Số Lượng Nghiệp Vụ Mở L/c Tại Sở Giao Dịch 1 Eximbank 2007-2010 Bảng 2.2 Số Lượng Nghiệp Vụ Mở L/c Tại Sgd 1 Eib 2007-2010


Những hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 đã tác động mạnh đến kinh tế TP.HCM và hoạt động NK của Việt Nam nói chung cũng như mảng dịch vụ TTQT của SGD 1 EIB nói riêng. Các DN trong năm 2009 đã gặp nhiều khó khăn hơn do phải đương đầu với nhiều áp lực từ nhiều phía như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tốc độ tiêu thụ hàng hóa chậm…

Doanh số thanh toán NK của SGD 1 năm 2009 đạt 410,92 triệu USD, giảm 10% so với năm 2008 tương ứng với 46,65 triệu USD. So với năm 2008, phương thức thanh toán L/C đã giảm đi về tổng trị giá. Cụ thể trị giá giảm 14% với số tiền 53,79 triệu USD. Trị giá phương thức L/C giảm là do có nhiều lô hàng nhập về có giá trị thấp và trung bình. Doanh số thanh toán các phương thức khác năm 2009 tăng 10% với số tiền 7,14 triệu USD. Nguyên nhân doanh số các phương thức khác tăng lên là do năm 2009 kinh tế khó khăn, sản suất bị thu hẹp nên các doanh nghiệp ưu tiên chọn phương pháp có chi phí thanh toán thấp, an toàn cao cho bản thân là phương thức thanh toán nhờ thu.

Tổng doanh số thanh toán NK năm 2010 đạt 368,19 triệu USD, tiếp tục giảm 10% tương ứng 42,73 triệu USD so với năm 2009. Thanh toán L/C và các phương thức khác đều có xu hướng giảm về doanh số. Cụ thể phương thức thanh toán L/C giảm 11% tương ứng 35,6 triệu USD về giá trị. Trong khi đó doanh số các phương thức khác giảm 9% tương ứng 7,13 triệu USD so với năm 2009.

Nguyên nhân của việc giảm này là do hoạt động thanh toán NK của SGD 1 năm nay bị tác động bởi nhiều yếu tố. Có thể kể đến những yếu tố như tỷ lệ lạm phát năm nay tăng cao đạt tới 11,75%, việc nhà nước ban hành các chính sách tiền tệ khiến lãi suất huy động cho vay tăng cao, sự biến động về tỷ giá khiến tỷ giá USD ngày càng cao, giá trị các lô hàng nhập về không lớn cộng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ các NH khác khiến doanh số NK năm 2010 của SGD 1 EIB giảm đi.

Về cơ cấu doanh số thanh toán NK ở SGD 1 EIB, phương thức L/C luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 năm. Năm 2008, phương thức L/C chiếm 85% tổng doanh số thanh toán NK, tuy nhiên năm 2009 tỷ trọng phương thức L/C giảm xuống còn 81%. Năm 2010, phương thức L/C vẫn duy trì ở mức 81% trong tổng doanh số thanh toán NK. Bên cạnh đó tỷ trọng các phương thức khác vẫn duy trì ở mức 19% tổng doanh số thanh toán NK trong suốt 2 năm 2009, 2010. Qua bảng và biểu đồ


trên ta có thể thấy từ 2007-2010, phương thức L/C luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán NK ở SGD 1 EIB, thể hiện tầm quan trọng của phương thức này trong hoạt động thanh toán hàng NK tại SGD 1 EIB.


2.2.3. Số lượng nghiệp vụ mở L/C tại Sở giao dịch 1 Eximbank 2007-2010 Bảng 2.2 Số lượng nghiệp vụ mở L/C tại SGD 1 EIB 2007-2010

(ĐVT :nghiệp vụ)



2008

2009

2010

2009/2008

2010/2009

L/C

2319

2645

2345

326

14%

-300

-11%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sở giao dịch 1 Eximbank - 5

(Nguồn: Phòng Thanh toán NK SGD 1 EIB)


2700

2600

2500

2400

2300

2200

2100


2008 2009 2010

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ số nghiệp vụ mở L/C tại SGD 1 EIB 2007-2010

Năm 2009, nền kinh tế tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã dần khôi phục lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Số nghiệp vụ mở L/C của SGD 1 EIB năm 2009 tăng hơn năm trước. Điều này cho thấy năm 2009 SGD 1 đã thực hiện rất tốt công tác phát hành L/C, tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Đồng thời SGD 1 đã thu hút thêm được một số DN khách hàng mới và hỗ trợ khách hàng bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi nên số lượng nghiệp vụ tăng lên. Số nghiệp vụ mở L/C năm 2009 tăng 14% tương ứng 326 nghiệp vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng các lô hàng năm nay đa số trị giá không cao bằng năm trước nên đã ảnh hưởng đến doanh số L/C.

Năm 2010 là một năm nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế TP. HCM nói riêng gặp nhiều biến động. Tỷ giá USD và tỷ lệ lạm phát không ngừng tăng cao, đồng VND mất giá, lãi suất cho vay tín dụng tăng cao đồng thời các DN gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá, Bởi vậy số lượng nghiệp vụ mở L/C năm nay có xu hướng giảm. Số L/C được mở năm 2010 chỉ đạt 2345 nghiệp vụ, giảm 11% tương ứng 300 nghiệp vụ so với 2009.


2.3. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK

2.3.1. Một số tình huống rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank

Tình huống 1: Một DN Việt Nam ký hợp đồng NK xe ôtô dòng xe 7 chỗ có dung tích xi lanh 2,5 lít đã qua sử dụng với một DN nước ngoài yêu cầu SGD 1 EIB phát hành một L/C trả ngay. Nhưng sau đó, Chính phủ có những thay đổi về thuế NK của một số mặt hàng. Trong đó, mức thuế NK của mặt hàng xe ôtô DN nhập về bị tăng mạnh. Theo Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 29/6/2011, các dòng xe đã qua sử dụng dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi lanh từ 2,5 lít trở lên sẽ chịu thuế suất phần trăm đúng bằng thuế xe mới nguyên chiếc có cùng chủng loại, cộng thêm thuế tuyệt đối 15.000 USD. Việc này xảy ra vào trước thời điểm giao hàng làm cho DN Việt Nam bị rơi vào thế khó, ảnh hưởng đến toàn bộ dự tính, kế hoạch của DN, làm cho quá trình thanh toán bị ngưng trệ, thậm chí hủy bỏ gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Tình huống 2: Một DN Việt Nam mở một L/C trả chậm trị giá 100.000 USD nhập nguyên vật liệu về. Tỷ giá VND/USD tại thời điểm mở L/C là 20.050 VND/USD, suy ra tổng số tiền thanh toán dự tính là 2.005.000.000 VND. Tuy nhiên sau đó tỷ giá này liên tục thay đổi theo xu hướng đồng nội tệ giảm. Đến thời điểm thanh toán L/C, tỷ giá VND/USD là 20.740 VND/USD. Vậy số tiền thực tế DN Việt Nam phải thanh toán là 2.074.000.000 VND. DN phải chi thêm 69.000.000 VND và bị thiệt hại nặng khi nhận lô hàng này, bị tổn thất một số tiền lớn do rủi ro tỷ giá do đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Sau một thời gian kinh doanh thua lỗ, cuối cùng DN bị phá sản. Khi đó, NH gặp rủi ro khi sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi lại vốn cũng như phải gánh chịu thêm khoản tiền lỗ 69.000.000 VND do rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp này, nếu DN ký quỹ 100 % thì NH sẽ lỗ

69.000.000 VND. Tuy nhiên, nếu DN ký quỹ < 100% thì NH sẽ có thể lỗ hơn

69.000.000 VND vì tỷ lệ ký quỹ của DN không đủ để bù đắp.

Tình huống 3: Một DN Việt Nam đã ký hợp đồng ngoại thương với một DN nước ngoài để NK 10.000 tấn phân ure về để bán. Sau đó, DN này vay vốn SGD 1 EIB mở một L/C không hủy ngang để nhập hàng về. Hơn 3 tháng sau ngày mở L/C,


tàu vận tải mang theo 10.000 tấn phân ure cập cảng Sài Gòn. Nhưng tại thời điểm này thị trường phân bón trong nước xảy ra nhiều biến động, giá cả và nhu cầu về mặt hàng phân ure đột ngột giảm mạnh. Điều này làm cho DN Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, DN gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa và bị lỗ nặng dẫn đến việc không thể thanh toán đúng hạn khoản tiền DN đã vay vốn của NH để mở L/C. Sau một thời gian, DN này bị phá sản khiến cho NH phải tốn nhiều thời gian và công sức để thu lại tiền.

Tình huống 4: Một DN Việt Nam đã ký kết hợp đồng ngoại thương với người XK ở Nam Phi để nhập nguyên liệu sản xuất về yêu cầu SGD 1 EIB phát hành một L/C trả ngay bằng vốn vay NH. Sau khi nhận được BCT của bên nước ngoài gửi qua, NH đã kiểm tra và xác định các chứng từ phù hợp với L/C, hoàn toàn hợp lệ nên tiến hành thanh toán và thu tiền từ DN. DN thực hiện thanh toán và nhận BCT về để lấy hàng. Tuy nhiên 3 ngày sau, DN thông báo với NH là hàng hóa nhận được ở cảng có sự khác biệt về số lượng và chất lượng so với những thỏa thuận trong hợp đồng và đề nghị NH ngưng lại việc thanh toán đồng thời hoàn trả lại số tiền đã thanh toán. NH giải thích với DN rằng việc thanh toán của mình được căn cứ theo điều 5 và 15 UCP600 là NH chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ không phải căn cứ vào tình trạng hàng hóa và NH phải tiến hành thanh toán khi xác nhận được sự hợp lệ của BCT. NH đã thanh toán căn cứ dựa trên bề mặt chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C và phù hợp với tập quán quốc tế nên DN không có căn cứ để yêu cầu NH trả lại tiền. Sau đó, NH tư vấn cho DN trong trường hợp này nên khiếu nại với người XK về việc giao hàng không đúng hợp đồng. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì DN nên khởi kiện ra tòa để yêu cầu người XK thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng. Sau khi tiến hành khởi kiện thì được biết nguyên nhân vụ việc là do tại thời điểm giao hàng, giá cả lô hàng giao cho DN Việt Nam tăng. Do đó, nếu người XK giao hàng theo đúng hợp đồng sẽ bị thua lỗ nên người XK đã cố tình giao hàng không đúng hợp đồng trong khi vẫn xuất trình một BCT hoàn hảo giả mạo. Kết quả là DN phải tốn thêm thời gian, chi phí kiện tụng để yêu cầu bên XK thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đồng thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN cũng bị ảnh hưởng khiến cho DN không thể thanh toán nguồn vốn đã vay NH để mở L/C đúng hạn được. Điều này ảnh hưởng đến NH.

Tình huống 5: Một DN Việt Nam đã ký kết hợp đồng ngoại thương với bên


nước ngoài lập đơn đề nghị SGD 1 EIB mở một L/C trả ngay. Sau khi kiểm tra đơn đề nghị mở L/C và hợp đồng, thanh toán viên phát hiện có sai sót về tên người thụ hưởng. Nguyên nhân là bởi vì đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng L/C nhưng vì đây là hợp đồng ký tay ba và trong loại hợp đồng này thì người bán và người thụ hưởng khác nhau nên tên người thụ hưởng trong L/C không thể là tên người bán trong hợp đồng được. Ngoài ra, trong hợp đồng cần phải có thêm NH chuyển nhượng. Đây là sơ sót của DN do chưa hiểu rõ về hợp đồng mua bán tay ba. Sau đó, DN phải tốn thêm thời gian để sửa chữa lại sai sót về tên người thụ hưởng và bổ sung thêm NH chuyển nhượng trong hợp đồng theo yêu cầu của NH. Kết quả là việc phát hành L/C bị chậm lại dẫn đến việc giao hàng cũng bị chậm lại, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN và tiềm tàng khả năng gây rủi ro cho NH.

Tình huống 6: Một DN Việt Nam mới hoạt động yêu cầu SGD1 EIB phát hành một L/C trả ngay bằng vốn vay NH nhập một lô hàng máy móc thiết bị về. Khi nhận được BCT, NH kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên tiến hành thanh toán và thu tiền từ DN. Nhưng khi DN làm thủ tục nhận hàng thì bị Hải Quan từ chối vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ được viết tay trong khi Tổng cục Hải quan đã có quy định về việc không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc trong L/C, NH chỉ quy định giấy chứng nhận xuất xứ do người thụ hưởng phát hành mà không có yêu cầu gì về hình thức nên DN nước ngoài sử dụng chứng từ xuất xứ viết tay. Việc này không bất hợp lệ vì trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản nào quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay cả. Trong tình huống này, NH đã hoàn thành trách nhiệm của mình là chuyển tải đầy đủ nội dung của đơn đề nghị mở L/C lên L/C và thực hiện việc thanh toán cho BCT hợp lệ. NH đã làm đúng theo các quy định và không phải chịu trách nhiệm cho việc người NK không thể nhận hàng. Khi rủi ro như vậy xảy ra, DN sẽ phải tốn kém chi phí và gặp phiền phức khi không được nhận hàng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán tiền vay cho NH. Ngoài ra, DN có thể sẽ cảm thấy không hài lòng, có ấn tượng xấu khi cho rằng NH đã không bảo vệ được quyền lợi của mình mặc dù đây hoàn toàn không phải lỗi của NH dẫn đến việc DN chuyển sang mở L/C tại một NH khác. Trong trường hợp này, nếu như thanh toán viên có kiến thức rộng rãi, nắm rõ về các văn bản, quy định trong nước thì đã có thể giúp đỡ


DN NK phòng ngừa những rủi ro như vậy xảy ra. Mặc dù NH không làm sai quy định trong UCP600 nhưng nếu NH nắm bắt được trước quy định hải quan về giấy chứng nhận xuất xứ thì có thể yêu cầu bên đối tác gửi lại giấy chứng nhận xuất xứ không phải bản viết tay ngay từ lúc kiểm tra BCT, giúp DN tiết kiệm một khoảng thời gian, chi phí cho việc khắc phục hậu quả khi không nhận được lô hàng.

Tình huống 7: Trong yêu cầu mở L/C của một DN Việt Nam quy định giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do bên NK phát hành tại cảng đến, nhưng khi chuyển tải vào nội dung của L/C, cán bộ SGD 1 EIB ghi nhầm thành là do bên XK phát hành. Sai sót này gây bất lợi cho DN. Tuy NH kịp thời phát hiện sai sót và sửa đổi L/C nhưng do đây là L/C không hủy ngang nên NH phải đợi sự chấp nhận của bên XK một thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN và gây ấn tượng không tốt về chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Trong trường hợp người XK không chấp nhận sửa đổi L/C thì NH phải chịu rủi ro nếu DN từ chối nhận chứng từ và thanh toán. Chính vì vậy, việc chuyển tải chính xác nội dung của đơn đề nghị mở L/C của người NK là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với NH.

Tình huống 8: Một DN Việt Nam vay vốn SGD 1 EIB để mở một L/C NK nguyên liệu về sản xuất. Tuy nhiên trong thời gian hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam, DN này gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ rồi phá sản. Khi đó, NH vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi khi nhận được BCT hợp lệ nhưng gặp khó khăn trong việc thu hồi lại khoản tiền thanh toán cũng như khoản tiền đã cho DN vay. DN ký quỹ không đủ 100% nên số tiền ký quỹ không đủ bù đắp tổn thất. Mặc dù NH có quyền sở hữu đối với lô hàng và đã thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với số tiền vay nhưng việc giải tỏa và tiêu thụ lô hàng cũng như việc phát mại số tài sản thế chấp để thu hồi vốn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, khiến cho một lượng vốn của NH bị đóng băng.

Trên đây là 8 tình huống ví dụ về rủi ro mà NH đã gặp phải trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, em đã rút ra được những rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT ở phần sau.

2.3.2. Các rủi ro thường gặp khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Sở giao dịch 1 Eximbank

Những tình huống trên đã cho ta thấy được tuy phương thức TDCT là phương thức thanh toán phổ biến do có nhiều ưu điểm nhưng nó không phải là hoàn hảo, an


toàn tuyệt đối. Vẫn còn đó những rủi ro tiềm ẩn trong suốt quá trình thanh toán có thể gây tổn thất cho các bên tham gia. Những rủi ro này có những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan do một hay nhiều nhân tố gây ra. Dựa vào những tình huống đã nêu trên, ta có thể đưa ra một số rủi ro chủ yếu thường gặp trong thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại NH như sau:

2.3.2.1. Rủi ro rút ra từ tình huống 1: Rủi ro chính trị, xã hội

Phương thức thanh toán TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia do có liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có quan hệ với nhiều đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia. Mỗi một sự thay đổi trong hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại hay một biến động dù là nhỏ về chính trị - xã hội của một quốc gia như: bạo loạn, biểu tình, chiến tranh... đều có tác động đến khả năng thanh toán, đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên và qua đó ảnh hưởng đến hoạt động TDCT, NH cũng như các bên có liên quan. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và giao lưu thương mại quốc tế.

Hiện nay, hệ thống pháp luật và các chính sách của nước ta chưa thật sự ổn định, thường có sự điều chỉnh, thay đổi. Cụ thể, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, hạn ngạch, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, chính sách ngoại hối, luật XNK. Những sự điều chỉnh này có thể thúc đẩy hoặc gây khó khăn cho hoạt động thanh toán TDCT bởi vì các văn bản quy định về NK, thuế quan, hải quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động NK và hoạt động TDCT.

2.3.2.2. Rủi ro rút ra từ tình huống 2: Rủi ro tỷ giá

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi mà tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng, không có quy luật, các DN và SGD 1 EIB phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn bởi sự thay đổi về tỷ giá. Tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau mà các nhân tố này thường xuyên thay đổi kéo theo sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái. Sự biến động này tiềm ẩn những cơ hội cũng như rủi ro, có thể đem lại may mắn hoặc gây ra thiệt hại cho hoạt động của DN cũng như NH tại những thời điểm khác nhau. Trong trường hợp tỷ giá chuyển biến theo xu hướng bất lợi thì cho dù chỉ với một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đoái nhưng khối lượng ngoại hối lớn thì cũng sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn. Trong khi đó, DN lại khó có


thể lường trước những biến động của tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng ngoại thương, thời điểm mở và thanh toán L/C (nhất là thanh toán trả chậm). Bởi vậy, trong một số trường hợp, sự biến động của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá VND/USD sẽ gây ra những tổn thất cho DN và NH. Nếu xảy ra biến động tạo sự chênh lệch lớn giữa đồng ngoại tệ và nội tệ, đặc biệt khi theo hướng đồng nội tệ mất giá sẽ gây khó khăn cho kế hoạch kinh doanh của DN. DN bị lỗ do không thể tăng giá sản phẩm do sự cạnh tranh gay gắt với các DN khác và qua đó có thể ảnh hưởng tới NH.

2.3.2.3. Rủi ro rút ra từ tình huống 3: Rủi ro thị trường hàng hóa nhập khẩu

Thị trường hàng hóa NK là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DN NK. Sự biến động giá cả, nhu cầu hàng hóa NK sẽ có ảnh hưởng theo hai hướng hoặc có lợi hoặc gây thiệt hại cho các DN. Trong tình huống xấu, giá cả và nhu cầu hàng hóa lúc nhập về giảm đi so với dự tính ban đầu sẽ gây khó khăn cho DN trong việc tiêu thụ hàng hóa, lấy lại vốn. Qua đó ta có thể thấy, rủi ro do thị trường hàng hóa NK gây ra là một loại rủi ro khách quan nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của DN mở L/C cũng như ảnh huởng gián tiếp tới SGD 1 EIB. Ngoài ra, việc NK bằng L/C các đơn hàng có giá trị lớn cho loại hàng hóa có giá dễ biến động trên thị trường thường có rủi ro rất cao. Đặc biệt là các mặt hàng NK như phân bón, sắt thép, xăng dầu, thuốc chữa bệnh…thường có giá dễ biến động trên thị trường thế giới và trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các DN Việt Nam lại thường xuyên NK các mặt hàng này với số lượng và trị giá khá lớn nên sẽ dễ gặp rủi ro nếu như giá cả hay nhu cầu trên thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi. Hơn nữa, những L/C có trị giá cao thường được DN mở bằng vốn vay NH và là L/C trả chậm nên nếu gặp rủi ro sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động của NH.

2.3.2.4. Rủi ro rút ra từ tình huống 4: Rủi ro do người xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúng L/C, giả mạo chứng từ

Bất kỳ hoạt động kinh doanh XNK nào cũng đều coi trọng chữ “Tín”. Có như vậy thì mối quan hệ làm ăn giữa các bên mới có thể lâu dài, bền vững được. Tuy vậy, thực tế vẫn có những kẻ sẵn sàng vì lợi ích của riêng mình mà cố tình lừa đảo gây thiệt hại cho đối tác. Trong thời gian gần đây, liên tiếp hàng loạt vụ lừa đảo thương mại xảy đến với các DN NK Việt Nam. Đa số các vụ lừa đảo này từ các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông, Tây Á. Trong đó, có những trường hợp DN

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí