Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Giai Đoạn 1996 – 2008


một trong năm nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribê, 50% GDP là từ du lịch2.

Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo; khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ 3.

Tuy nhiên, tính từ đầu năm 2008 đến nay, sự suy thoái của kinh tế đã làm cho ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới giảm sút đáng kể. Trong bản báo cáo, các nhà chức trách của Tổ chức Du lịch Thế giới đánh rằng, ngành Du lịch thế giới năm 2008 này đã gặp nhiều khó khăn và trong năm tới cũng có ít triển vọng sáng sủa. Các nhà chức trách của Tổ chức Du lịch Thế giới nhận định, tăng trưởng của ngành du lịch thế giới sẽ không thể tăng, thậm chí chỉ đạt mức trên dưới 0% trong năm 2009. Các số liệu tổng kết công bố ngày 8/12 của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, trong năm nay, tăng trưởng của ngành Du lịch thế

giới đã xuống mức khoảng 2%. 4 Và trong tình hình kinh tế khó khăn đó , một số

nước trong khu vực đã đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi như: Thái Lan, vừa kết thúc chương trình “Thailand sorry”, ngành du lịch nước bạn đã có ngay chương trình khuyến mãi giá tour và mua sắm chi tiết cho suốt năm 2009, đi cùng là ngân sách gần 30 triệu USD để đẩy mạnh quảng bá tại 20 thị trường trọng điểm. Chính phủ Thái Lan cũng vừa đồng ý miễn thị thực cho công dân của 62 quốc gia trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay. Tổng cục Du lịch Singapore cũng đã có 60 triệu USD cùng kế hoạch cụ thể cho hoạt động quảng bá trong năm nay. Còn Malaysia sau khi đạt được những thành công đáng kể trong việc thu hút khách gần đã lên kế hoạch tập trung vào những thị trường xa hơn.5 Trong năm 2008, mức tăng du khách của Singapore tăng 4.8%, Malaysia và Indonesia tăng trên 13%, Campuchia cũng tăng được 6%.

2.2.1.4 Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam


2 Theo Thông tấn xã Việt Nam

3 Phát biểu của Ông Lelei Lelaulu – Chủ tịch đối tác quốc tế - tại diễn đàn du lịch thế giới vì hòa bình và phát triển bền vững. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam.

4 www.voanews.com.

5 http://dulich.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=304850&ChannelID=100


Theo kết quả khảo sát thường niên về “Dự định du lịch châu Á năm 2007” do tổ chức Visa International khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA) phối hợp thực hiện cho thấy sự hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến được ưa thích trên toàn cầu đã tăng. Theo đó, 31% số người được phỏng vấn cho biết Việt Nam có thể là điểm đến tiếp theo trong vòng 2 năm tới 6. Trong đó, xu hướng nổi bật là du khách lựa chọn kiểu du lịch thân thiện với môi trường và du lịch văn hóa. Gần 9/10 người cho

biết sẽ chọn sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bảo vệ môi trường tự nhiên, sẵn sàng trả thêm 10% chi phí chuyến đi để giúp môi trường và nền văn hóa địa phương không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động du lịch.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới (WTTC) phối hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF) thì dự báo Việt Nam xếp hạng 6 trong top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016 7.

Như vậy, từ chỗ đứng ở nhóm các nước kém phát triển nhất, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt qua Philippines, chỉ còn sau 4 nước phát triển du lịch hàng đầu trong khu vực là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2008:


Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1996 – 2008


ĐVT: Người



6 tăng 7% so với cuộc khảo sát năm 2006; 5 lý do chính để du khách chọn đến Việt Nam bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên (44%), văn hóa (41%), du lịch mạo hiểm (38%) và con người thân thiện (35%)

7 Montenegro chiếm thứ hạng cao nhất với tốc độ tăng trưởng du lịch là 10,2%. Hạng nhì và hạng ba là Trung Quốc (8,7%) và Ấn Độ (8%). Các hạng từ 4 đến 10 là Rumani (7,9%), Croatia (7,6%), Việt Nam (7,5%),

Latvia (7,3%), Maldives (7,2%), Albania (7%) và Campuchia (7%)


Năm

Lượng khách quốc tế

Tốc độ tăng trưởng

1996

1,607,200

-

1997

1,717,600

6.9%

1998

1,520,100

-11.5%

1999

1,781,800

17.2%

2000

2,140,100

20.1%

2001

2,330,800

8.9%

2002

2,628,200

12.8%

2003

2,429,600

-7.6%

2004

2,927,876

20.5%

2005

3,467,757

18.4%

2006

3,583,486

3.3%

2007

4,200,000

17.2%

2008

4,225,000

0.6%

Tổng cộng

34,559,519

9.7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 - 6


Tổng cục du lịch cho biết số liệu gia tăng khách du lịch ở một số nước khác như: Singapo tăng 14,6%, Malaysia tăng 13 ,4%, Trung Quốc tăng 13,1%, Thái Lan tăng 9,6%, Úc tăng 4,5 %, Mỹ tăng 2,2% so với năm 2007. Như vậy, Với bối cảnh kinh tế hiện nay, suy thoái kinh tế đã làm ảnh hưởng tức thời đến ngành du lịch Việt Nam. Trong năm 2008, du lịch Việt Nam đón gần 4,3 triệu lượt khách quốc tế, chỉ tăng 0,6% so với năm 2007 và thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5 triệu lượt khách quốc tế. Mặc dù không đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra, nhưng năm 2008 Việt Nam cũng đã đạt được những nỗ lực đáng kể, bởi đây là một năm tất bật với các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại được tổ chức thành công, tạo tiếng vang và để lại ấn tượng tốt đẹp cho bạn bè quốc tế như Ngày văn hóa Việt Nam tại liên bang Nga, Nhật Bản, tuần văn hóa du lịch Việt Nam tại Campuchia, Hà Lan… Những chương trình biểu diễn văn nghệ, trưng bày sản phẩm mang đậm nét dân tộc đã không chỉ lôi kéo, thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn bè quốc tế mà còn tạo tiền đề cho những kế hoạch xúc tiến thương mại, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Đi cùng là các chương trình Festival, đặc biệt là Festival Huế năm 2008 và các chương trình văn hóa nhân Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc năm 2008…


2.2.1.5 Bản sắc văn hóa người Huế


Lịch sử hình thành văn hóa Huế đi song song với lịch sử “Chín Chúa mười ba Vua” kéo dài từ 1558 đến 1945 của Nguyễn Triều. Suốt 387 năm để hình thành một nền văn hóa cung đình Triều Nguyễn, kết hợp với văn hóa dân gian mà tạo thành văn hóa Huế. Bản sắc của nền văn hóa Huế mang đậm nét văn hóa cung đình và văn hóa đại chúng bình dân Việt Nam. Chính đây là nguồn gốc sâu xa của một trạng thái tâm lý mâu thuẫn đi tìm cái không bao giờ có của Huế. Tâm lý Huế là nghèo mà sang, vui mà vẫn man mác buồn, sống hiện tại mà vẫn thiết tha về quá khứ nên hiện tượng “Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên” rất phổ biến trong tâm tình người Huế. Và cũng cái tâm lý ấy tạo nên tính cách con người Huế. Theo kết quả khảo sát của một nhóm nghiên cứu của Sở Du lịch Huế thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia, các nhà quản lý tại các sở, ban ngành và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, lữ hành của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy về bản chất và tính cách của con người Huế có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như sau:

- Con người của Huế chậm, không năng động, có thể do nguồn gốc của người Huế vốn thâm trầm, dịu dàng, chưa hội nhập được với tác phong công nghiệp, ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển du lịch. Đây là tính cách của mỗi vùng miền, do đó nếu khi bước vào WTO mà không xoay chuyển được tính cách này cũng ảnh hưởng đến phong cách phục vụ du khách.

- Con người Huế thường thích sống về văn hóa nghệ thuật, đạo đức hơn là làm giàu bằng kinh tế thị trường. Người Huế rất khó chấp nhận những thử nghiệm đổi mới trong lối sống và cả trong ý thức văn hoá của mình

- Người Huế ít đầu tư vào việc sáng tạo ra các sản phẩm do sợ bị mất nghề, bị ăn cắp mẫu mã. Có những sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế nhưng lại được sản xuất từ những địa phương khác, thậm chí có những sản phẩm lưu niệm được sản xuất từ Trung Quốc.


- Người Huế thường sống bằng quá khứ và hình thành chủ nghĩa cục bộ, tâm trạng, không thích thể hiện cảm xúc ra bên ngoài; không tạo được niềm tin khi tiếp xúc, từ đó dẫn đến việc các đối tác có thể cảm thấy bất an khi giao dịch với người Huế.

- Chưa tạo được sự chuyển động chung của cộng đồng trong việc tạo nên sức bật cho du lịch TTH. Con người Huế sống khép kín, không cởi mở và ngại ngùng khi tiếp xúc với các vấn đề mới.

2.2.1.6 Áp lực cạnh tranh.

Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, các chiến lược tiếp thị và nâng cao dịch vụ ngày càng được nâng lên một tầm cao hơn, quy mô hơn. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của Việt nam, trong đó có Thừa Thiên Huế còn rất hạn chế.

Đối với trong nước, sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các điểm đến có khả năng cạnh tranh cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Quãng Nam, Bình Thuận …với những sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao hấp dẫn đối với khách du lịch Quốc tế là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch Huế. Cụ thể:

a) Thành phố Hồ Chí Minh:


Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng GDP của Thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh - di tích lịch sử - văn hóa như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng,


địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu An Phú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm Bưng Sáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái có nhiều chủng loại động thực vật.

Trong năm 2008, ngành du lịch TPHCM đón được 2,8 triệu lượt khách, tăng 3,7% so với năm 2007, nhưng chỉ đạt 93% kế hoạch năm.

Với sự quan tâm của chính quyền Thành phố trong việc phát triển du lịch, ngành du lịch Thành phố đã chủ động tìm kiếm thị trường, xây dựng - làm mới thêm nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp ngày càng thể hiện vai trò, sự năng động của mình; xu hướng liên kết doanh nghiệp trong ngành để cộng đồng sức mạnh, phát huy lợi thế cạnh tranh đang phát triển mạnh không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà còn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch còn chủ động bắt tay liên kết với các tập đoàn doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh như trên thế giới để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định.

Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước, trong đó các khách sạn từ 3 đến 5 sao có khả năng cạnh tranh được với khách sạn các nước trong khu vực về giá cả và chất lượng. Toàn ngành du lịch thành phố có 452 doanh nghiệp lữ hành (215 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 237 doanh nghiệp lữ hành nội địa); 171 khách sạn với 11.028 phòng được xếp hạng 1 – 5 sao (riêng từ 3-5 sao có 38 khách sạn với 6.447 phòng); 630 cơ sở lưu trú với 9.954 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu của ngành.

Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc quảng bá chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên tạp chí Heritage (VietNam Airlines), xuất bản bản đồ mua sắm đạt chuẩn, đăng định kỳ trên Tạp chí Du lịch, báo Sài Gòn Giải Phóng (báo viết và trang online) những điểm mua sắm đạt chuẩn cũng như các


chương trình khuyến mãi của thành phố. Đến nay đã có 50 điểm mua sắm và 13 điểm ăn uống đạt chuẩn du lịch trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, để thu hút khách du lịch, Sở Du lịch đã phối hợp với Sở Thương Mại cùng các ngành liên quan thực hiện các tháng bán hàng khuyến mại.

b) Quãng Nam:


Là tỉnh có nhiều lợi thế về du lịch, nhất là việc sở hữu hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam đã trở thành cái tên khá quen thuộc với nhiều du khách quốc tế. Với 125km bờ biển sạch đẹp, hoang sơ và một tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng, phong phú trải đều ở các địa phương là những thế mạnh của Quảng Nam. Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có những điểm nhấn nổi bật hấp dẫn du khách đến là đảo Cù Lao Chàm, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, thác Grăng, suối nước Lang.

Về cơ sở hạ tầng, Quảng Nam có hệ thống cơ sở lưu trú tương đối hoàn chỉnh với 3.500 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, 24 khu du lịch cao cấp dọc tuyến đường ven biển từ khu công nghiệp Điện Ngọc đến khu kinh tế mở Chu Lai đang được triển khai xây dựng.

Trong những năm gần đây, một trong những việc làm nổi bật của ngành du lịch Quảng Nam là đã thực hiện quảng bá, giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương cũng như đẩy mạnh du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống của mình đến khách du lịch, thu hút khá nhiều khách du lịch tìm đến với Quảng Nam. Và, Quảng Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn với việc tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch lớn như Lễ hội Quảng Nam - Hành trình Di sản, Năm du lịch Quảng Nam…Kết quả là, ngành du lịch Quảng Nam những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng đáng kể về lượng khách đến cũng như thu nhập xã hội từ du lịch.

Ngày 2/4/2008, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020


ngành Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển nhanh và bền vững, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - quốc phòng - an ninh của tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời, phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, cải tạo cảnh quan môi trường, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ trở thành "đầu tàu" lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng còn nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến du lịch Quảng Nam, năm 2008 tỉnh đã đón 2,3 triệu lượt khách tham quan và lưu trú, tăng 7,9 % so với năm 2007 và vượt 8% so với kế hoạch. Doanh thu đạt 769 tỷ, tăng 28,4% so với năm 2007 và vượt 45% kế hoạch 8.

c) Đà Nẵng:


Đà Nẵng với thế mạnh của bờ biển dài hàng chục cây số, thắng cảnh Bà Nà với bốn mùa trong ngày, Ngũ Hành Sơn huyền bí... đã được nhiều du khách biết đến. Hơn nữa, với hai resort đạt tiêu chuẩn quốc tế là Furama Đà Nẵng Resort và Sandy Beach Resort càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ, hấp dẫn của du lịch nghĩ dưỡng biển tại đây.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khách du lịch cũng như nhà nghiên cứu thì Đà Nẵng chưa khai thác hết lợi thế mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho mình mà chỉ mới đóng vai trò là trạm trung chuyển du lịch giữa Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, là trạm dừng chân của du khách trong hành trình tham quan hai địa phương nói trên.

Theo số liệu của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng cả năm 2008 đạt 1.2 triệu khách, tăng 18% so với năm 2007. Trong đó số lượng khách quốc tế tăng 40%, khách nội địa tăng 9%; tổng doanh thu


8 http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=5061&Itemid=146

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí