu ngoại tệ dồi dào.

HSBC chỉ nhằm vào phân khúc khách hàng tốt nhất, có khả năng thanh toán nhất của thị trường là dân cư thu nhập khá trở lên (khoảng 10 triệu đồng/tháng) ở các đô thị lớn, tỉnh có tiềm năng kinh tế. Ngoài ra, họ đầu tư và phát triển đa dạng loại hình kinh doanh và giải pháp tài chính tiêu dùng cho khách hàng trong nước và

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 13/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí