Huy Động Dưới Hình Thức Phát Hành Chứng Từ Có Giá:


1.1.5.4.Tiền gửi thanh toán khác:

Ngoài những hình thức tiền gửi nêu trê, hiện nay các NHTM còn có tiền gửi ký quỹ L/C, tiền gửi đặt cọc, tiền gửi séc bảo chi…Đây là các hình thức tiền gửi theo yêu cầu của khách hàng gắn liền với các nghiệp vụ khác của NH.

1.1.5.5. Huy động dưới hình thức phát hành chứng từ có giá:

Chứng từ có giá là giấy chứng nhận do NHTM phát hành để huy động vốn, xác nhận nghĩa vụ trả nợ một số tiền trong một khoảng thời hạn nhất định với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết giữa NHTM với người mua chứng từ có giá.

Các NHTM có thể phát hành chứng từ trực tiếp hay thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.

Đối tượng mua chứng từ có giá là tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Người mua giấy tờ có giá với mục đích là để sinh lời và đảm bảo an toàn tài sản.

1.1.5.6.Vốn đi vay:

Trong trường hợp thiếu vốn, ngân hàng chủ động đi vay trên thị trường nhằm đảm bảo thanh khoản. Các NHTM có thể vay từ các nguồn sau:

Vay NHTM: Đây là khoản vay trực tiếp các NH khác hay thông qua thị trường liên ngân hàng với mục đích đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn. Với nguồn vốn này NH có thể phải chấp nhận chi phí cao hơn vốn huy động, vì vậy chỉ trong trường hợp NH thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn thì NH vay các NHTM khác để thỏa mãn nhu cầu vốn khả dụng. Nếu NHTM không thỏa mãn được nhu cầu đó từ phía các NHTM khác thì đi vay NHTW.

Vay NHTW: Khi NHTM xảy ra tình trạng thiếu vốn có thể vay NHTW dưới hình thức tái cấp vốn, chiết khấu, tái chiết khấu hoặc cho vay thanh toán. Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW tùy theo tình hình thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rông tiền tệ, để thanh toán giữa các Nh nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các NHTM mang các giấy tờ có giá đến NHTW tái chiết khấu. NHTW thông qua nhu cầu vay vốn của NHTM, NHTW phát hành thêm tiền vào lưu thông, bổ sung vốn khả dụng cho NHTM.


1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn

1.1.6.1. Các nhân tố khách quan:

* Môi trường kinh tế:

Tình hình phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các NHTM. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào, ra của các NHTM cũng ổn định, số vốn huy động được của NHTM ngày càng tăng lên, cơ hội đầu tư, cho vay của NHTM cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế được đảm bảo.

Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Mặt khác, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của NHTM bị thu hẹp, lợi nhuận của NHTM giảm, quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào NH mà dùng tiền để mua hàng hóa có giá trị để cất trữ, khi đó khả năng huy động vốn của NH không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã gửi vào NHTM cũng có nguy cơ bị rút ra và như vậy NHTM sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới nguồn vốn huy động của NHTM. Khi chính sách tài khóa thu hẹp như tăng thuế, giảm chi tiêu Chính phủ cũng dẫn tới thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác, lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn được nguồn tiền tiết kiệm vì người gửi tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dương.

Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Khi đồng Việt Nam mất giá, dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư sẽ giảm.

Các chính sách kinh tế- chính trị của Nhà Nước, sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, nhà quản trị NH phải dự đoán được diễn biến của thị trường, nắm bắt được thời cơ để đưa ra các kế hoạch phát triển của NH trong từng giai đoạn, đề ra kế hoạch phát triển lâu


dài. NHTM phải tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển vừa đem lại lợi nhuận cho NH.

* Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà trong đó NH lại là một ngành có mức độ cạnh tranh cao. Trong những năm qua thị trường tài chính ngày càng trở nên đông đúc do sự tham gia của nhiều loại hình NH và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các TCKT là có giới hạn nên sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt hơn.

Các NHTM chủ yếu cạnh tranh bằng hai hình thức là lãi suất và dịch vụ ngân hàng. Ở nước ta, các NH chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất còn hình thức cạnh tranh bằng dịch vụ mới bắt đầu phát triển. Do đó, mỗi NH phải xác định mức NH để gia tăng nguồn vốn huy động. Điều này là rất khó khăn vì nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng phải tăng lên, lãi suất huy động thấp thì không hấp dẫn khách hàng.

* Môi trường luật pháp:

Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động của ngành NH đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật pháp. Các hoạt động của NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các TCTD và hệ thống văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Ngoài ra, ở VN hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty, do vậy các chi nhánh NH còn phải tuân thủ theo các quy định của ngân hàng mẹ ban hành trong từng thời kỳ về lãi suất, tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay,... Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạt động huy động vốn.

* Thu nhập, tâm lý khách hàng:

Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào NHTM. Thật vậy, thu nhập của người dân càng cao thì nguồn vốn huy động của NHTM càng lớn. Bởi vì người dân có thu nhập cao ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu của đời sống, họ còn dành một phần để tích lũy. Số tiền tích lũy này sẽ dùng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong tương lai.


Tâm lý và thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc huy động NH rất phát triển còn ở các nước chậm phát triển tâm lý thích dùng tiền mặt và tích lũy tiền, không gửi vào NH là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các vùng miền ở nước ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của các NHTM.

Khách hàng của NHTM bao gồm những người có vốn gửi tại NH và những đối tượng sử dụng vốn đó. Đối với các nước phát triển, khách hàng luôn có tài khoản cá nhân, thu nhập sẽ được chuyển vào tài khoản này. Nhưng ở các nước kém phát triển nhu cầu sử dụng tiền mặt thường lớn hơn. Ở khoản mục tiền gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của người gửi tiền.Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà NH có thể huy động trong tương lai còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra, vào của các nguồn tiền. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại, nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai giảm, đồng tiền bị mất giá, người gửi tiền sẽ rút tiền ra khỏi NH- đây vốn là mối lo ngại lớn của các ngân hàng. Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thường xuyên của việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mức độ sử dụng tiền càng nhiều NH càng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.

Các nhân tố khách quan cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng thu hút tiền gửi tại ngân hàng.

1.1.6.2. Các nhân tố chủ quan:

Các nhân tố được xem là chủ quan tác động đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi của NH bao gồm: lãi suất, chất lượng dịch vụ; cơ sở vật chất và các chính sách trong huy động vốn của NH…

* Lãi suất cạnh tranh

Hầu hết các nhà quản trị gặp khó khăn trong việc định giá nguồn vốn huy động. Nếu NH phải trả một mức lãi suất cao để thu hút và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi thì sẽ làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của NH, còn nếu lãi suất


huy động thấp, người gửi tiền sẽ rút tiền đem gửi ở những NHTM có lãi suất huy động cao hơn. Đây là một áp lực buộc NH phải luôn duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh để có thể thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Các NH cạnh tranh để thu hút lượng tiền gửi không chỉ với các NH khác mà còn với các tổ chức tiết kiệm, với các công cụ của thị trường vốn (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu). Do đó, chỉ một sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dòng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo những chiều hướng khác nhau.

Tuy nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uy tín,…của NHTM nhưng với lãi suất cao, linh hoạt, hợp lý thì luôn luôn có tác dụng kích thích mọi người tham gia gửi tiền. Hơn nữa mức lãi suất mà NHTM đưa ra phải luôn lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Do đó, NH phải dự đoán tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế trong năm để có thể đạt được mức lãi suất huy động hợp lý. Lãi suất ở mức huy động hợp lý cũng phải là mức lãi suất huy động đảm bảo cho sức mua tương đối giữa các loại tiền không bị thay đổi có nghĩa là phải cộng thêm vào đó những yếu tố biến động của tỷ giá. Vì vậy, xác định một lãi suất hợp lý có tính cạnh tranh là một vấn đề vô cùng quan trọng phải được nghiên cứu, cân nhắc, tính toán tỉ mĩ và toàn diện. Tuy nhiên, NHTM phải tính toán sao cho lãi suất vừa có tính cạnh tranh vừa phải đảm bảo được chi phí đầu vào thấp nhất và kinh doanh có lãi.

* Chất lượng dịch vụ ngân hàng

Một NH có các hình thức và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt thuận tiện hơn sẽ thu hút nhiều khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng có nhiều NH tham gia thị trường, khách hàng có điều kiện thuận lợi hơn để tìm cho mình một sự lựa chọn tốt nhất. Vì vậy, chất lượng dịch vụ NH chính là cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch.

Khối lượng vốn mà NH huy động được phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huy động vốn mà NH áp dụng. Để thực hiện tốt công tác huy động vốn các NH thường đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, tạo nhiều cơ hội để người gửi


lựa chọn. Mỗi NH đều tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội, tâm lý dân cư đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý hiệu quả nguồn vốn của mình.

Khi đánh giá chất lượng dịch vụ của các NH, khách hàng sẽ xem xét trên các mặt: sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ; công nghệ kỹ thuật và đội ngũ nhân sự của ngân hàng.

Các NH có dịch vụ tốt, đa dạng như: dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet banking, Home banking, Mobile banking, Phone banking…), các dịch vụ chi trả tự động,… sẽ có lợi thế hơn các NH có số lượng dịch vụ giới hạn.

Ngoài ra, một trụ sở kiên cố, bề thế với các phòng tiền gửi an toàn, tiện nghi cũng tạo nên ưu thế cho ngân hàng.

* Chiến lược kinh doanh của NHTM

Chiến lược kinh doanh cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác huy động vốn. Một NHTM có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đạt được các mục tiêu đề ra về chi phí cũng như lợi nhuận. Đó là chiến lược về sản phẩm dịch vụ; chiến lược giá, lãi suất; chiến lược phân phối; chiến lược phát triên nhân sự. Trong một NHTM, nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động sử dụng vốn. Mỗi một NH đều có chiến lược riêng theo từng thời kỳ tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân NHTM và điêu kiện môi trường kinh doanh. Từ đó, NHTM có thể đưa ra chiến lược huy động vốn thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách tín dụng của NHTM trong thời kỳ đó. Cơ cấu nguồn vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành; chi phí huy động có thể tăng hay giảm. Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp, các nguồn vốn được khai thác tối đa, hợp lý thì công tác huy động vốn của NHTM mới phát huy hiệu quả.

Hệ thống chiến lược kinh doanh của NHTM là thực tiễn sinh động để đánh giá năng lực, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM.Các chính sách của NH như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ…là những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lý NH.


* Chiến lược Marketing ngân hàng.

Đây là những chính sách nhằm để khách hàng biết đến hoạt động của NH, thấy được lợi ích khi giao dịch với NH, làm nhiều người biết đến NH, gắn bó khách hàng hiện tại, thu hút thêm khách hàng mới. Sự tận tình chu đáo trong phục vụ khách hàng; thủ tục đơn giản nhanh chóng, chính xác cũng là một yếu tố giúp duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới tạo nên diện mạo cho NH.

* Trình độ công nghệ ngân hàng

Được thể hiện qua các yếu tố: các loại hình dịch vụ mà NH cung ứng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên NH; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của NH.

Trình độ công nghệ NH ngày càng cao, khách hàng sẽ cảm cảm thấy thoải mái khi giao dịch, yên tâm hơn khi gửi tiền tại NH. Đây là cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp NH cạnh tranh vì khách hàng không những quan tâm đến lãi suất mà còn quan tâm đến chất lượng, loại hình dịch vụ được NH cung ứng.

* Uy tín của ngân hàng

Trên thực tế mỗi ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được một hình ảnh riêng trong lòng khách hàng. Một NH lớn có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong hoạt động huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho NH giữ ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động. Thậm chí trong điều kiện lãi suất tiền gửi tại NH có uy tín thấp hơn đôi chút, những người gửi tiền vẫn lựa chọn NH đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây dòng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn.

* Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Tổ chức mạng lưới hoạt động rộng, hợp lý trên địa bàn dân cư giúp NH có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh cần phù hợp với đều kiện năng lực của NH.Yếu tố địa điểm cũng tác động đến tâm lý của khách hàng, một NH nằm ở vị trí thuận lợi như: khu đông dân cư, đi lại thuận tiện, hệ thống mạng lưới phòng giao dịch, máy ATM nhiều,…sẽ giúp NH thu hút được nhiều khách hàng hơn.


* Nhân tố con người

Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến tâm lý cũng như tình cảm của người gửi tiền. Nếu các nhân viên NH luôn cởi mở, nhiệt tình, luôn tạo sự thoải mái cho khách hàng thì sẽ gây được nhiều thiện cảm, yêu mến nơi khách hàng sẽ ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch tại NH.

Đội ngũ nhân sự có một vai trò rất lớn trong việc phát triển quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, nắm vững các sản phẩm dịch vụ, sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng khách hàng.

1.2. Phân tích và quản trị nguồn vốn huy động của NHTM‌

1.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động.

Huy động vốn của NHTM là hoạt động thu hút tiền gửi và tiền vay trên thị trường 1 (thị trường các TCKT, TCKT- XH và cá nhân) và thị trường 2 (thị trường của các TCTD) dưới các hình thức tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm, phát hành CCTG. Trong nguồn vốn huy động đó, có một số thành phần không ổn định, mức độ giao dịch lớn và lãi suất thấp; một số khác thì ổn định hơn, lãi suất cao hơn. Trên thực tế khách hàng luôn có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi của lãi suất và chất lượng dịch vụ mà NH cung ứng.

1.2.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của NHTM


TÀI SẢN CÓ

TÀI SẢN NỢ

1. Cho vay, đầu tư khách hàng không

phải NH.

1. Tiền gửi của khách hàng không phải

NH.

2.Tiền gửi, cho vay thị trường liên NH

2. Tiền gửi, tiền vay thị trường liên NH

3. Tài sản, thiết bị.

3. Vốn chủ sở hữu.

4. Tài sản Có khác.

4. Tài sản Nợ khác.

5. Chi phí > Thu Nhập.

5. Thu nhập > Chi phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 3

Cơ sở của cách phân tổ này là tính chất thị trường, kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Với cách phân tổ này, người phân tích có thể theo dõi diễn biến của từng loại nguồn vốn và tài sản, nhận biết kịp thời những thuận lợi và khó khăn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023