Kết Quả Điều Tra Hộ Gia Đình Về Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Ntm‌


gia,đạt 71%;tiếp đếnlàxây dựngnhàvănhóa 491ngàycông, 128/180 hộ tham gia, đạt 51 %; tiếp đến là xây dựng trường học, 214,5 công, 106 hộ tham gia, đạt 58,89 %; tiếp đến là bảo vệ môi trường với 438 ngày công, 80/180 hộ tham gia, đạt 44,44 %; tiếp đến là các khoản đóng góp khác với 139 ngày công, 58/180 hộ tham gia, đạt 32,32%.

Việc đóng góp ngày công lao động cho các hoạt động xây dựng công trình của người dân tại xóm đã góp phần giảm thiểu sựđónggóp vềmặttài chính cho chính người dân tham gia, điều này đãgiúp chongười dân giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho gia đình. Để tăng trách nhiệm của người dân trong từng công việc trên, trưởng khu dân cư sẽ xác nhận với người dân về những công việc mà họ tham gia. Các công việc lao động phổ thông và một số thuộc về kỹ thuật người dân đã tham gia như đổ bê tông mặt đường, vận chuyển vật liệu xây dựng, san nền, giải phóng mặt bằng, tham gia lao động theo mức khoán khối lượng đều dongười dân trong các thực hiện.

3.2.3.4. Đánh giá kết quả huy động nguồnlực

Bảng 3.22. Kết quả điều tra hộ gia đình về đánh giá tình hình thực hiện huy động nguồn lực xây dựng NTM‌

STT

Chỉ tiêu

Ý kiến

đồng ý

Tỷ lệ

%

1

Mức đóng góp tài sản, vật chất có phù hợp với

khả năng của gia đình không?

155

86,11

2

Mức đóng góp tiền có phù hợp với khả năng

của gia đình không?

113

62,78

3

Mức đóng góp công lao động có phù hợp với

gia đình không?

150

83,33

4

Khó khăn trong việc thu vốn huy động

18

10,00

5

Tích cực đóng góp ý kiến tham gia

125

69,44

6

Tích cực đóng góp ngày công lao động

142

78,89

7

Chủ động hiến đất, vật chất khác

127

70,56

8

Cách thức huy động ở địa phương là hợp lý

155

86,11

9

Gia đình tự nguyện đóng góp

151

83,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 13

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả (chi tiết tại phụ biểu số03)


Qua bảng số liệu trên cho thấy,có 78,89 %số người được phỏngvấn cho rằng mức huy động công là phù hợp với hộ giađình nêntỷ lệ ý kiến cho rằng tích cực tham gia đóng góp ngày công là 78,89 %. Chỉ có 62,78% đại diện số hộ được phỏng vấn cho rằng mức đóng góp tiền phù hợp với gia đình họ do người dân chủ yếusản xuấtnông nghiệp và thunhập liên quan tới yếu tố mùa vụ, Kết thúc mùa vụ thì họ mới sẵn sàng có tiền đóng góp (kể các các khoản quỹ bắt buộc đóng góp theo quy định của nhà nước). Các ý kiếncho rằng không nên chia đềumức đóng góp giữacác hộ nghèo, giàu và cận nghèo mànên họp thống nhất để hộ nghèo có thể phải đóng mức thấp hơn các hộ cận nghèo và hộ khácòn lại.

Mức độ tự nguyện trong đóng góp của các hộ dân ởcác xã nghiêncứu là rất cao, đạt 83,89 % số người được hỏi; có đến 86,11 % số người được hỏi cho rằng cách thức huy động ở địa phương là hợp lý và 86,11 % số người được hỏi cho rằng mứcđóng góp tài sản,vật chất phù hợp với khả năng của hộ gia đinh.

Qua đó có thể thấy rằng, công tác tuyên truyền, vận động giải thíchrò để người dân hiểu được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng nông thôn mới, từ đó để người dân hưởng ứng, cùng tham gia là yếu tố trọng tâm, quyếtđịnh để thực hiện thắng lợi.

3.3. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong huy động nguồn lực cho xây dựng nông thônmới

3.3.1. Thuận lợi

-Tạo được sự nhất quán trong nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được nâng lên một bước. Đã có sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.


-Đạt được những kết quả quan trọng trong triển khai thực hiện chương trình như công tác lập quy hoạch, tổ chức thực hiện các chính sách, huy động các nguồn lực, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng các tiêu chí, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, vận động nhân dân tíchcực tham gia thực hiệnchươngtrình.

Kết quả bước đầu của chương trình là sự tiếp tục của cả quá trình xây dựng xã hội nông thôn, có sự đầu tư lớn của Nhà nước, sự tham gia tích cực của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và người dân; đã tạo ra sự chuyển biến rò nét về hạ tầng kinh tế - xã hội, về phương thức tổ chức sản xuất, về thu nhập, về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào đời sống nông thôn.

3.3.2. Khó khăn

Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa thật đầy đủ, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của Nhà nước. Hoạt động cán bộ quản lý, điều hành thực hiện chương trình bước đầu còn lúng túng; còn có sự thiếu chủ động triển khai ở một số cơ sở.

Nguồn lực đầu tư cho chương trình còn hạn chế và chưa kịp thời, trong khi đó nội lực kinh tế khu vực nông thôn yếu, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực này còn khókhăn.

Kết quả thực hiện các tiêu chí còn thấp, huy động nguồn lực để triển khai thực hiện một số tiêu chí như giao thông, thuỷ lợi nội đồng, môi trường, cơ sở vật chất văn hoá, cơ cấu lao động để cập chuẩn là rất khó khăn. Còn những tồn tại khá điển hình trong xây dựng đường làng, ngò xóm, trong xử lý chất thải, vệ sinh môi trường.


Một số hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả hoạt động còn hạn chế, chưa rò vai trò; giải pháp hữu ích huy động nguồn lực trong nhân dân chưa nhiều; chưa thực hiện tốt việc biểu dương khen thưởng những cách làm hay, hiệu quả để phổ biến diện rộng.

3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Na Rìgiai đoạn 2016-2020

3.4.1.1. Mục tiêu tổngquát

Tập trung huy động các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợithế về địa kinh tế và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, tạo năng lực, giá trị tăng thêm cho ngành công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp tập trung, toàn diện, trọng điểm theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, có quy môphù hợp. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước;bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; phấn đấu đưa Na Rì phát triển nhanh và bềnvững.

3.4.1.2. Mục tiêu cụthể

* Về kinh tế (có 7 chỉtiêu):

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (tính theo giá trị tăng thêm, giá so sánh 2010): 9% trở lên, trongđó:

+ Công nghiệp và xây dựng: 20% trở lên.

+ Các ngành dịch vụ: 5,0% trở lên.

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 3,0% trở lên.

- Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá thực tế): 32 triệuđồng.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020 (giá trị tăng thêm theo giá thựctế)

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 34,36%.

+ Công nghiệp và xây dựng: 35,55%.

+ Các ngành dịch vụ: 30,09%.


- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020: 4.000 tỷđồng.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 600 tỷđồng.

- Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản (tính theo doanh thu giá hiện hành): 99 triệuđồng.

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa:65%.

- Về văn hóa- xã hội và môi trường (có 12 chỉtiêu)

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:1%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo: (Theo chuẩn nghèocũ)

+ Tỷ lệ hộ nghèo: 4,5%.

+Tỷ lệ hộ cận nghèo: 6,9% .

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:82%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020: 40%; trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ:25%

Cơ cấu lao động đang làmviệc:

+ Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 66,2%

+ Công nghiệp - xây dựng: 14,4%

+ Các ngành dịch vụ: 19,4%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: dưới12%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế:78%.

Tỷ lệ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia: 88%.

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch:95%.

Tỷ lệ khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý rác thải:80%. Độ che phủ rừng giữ ổn định 74%.

Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới: 10 xã, trong đó số xãđạt chuẩn nông thôn mới: 3 xã.


3.4.2. Phương hướng và quan điểm huy động nguồn lực trong xây dựngNTM trong thời gian tới

Xác định xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng lớn, là quá trình lâu dài, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của toàn dân. Chương trình phải hướng tới số đông người dân và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân. Với quan điểm không chạy theo thành tích, không nặng về số xã đạt chuẩn mà phải thực chất, vững bền, quan tâm về phát triển kinh tế nói chung, sản xuất nói riêng và môi trường, văn hóa. Tiếp tục thực hiện chương trình theo phương châm “tất cả cùng tiến bộ, phát triển”, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức độ phát triển giữa các địa phương, vùng miền, đặc biệt quan tâm cao nhóm xã khó khăn, xã miền núi, xãnghèo.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn là nội dung trọng tâm, cốt lòi trong xây dựng nông thôn mới; tiếptục tập trungquyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với vai trò doanh nghiệp, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất, là những yếu tố quyết định trongphát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, hình thành các giá trị, ý thức văn hóa mới, văn minh trong cộng đồng. Quan tâm phát triển các dịch vụ, phúc lợi, nâng cao đời sống về mọi mặt cho người dân nôngthôn.

Xác định việc phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới là phái tập trung cao từ cấp khu; người dân và cộng đồng là chủ thể, cơ chế trao quyền phải được thực hiện hiệu quả ở tất cả các địa phương và các nội dung, công việc trong thực hiện chương trình.


3.4.3. Một số giải pháp về huy động nguồn lực trong xây dựng NTM tại huyện Na Rì

3.4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chínhsách

Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Huy động vốn ngân sách hỗ trợ chiếm 40% gồm ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) Trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh được gọi là (ngân sách cấp trên) ngân sách huyện, xã gọi là ngân sách địa phương. Trong đó:

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình Mục tiêu Quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn khoảng 23%. Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: Chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;

+ Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho chương trình Nông thôn mới khoảng 17% bao gồm:

Nguồn từ ngân sách Trung ương hàng năm (bình quân 25 tỷ đồng mỗi năm) và các khoản viện trợ không hoàn lại của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn tài chính hợp pháp khác; huy động tối đa nguồn lực địa phương để tổ chức triển khai Chương trình.

+ Vốn tín dụng: Huy động nguồn vốn tín dụng (khoảng 30%) theo các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CPngày19/9/2008 đối với tín dụng đầu tư của nhà nước và Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 đối với vốn tín dụng thươngmại;


+ Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: Huy động khoảng 20%. Trong đó tập trung huy động vào các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn như: Chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà; Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ, ví dụ như: Kho hàng, khu trồng rau, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng chế biến nông sản…; Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…

+ Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10% việc huy động các khoản đóng góp thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thôngqua.

3.4.3.2.Giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựngNTM

Tăng cường và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nội lực của người dân để xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, về phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Nghị quyết chuyên đề số 48-NQ/HU của Huyện uỷ Na Rì, ngày 28/11/2011 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2010- 2015 nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Tăng cường công tác thông tin để người dân hiểu rò xây dựng Nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chủ thể là người dân nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ một phần nhằm phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nôngthôn.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí